Vì sao họa sĩ Thành Chương bán vé vào Việt Phủ?

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 6543
  • Tổng lượt truy cập 11,295,358

Fanpage facebook

Ngày đăng: 11/08/2014, 08:51 am

Vì sao họa sĩ Thành Chương bán vé vào Việt Phủ?

“Bán vé tham quan là việc bình thường vì gần 10 năm nay đã làm một việc không bình thường là mở cửa miễn phí. Nay tôi trở lại làm việc bình thường thì có người lại hiểu là không bình thường”. Hoạ sĩ Thành Chương trả lời về việc bán vé tham quan Việt Phủ Thành Chương.


“Bán vé cũng là cách tạo ra một “hàng rào” bảo vệ vô hình và hiệu quả để chúng tôi chọn lọc những người thực sự quan tâm, biết tôn trọng và biết �
“Bán vé cũng là cách tạo ra một “hàng rào” bảo vệ vô hình và hiệu quả để chúng tôi chọn lọc những người thực sự quan tâm, biết tôn trọng và biết �

Từ miễn phí đến… 100.000đ!

Trải rộng 10 ngàn mét vuông trên địa hình bán sơn địa với hơn chục ngôi nhà: nhà hầm, nhà sàn, nhà Thanh Tĩnh, nhà Tường Vân, nhà Đại khoa, Tháp nước, nhà triển lãm, nhà trưng bày cùng hàng ngàn hiện vật văn hóa - lịch sử từ các triều đại Đinh - Lý - Trần – Lê mà họa sĩ đã dày công sưu tầm, lưu giữ từ nhiều năm nay. Việt Phủ Thành Chương đã nổi tiếng không chỉ trong giới văn nghệ sĩ mà gần như cả nước, trở thành nơi thu hút đông đảo bạn bè, du khách trong nước và quốc tế tới tham quan. Hoạ sĩ cho biết, cho đến nay, con số du khách đến với Việt Phủ phải tính đến cả triệu.

Bắt đầu từ dịp tết Kỷ Sửu 2009, Việt Phủ Thành Chương mở cửa các ngày trong tuần, bán vé với mức 50.000đ/lượt/ người khiến du khách bất ngờ. Đã quen với việc không mất tiền nên nhiều người đến cổng Việt Phủ lại quay về.

Tuy nhiên, họa sĩ cho biết, mức giá 50.000đ chỉ là mở thử để lấy ngày từ mùng 8 Tết và sau đó đến 20/2 vừa qua đã dừng lại để chờ in vé chính thức có đăng ký mã số thuế. Sau khi bước vào việc bán vé tham quan thực sự, dự kiến trong tháng 3 tới, mức phí sẽ là 70.000đ/lượt đối với những khách tham quan thường và 100.000đ/lượt đối với những khách tham quan khu vực trưng bày đồ quí.

Chúng tôi đến Việt Phủ đúng lúc một tốp thanh niên gồm 6 người đến cổng, sau khi biết phải mua vé mới được vào tham quan thì họ quyết định quay xe về vì “không đủ tiền”. Một người cho biết: “Em là Nguyễn Văn Hưng là người xã này (xã Hiền Ninh, Sóc Sơn). Trước đây em cũng đã vào Việt Phủ 2-3 lần, chủ yếu là dẫn bạn bè từ các tỉnh khác đến chơi vào tham quan. Lần này em mới biết có quy định phải mua vé vào cửa. Bọn em đi 6 người, nếu mua vé sẽ mất 300.000đ nên tất cả đều quyết định để dịp khác đến sau, vì số tiền ấy khá lớn với những người làm công”.

Một nhân viên làm việc tại Phủ cho chúng tôi biết, thời điểm chưa bán vé, Việt Phủ chỉ mở cửa vào thứ Bảy, Chủ nhật, lại không mất phí nên rất đông khách tham quan. Chính vì khách đông nên quản lý không xuể, nhiều du khách không có ý thức đã hái quả, bẻ cành, thậm chí một số đồ vật được sắp đặt trong vườn, trong nhà đã “không cánh mà bay”, điều này ảnh hưởng lớn tới gia đình. Nhân viên này cũng cho biết, theo anh giá vé 50.000đ là cao, khoảng 20-30.000đ thì hợp lý.

Bán vé tham quan văn hóa là để bảo vệ văn hoá

Hẹn gặp chúng tôi dù đang bận với việc hoàn tất mọi thủ tục cần thiết cho ngày mở cửa, vợ chồng hoạ sĩ trao đổi về những vất vả của người làm nghệ thuật khi bước vào con đường quản lí chuyên nghiệp này.

“Mục đích xây dựng Việt Phủ của tôi không phải để kinh doanh. Nhưng đã gần 10 năm chúng tôi mở cửa miễn phí, giờ chúng tôi đã không đủ sức để gồng gánh nữa. Đã đến lúc “nó” phải tự nuôi “nó” rồi.

Không gian của Việt Phủ Thành Chương

(Ảnh: Hồng Gấm)

Việt Phủ đã từ lâu nổi tiếng là một không gian văn hoá truyền thống và đặc biệt, không gian đó được cảnh quan thiên nhiên và không khí yên bình của vùng đất hỗ trợ rất nhiều. “Sự yên tĩnh, không gian thanh sạch của nghệ thuật là tài sản quý hiếm mà Việt Phủ đã tạo nên. Nếu cứ mở cửa miễn phí mãi thì không thể giữ được không gian đó. Chúng tôi bán vé cho khách tham quan chính là để bảo tồn được những giá trị đó lâu dài.” Hoạ sĩ cho hay: “Có thu phí chúng tôi mới tiếp tục nuôi dưỡng được những giá trị của Việt Phủ, vì chính những du khách phải bỏ tiền ra mua vé vào cửa, họ mới có ý thức trách nhiệm. Gần 10 năm mở cửa miễn phí, gia đình tôi không muốn Việt Phủ trở thành nơi đến của một số người nhố nhăng, vào đây chỉ để lấy chỗ chơi bời. Bán vé cũng là cách tạo ra một “hàng rào” bảo vệ vô hình và hiệu quả để chúng tôi chọn lọc những người thực sự quan tâm, biết tôn trọng và biết ứng xử với những giá trị văn hoá. Việc hưởng thụ một khối lượng văn hóa nghệ thuật đồ sộ như thế này thì việc bỏ ra mấy chục nghìn tiền vé để vào thì là quá rẻ. Bởi lẽ nếu tính theo một cốc nước cam, một ly cà phê hiện thời thì bạn sẽ thấy ngay sự vô lí. Xem một chương trình ca nhạc cũng đã tiền triệu… Có chăng là bấy lâu nay tôi đã không bình thường vì không thu phí, nên đến khi tôi làm cái việc bình thường này thì lại có ai đó thấy là bất bình thường”.

Hoạ sĩ cho biết: “Gần 10 năm nay, phần lớn khách tham quan Việt Phủ đều nói với tôi là phải triển khai việc thu phí, “lấy nó nuôi nó” thì mới dài lâu được. Trên thực tế, rất nhiều người vui mừng khi biết Việt Phủ sẽ chính thức bán vé. Người thực sự quan tâm thì họ cảm thấy như được đóng góp một phần vào việc bảo tồn văn hoá cổ truyền của dân tộc, họ không bị cảm giác phải nhờ vả, mang ơn vì được vào miễn phí. Trong mấy ngày đầu mở cửa thử thu phí, có rất nhiều người ghi vào sổ lưu niệm của Việt Phủ cảm xúc của mình và hẹn sẽ quay lại nữa. Khi cho người ta vào miễn phí mà người ta cảm ơn, cảm xúc nhiều thì mình còn có thể nghĩ đó là lời cảm ơn xã giao. Nhưng khi tôi thử bán vé, lấy tiền của khách mà cũng thấy rất nhiều những lời cảm ơn, những lời xúc động được ghi lại thì tôi tin”.

Chính niềm tin và tình yêu với văn hoá cổ truyền dân tộc đã giúp Thành Chương làm nên một Việt Phủ độc đáo có một không hai này. Hy vọng, với niềm tin ấy, hành trình “làm một việc bình thường” của ông được mọi người đón nhận một cách hết sức bình thường./.

TQ


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=105920#ixzz3A2pLU7zd
doc tin tuc www.xaluan.com

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác