Thổ cẩm tây nguyên - Bước đi sắp tới của Trohbư?

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 2327
  • Tổng lượt truy cập 11,488,951

Fanpage facebook

Ngày đăng: 28/01/2013, 04:19 pm

Thổ cẩm tây nguyên - Bước đi sắp tới của Trohbư?

Category: NHẬT KÝ VƯỜN TROHBƯ -BẢN ĐÔN, Tag: Du lịch,Thổ cẩm tây nguyên Hướng đi ,Việt Nam
08/30/2010 07:24 pm

Đã thành truyền thống, bất cứ cô gái Tây Nguyên nào khi lớn lên đều được người mẹ bày cho cách dệt vải để không chỉ dệt cho mình những bộ váy đẹp mà cho cả gia đình sau này. Những bộ váy đẹp nhất được dành cho những ngày lễ hội, cưới xin khi dân làng tụ họp vui vẻ trong tiếng cồng chiêng, cô gái nào có bộ váy đẹp cũng được coi là người chăm chỉ giỏi giang .

Để có những tấm vải thổ cẩm đẹp với những đường nét, hoa văn độc đáo là cả một quá trình lao động khá công phu và mệt nhọc từ trồng bông, cán bông, kéo sợi, nhuộm màu và dệt. Khung dệt của đồng bào Tây Nguyên tuy đơn giản nhưng rất đa dạng, có loại chuyên dành cho việc dệt váy, dệt chăn, lại có loại chuyên dệt những tấm vải có kích thước nhỏ hơn như là túi thổ cẩm, là khăn địu, là khố...

Dưới đôi bàn tay uyển chuyển của người thiếu nữ, những họa tiết đều mang tính cách điệu cao và thường thể hiện bằng các hoa văn chấm dải, gồm các mô típ: bông hoa, con chim, con ba ba, chiêng, ché, ngà voi...dần được hiện lên với nhiều sự phối trộn màu sắc tinh tế khác nhau. Theo quan niệm của các dân tộc Tây Nguyên: nền vải màu đen đặc trưng cho đất đai mà cả cuộc đời họ gắn bó - lúc sống cũng như lúc chết; màu đỏ biểu tượng cho sự đam mê, cho sự vươn lên, cho khát vọng, tình yêu; màu xanh là màu của đất trời, cây lá; màu vàng là màu của ánh sáng, là sự kết hợp hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Với người Êđê, màu đen và đỏ là 2 màu được ưa chuộng nhất, còn đối với người Thượng là sự kết hợp các sợi màu đỏ, vàng rực rỡ ở "gam màu" nóng tương phản rõ nét với nền đen. Cũng có màu trắng nhưng dường như nó xuất hiện đột khởi nhắc nhở sự tiềm ẩn như đã mờ phai theo thời gian năm tháng để phù hợp với hoàn cảnh sống, canh tác, nơi núi rừng” (Sưu tầm và trích dẫn).

Hôm rồi người Ban mê có một cuộc tiếp xúc rất thú vị. Một bạn ở Ban mê sau khi phát hiện ra Blog Yêu Dak Lak - Nhật ký vườn Trohbư - Bản Đôn đã liên lạc với mình và đề nghị được tham quan  Vườn Trohbư - Bản Đôn.

Người bạn này, thực ra là một cô bé còn rất trẻ nhưng đầy nhiệt huyết và tâm huyết với Tây nguyên. Cô cho biết rằng đang có ý định xây dựng lại thương hiệu cho thổ cẩm Dak Lak – Tây nguyên. Việc đang làm của cô bé hiện giờ là vực lại Hợp tác xã thổ cẩm Ban mê đang sống dở chết dở ở km5 đường Nguyễn Chí Thanh – Buôn Ma Thuột. Cách làm của cô bé là ngoài việc dùng thế mạnh thiết kế hiện đại để thổi hồn cho thổ cẩm theo hơi hướng thời đại để dễ được chấp nhận hơn. Tuy nhiên bản sắc văn hoá sẽ không mất đi mà vẫn được giữ qua hoạ tiết hoa văn và cả không gian dệt thổ cẩm nữa. Mơ ước của cô bé sẽ xây dựng một khu du lịch sinh thái đặc sệt văn hoá Tây nguyên để giới thiệu cho thổ cẩm Dak Lak – Tây nguyên. Tuy nhiên, nếu tiếp tục làm ở Buôn Ma Thụôt thì có lẽ sẽ phải rất lâu nữa mới trình làng được cái không gian mơ ước đấy nên muốn thử tìm kiếm sự hợp tác với Vườn Trohbư - Bản Đôn.

Thực ra vấn đề này với mình không mới, mảng dệt thổ cẩm tại chỗ cũng chính là cách giới thiệu tốt nhất văn hóa tây nguyên. Chính mình cũng ước mong như thế và điều đó cũng đã được định hướng trong Dự án Đầu tư khai thác Vườn Trohbư - Bản Đôn (Xem thêm: Giới thiệu dự án Trohbư ).

Sẽ rất hay nếu sự kết nối này đi đến thành công. Chỉ cần mở thêm một chi nhánh nhỏ của Hợp tác xã thổ cẩm Ban mê ở Trohbư hoạt động thường xuyên nữa là trên cả tuyệt vời. Lâu nay bà con buôn Niêng, buôn Kó Đung vẫn duy trì nghề dệt truyền thống của ông bà mình để sử dụng trong gia đình và làm gia công cho các khu du lịch ở Dak Lak... Họ rất muốn có một đơn vị đỡ đầu để mở rộng sản xuất hơn và từng làm việc với mình nhưng mình lúc đó không dám nhận lời vì sợ đầu ra chứ thực sự cũng mê lắm.

Có lẽ sắp tới mình sẽ xúc tiến vấn đề này, cơ hội thì rõ ràng rồi, ngôi nhà dài mà ngắn của mình có thể để 8-10 khung dệt hoạt động thường xuyên. Nó sẽ vừa vui cửa vui nhà vừa tạo công ăn việc làm cho bà con các buôn xung quanh cho thêm phần gần gũi...

Trohbư nhà mình nếu được như thế lại sẽ tiến thêm được một bước dài trong việc biến dự án xa vời sớm trở thành hiện thực. Chỉ có điều là không sớm kiếm ra đối tác kinh doanh thì càng mở rộng càng chết mình mất thôi. /.

TênTên at 09/22/2010 07:39 pm comment

Em đang học Khởi sự kinh doanh và ý tưởng của bọn em cũng gần giống như của cô bạn mà anh đã nói đến ở trên. Bọn em đang thực hiện khảo sát thị trường, anh giúp em check 1 phiếu nhé. Thank anh! http://www.sirvina.com/WebSurvey/129293738877500000/59864F.aspx

TênTên at 09/20/2010 11:48 am comment

Anh tới Kon Tum đi, em mời anh đi EVA, e là dân Kon Tum nè.

Thèm quá nhưng mà hơi khó, đi xa dễ đi gần khó, nhưng biết đâu đấy, anh mê nhà thờ gỗ Kon tum mà chưa có dịp thăm nè!

Minh at 09/05/2010 10:50 am comment

Anh đến Eva còn ấn tượng hơn. Mỗi cành cây, ngọn cỏ, mỗi cái bàn cái ghế hay mỗi thân tượng đều giản dị mà tinh tế, mỗi khoảng không gian đều có chiều sâu mà lại thân thiện. Hix! Nhắc đến lại thấy nhớ quá. Nhưng mà bài đó ko phải của em. Thấy hay nên rinh sang nhà mình :))). Tự nhiên thích làm muỗi giữa mùa sốt rét, koi chừng nát nát bét lúc nào mà ko hay Khi nào anh in lại card nhớ post lên cho bà con chiêm ngưỡng nhé. Sao mà comm bên này vất vả thế :(( Hôm trc còn ko lưu đc.

Anh chưa được biết cái quán Eva này nhưng thấy em tả mà mê quá. Khi nào có dịp phải cố gắng ghé mới được. Góp ý cho Không gian cà phê quán của anh với. Card in xong trước 2/9 rồi. Lần sau in anh sẽ lưu  ý thợ để cho nó đẹp hơn!

Minh at 09/03/2010 08:59 am comment

Mỗi ngày Trohbu lại tiến thêm 1 bước để hoàn thiện mình. Nhưng mà anh sẽ còn mỏi lém đóa. Cố gắng nhé!

Anh bị ấn tượng bài cà phê EVA bên Kon tum của em, thích làm muỗi quá!

Hy Chân at 08/31/2010 10:38 pm comment

Huhu, anh Hung ui. Le 2 - 9 nay e ko ve duoc ui. Chuc anh va moi nguoi zui nhen. tiec ghe ah, hen dip khac tai ngo vay.

Black Berry at 08/31/2010 10:13 am comment

Bác Hưng đa dạng quá ngưỡng mộ ghê luôn...

NTK Vì Cộng Đồng at 08/30/2010 09:05 pm comment

Nếu đã vạch ra đề án kinh doanh  thì   'đầu ra cho sản phẩm" là phần quan trọng nhất. Thông thường các mặt hàng thổ công mỹ nghệ đi đôi với truyền thống, do người dân tộc thực hiện và chỉ được "phát huy" ở nơi có nhiều du khách tham quan, đặc biệt là khách nơi xa đến. Đó là em mới chỉ nói vấn đề kinh doanh tại chổ, còn "tấn công" ra thị trường bên ngoài lại là một chuyện khác. Anh nghĩ sao về ý kiến của em?

Anh không dám nghĩ nhiều về chuyện đó, chỉ hợp tác trong phần sản xuất và khai thác lợi thế của nó trong du lịch trohbư mà thôi. Còn kinh doanh nó thì vượt xa tầm của anh rồi, mỏi rồi, ko dám đâu.

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác