Ở Troh Bư có một loài hoa dại mà mình rất mong chờ mùa hoa của nó đến. Loài hoa đẹp mê hồn nhưng lại có 1 cái tên ...kì cục, chả làm người ta liên tưởng được đến vẻ đẹp của hoa ...hoa Ngót Nghẻo. Thực ra hình như mình đã có viết giới thiệu về nó một lần rồi, nhưng đến mùa hoa này...lại sướng ...nên không thể...không khoe. Hihi!
(Ảnh này là hoa ngót nghẻo vườn Troh Bư đựơc đang trên Wi Wi ki luôn ý)
Thường thường cứ vào mùa mưa được chừng một tháng, mình lại đón chờ sự kiện này. Nó giống kiểu như ...người Nhật Bản mong chờ mùa hoa Anh Đảo hay mình...mong chờ mùa ...Muồng hoa đào trong vườn Troh Bư. Hôm rồi vào thấy nó nở hoa tưng bừng, thật tiếc là không mang máy ảnh nên chả có hình để khoe. Hôm nay hết giờ làm việc chạy vào chụp thì...hơi tối. Hihi!Quá đẹp đúng không mọi người? Chính vì vậy mà mình phải để hẳn 1 đám...rừng hoang, ứ dám đụng chạm vào để bảo tồn loài hoa hoang dại nhưng lại là món quà quý thiên nhiên ban tặng cho Troh Bư này. Hihi!
Hihi! Tại mê quá nên dù thông tin về nó trên mạng ...hơi bị ít nhưng mình vẫn mình sưu tầm ...hơi nhiều bài giới thiệu về nó đâyyyyyyyyyy
Hoa Ngót Nghẻo, tên khoa học: Gloriosa superba L.
Mô tả:
Cây sống lâu năm do có thân rễ phình lên thành củ nạc mọc tập trung thành bụi dày, thân vươn dài, quấn hay bòn trên các cây khác. Thân mềm, nhẵn bóng. Lá mọc cách, mọc đối hay mọc vòng, phiến lá gần như sát với cành và ở đỉnh kéo dài thành tua cuốn giúp cây vươn lên cao.
Hoa mọc đơn độc hay xếp sát nhau thành ngù giả ở ngọn cành. Hoa lớn đẹp, rất hấp dẫn vì có dáng kỳ lạ. Bao hoa 6 mảnh lớn trải rộng, hơi có cựa, khi nở có thể cong lại về phía cuống hoa để lộ toàn bộ phần nhụy, nhị, hình giải, mép răn reo lượn sóng màu đỏ rất đẹp ở hai phần ba phía đỉnh, còn phần dưới có màu vàng tươi. Màu sắc chuyển tiếp dần và rất hài hòa. Nhị 6 chiếc, có chỉ nhị rất to, dài, bao phấn màu vàng tươi, đính lưng và lắc lư rất duyên dáng. quả nang mở 3 mảnh, thuôn dài, nhiều hạt, khi chím màu đỏ tươi.
Hoa nở rải rác gần như quanh năm, thường tập trung vào mùa hè và mùa thu.
Phân bố:
Cây có nguồn gốc từ các nước châu Á và châu Phi nhiệt đới. Cây mọc hoang dại ven biển, vùng đồi núi nước ta và được gây trồng rộng rãi làm cây thuốc và làm cảnh.Tuy nhiên cây có chứa chất độc colchicin, superbine, glucosine. Độc nhiều nhất ở rễ củ. Chất độc đáng lưu ý có trong cây là colchicin rất độc, chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng cũng đủ gây chết rất nhanh. Ngộ độc do ăn phải cây ngọt nghẹo gây bệnh cảnh cấp tính sau 2 - 6 giờ, đau rát miệng, khát nước sau đó nôn, buồn nôn dữ dội, đau bụng và tiêu chảy, tiêu máu nặng dẫn tới trụy tim mạch, rối loạn tri giác, co giật, suy hô hấp, tiểu máu, thiểu niệu. Diễn tiến xuất huyết, thiếu máu, yếu cơ vào những ngày thứ 2, thứ 3 tiếp theo. Nếu qua khỏi thường bị rụng tóc xảy ra sau 1 - 2 tuần
Cây thường được trồng bằng thân rễ (gọi là củ nạc) hay hạt. Cây trồng khá phức tạp và dễ ghép chiết. Cần bảo quản rễ mềm cho tốt và làm giàn che lúc còn non.
Hiện nay các nhà vườn còn tạo ra chủng: Gloripsa superba Linn. var. grandiflora Hort. Cho hoa lớn màu tươi, đậm hơn.
(Tài liệu dẫn: Cây cảnh, hoa Việt Nam - Trần Hợp - trang 60.)
Ngót nghẻo, Ngắc nghẻo - Gloriosa superba L., thuộc họ Tỏi độc - Melanthiaceae.
Có rất nhiều hoa nắm bắt được sự chú ý của tất cả mọi người trên thế giới tuy nhiên, không loài nào có cả sự quyến rũ và nguy hiểm như Lily Gloriosa. Thực vật kỳ lạ này có nguồn gốc Nam Phi và Đông Nam Á. Nhưng cũng giống như bất kỳ thực vật kỳ lạ khác, nó đã thích nghi tốt với môi trường xung quanh. Trong thực tế, nó có thể sống sót trong các điều kiện môi trường khác nhau. Nhưng để phát triển tốt vẫn là miền nhiệt đới với khí hậu mát mẻ.
Lily Gloriosa có tên khoa học là Superba Gloriosa, ở Việt Nam thường gọi là ngót nghẻo, ngắc nghẻo, thuộc họ Tỏi độc - Melanthiaceae. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị bệnh phong, các bệnh về da, trĩ, đau bụng, rắn cắn và bò cạp đốt. Người ta còn dùng bột củ tươi làm thuốc đắp vào vùng bụng dưới kích thích sự đau đẻ và như là thuốc gây sẩy thai. Tinh bột thu được khi ngâm rửa củ dùng uống làm thuốc dịu để trị bệnh lậu. Dịch lá dùng để diệt chấy và các vật ký sinh ở tóc.Thường dùng dưới dạng thuốc đắp. Liều uống trong không được quá 0,5 g mỗi ngày.
Ở nước ta, có người dùng lá giã ra trị ghẻ khoét (ghẻ ăn miệng như nồi vôi), nhưng có thể trồng để chiết chất colchicin thay vì phải trồng loài Tỏi độc - Colchicum autumnale phải nhập.
Cây mọc ở đất, có thân bò, leo cao 1-1,5m nhờ đầu lá biến thành vòi quấn, láng, trắng hay vàng. Hoa to, dẹp, đính cạnh các lá ở ngọn. Đài và tràng như nhau, vàng ở gốc, đỏ ở đầu lúc mới nở, rồi đỏ đậm, mép nhăn nheo. Nhị to, chỉ nhị đỏ, vòi nhuỵ ngang. Quả nang dài 4-5cm, có 3 ô, mở vách. Mùa hoa vào tháng 5-6, mùa quả tháng 6-8 Cây thường được thấy ở các tỉnh phía Nam từ Huế đến Bình Thuận.
Một thông tin rất thú vị, Superba Gloriosa còn là quốc hoa của Zimbabwe và được quốc gia này bảo hộ và có một luật cấm hái loài hoa này.
Lily Gloriosa có vẻ đẹp tinh tế đầy quyến rũ nhưng thật rất nguy hiểm. Vì vậy, tốt hơn để thưởng thức những bông hoa từ một khoảng cách an toàn HUỆ QUANG - LE GLORIOSAHoa đẹp mà độc quá, giống cái tên của nó ghê! :D Chắc sau ni anh phải làm cái biển có ghi: Hoa Ngắc Nghẻo, đụng vào cũng Ngắc Nghẻo lun, nên cẩn thận! ^^
Hihi! thế là...nó có thêm tên nữa à
Bữa nào em xin giống bác nhé!
Nhất trí cao, anh cũng đang tính ..nhân giống giống hoa xinh đẹp này mừ.
Nguyen Kim chi
30/05/2014, 09:35 am