Khai thác tiềm năng kinh tế trang trại gắn với du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 3011
  • Tổng lượt truy cập 11,489,635

Fanpage facebook

Ngày đăng: 29/07/2014, 03:15 pm

Khai thác tiềm năng kinh tế trang trại gắn với du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng


Thứ tư, 07 Tháng 5 2014 07:32

 

Đà Nẵng là Trung tâm kinh tế văn hóa không chỉ ở miền Trung- Tây nguyên mà còn là đầu mối giao lưu của cả nước và Quốc tế.  Trong những năm qua, phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển kinh tế trang trại nói riêng có những kết quả đáng trân trọng. Tuy gặp nhiều khó khăn do tốc độ đô thị hóa, đất nông nghiệp vùng ven đô ngày càng thu hẹp, người nông dân trước tiên vì kế mưu sinh cộng thêm tính cần cù sáng tạo pha chút táo bạo đã mạnh dạn khai phá vùng bán sơn địa phát triển kinh tế trang trại ở buổi ban đầu khó khăn. Song trời không phụ lòng người nhờ biết lấy ngắn nuôi dài từ trang trại kinh tế vườn đồi thuần túy nông nghiệp chuyển dần sang kết hợp du lịch sinh thái.

 

Với những ý nghĩ phát triển nông nghiệp theo hướng du lịch sinh thái đã được một số hộ nông dân áp dụng và đang từng bước khẳng định nó. Huyện Hòa Vang là vùng ven đô với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, mục tiêu mà ngành nông nghiệp &PTNT thành phố nhắm đến là xây dựng vùng sản xuất rau chuyên canh, làng hoa, làng nấm, làng cá nước ngọt, làng sinh thái ven đô là nơi nghỉ cuối tuần của cư dân nội thành và khách tham quan du lịch trong nước và Quốc tế.

 

Có thể khẳng định, sự ra đời của loại hình kinh tế trang trại, đặt biệt là các trang trại trồng rừng kinh tế trở thành các điểm du lịch điển hình như trang trại ông Nguyễn Phước Hùng ở thôn Phú Túc, xã Hòa Phú nay có tên gọi là khu du lịch sinh thái Suối Hoa, trang trại ông Nguyễn Văn Nhu ở phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, trang trại ông Nguyễn Thế Tiến (Thủy Sơn Vân) ở Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu. Những khu du lịch này là điểm đến lí tưởng cho du khách gần xa. Du khách đến đây được thả hồn giữa không gian trong vắt, vẫy vùng giữa dòng suối mát, yên tĩnh thư giãn dưới tán cây rừng và tận hưởng những đặc sản miền sơn cước, mọi lo toan phiền muộn của đời thường tan biến. Ngược thời gian về trước vào năm 1997 ông Hùng chọn khu vực này lập vườn ươm cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng. Ông dựng lán trại ven suối và cứ thế cần mẫn với việc ươm cây. Vườn ươm của ông đã cung cấp hàng chục triệu cây giống cho rừng phía tây xã Hòa Phú. Dần dà ông lập trang trại với diện tích 34 ha bao gồm diện tích trồng rừng 30 ha, trồng tre lấy măng 01 ha, cây ăn quả 01 ha, chăn nuôi heo rừng, đào ao thả cá 01 ha….Mãi đến năm 2000 ông bắt đầu mạnh dạn đầu tư du lịch và đến 2007 du lịch Suối Hoa đã đi vào khai thác. Có lẽ ít nơi nào kinh tế trang trại và du lịch sinh thái kết hợp, bỗ trợ cho nhau hài hòa và hiệu quả như ở Suối Hoa. Nguồn thu hàng năm ngoài các dịch vụ bán vé tham quan, phục vụ ăn uống, dịch vụ cho thuê…khu du lịch còn thu được từ sản phẩm măng tre điền trúc, thu từ hoa cây cảnh, rừng keo lá tràm. Bên cạnh đó khu du lịch còn phục hồi văn hóa phi vật thể của người Cơ Tu bằng việc mua sắm, phục chế các nhạc cụ truyền thống của dân bản thôn Phú Túc, chọn lọc đào tạo các nam thanh nữ tú của làng tiến đến thành lập câu lạc bộ âm nhạc Cồng chiêng Puhuei, vốn là nền văn hóa bản địa của dân tộc Cơ Tu hiện đang sống trên mảnh đất Quảng Nam và Đà Nẵng. Tương tự, khu du lịch sinh thái Thủy Vân Sơn của anh Nguyễn Thế Tiến ở Hòa Hiệp Bắc cũng đi lên từ trang trại trồng rừng. Từ khu đồi cheo leo đầy đá tảng và con suối nhỏ dưới chân núi, người cựu chiến binh này đã xây dựng thành điểm du lịch hấp dẫn với nhiều loại trái cây được du khách ưa thích.

 

 

Khu du lịch sinh thái Suối Hoa

 

Tóm lại có thể nói rằng hiếm có địa phương nào như thành phố Đà Nẵng có địa hình nhìn ra Biển Đông, dựa lưng vào núi, từ Trung tâm thành phố đi về phía Tây chừng 30 km sẽ tận mắt nhìn thấy không gian xanh trùng điệp, ẩn khuất trong đó là những công trình kiến trúc muôn màu muôn vẻ như: khu dự trữ thiên nhiên Bà Nà- Núi Chúa. Đi về phía Bắc sẽ nhìn thấy quần thể du lịch Nam Hải Vân như Thủy Vân Sơn, khu du lịch Suối Lương. Nhìn về phía Đông Nam có bán đảo Sơn Trà men theo bờ biển dài, sẽ có quần thể du lịch dưới chân đỉnh núi, đây là khu rừng nguyên sinh với hệ động thực vật rất phong phú đang ngày càng phát huy tiềm năng du lịch sinh thái.

 

Mô hình kinh tế trang trại kết hợp du lịch sinh thái đang được nông dân Đà Nẵng triển khai khá có hiệu quả. Hoạt động kinh tế này rất cần được nhân rộng, bởi cánh Tây huyện Hòa Vang có thể kết nối di tích văn hóa với di tích lịch sử từ di tích đình làng cổ Túy Loan, nhà Gươi Hòa Phú, khu căn cứ huyện ủy Hòa Vang, Ngầm đá nhảy, Hang đá Nhà thương… Để khai thác tiềm năng nói trên trong thời gian đến cần phát huy vai trò công tác khuyến nông đô thị theo phương châm “Bốn tại chỗ”: Sản xuất, chế biến, tiêu thụ và thu tiền tại chỗ, lúc đó hiệu quả kinh tế sẽ tăng lên gấp nhiều lần so với hiện nay./.

 

Ngô Thị Kim Cương - Trung tâm KNNL

 

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác