Giới thiệu Tour đang xây dựng của vườn Trohbư - Bản Đôn

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4938
  • Tổng lượt truy cập 11,293,753

Fanpage facebook

Ngày đăng: 29/01/2013, 12:18 pm

Giới thiệu Tour đang xây dựng của vườn Trohbư - Bản Đôn

Category: Cẩm nang du lịch Dak Lak - Tây nguyên, Tag: Du lịch,Du lịch vườn Trohbư,Việt Nam
12/03/2010 06:52 am

I. Phần ở vườn Trohbư:

Với định hướng Trohbư sẽ là điểm nền cho tour này, du khách sẽ dùng cơm ở đây để thưởng thức văn hoá ẩm thực Tây nguyên và ở lại  để trải nghiệm một Đêm Tây nguyên huyền thoại. Một số điểm đến của du lịch Buôn Đôn sẽ được ghép thêm vào chỉ với mục đích làm hấp dẫn thêm cho tour nếu cần (Vườn Trohbư của tôi ).

Vì vậy, nếu là Tour 1,5 ngày thì sau khi vào Bản Đôn, cố gắng cho khách về vườn Trohbư trước 11h là hay nhất. Đây là một khu vườn cảnh tư nhân đẹp, rất tây nguyên và rất rừng.  Ở Trohbư du khách sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu về văn hoá cà phê tây nguyên, thưởng thức những ly cà phê rang xay theo kiểu truyền thống hoặc hoà mình, trải nghiệm cuộc sống của một chủ đồn điền cà phê thập niên năm mươi, khi tây nguyên còn bị xem là vùng sơn cước (Giới thiệu Tour trải nghiệm cuộc sống của một điền chủ cà phê Ban mê ). Du khách còn được chiêm ngưỡng vườn lan tự nhiên của rừng Dak Lak, nơi đây đang từng bước cựa mình để tiến đến mục tiêu trở thành một công viên lan rừng. Được tự tay thử gõ dàn Chiêng đá (Goong Lú) có một không hai

Trohbu 2910 49.jpg

Chiêm ngưỡng chiếc thuyền độc mộc to nhất Việt Nam

Khach trohbu 081011 02.JPG

Và có thể là tham gia tour tát cá để hoà mình vào cái huyền thoại ngày xưa mà vùng đất này mang tên (Mời thử tour tát cá trong vườn Trohbư )...

Chiều, 1h30 bắt đầu tour tham quan vườn và nghe giới  về huyền thoại lũng cá lóc cùng sự hình thành của buôn Niêng, một buôn làng cổ có nhiều chiêng, chóe nhất vùng tây nguyên.

Nếu đủ thời gian hoặc tùy theo yêu cầu, du khách có thể được dẫn đi tham quan bến nước buôn Kó Đung. Nơi đây vẫn giữ nguyên vẹn tập quán sinh hoạt cộng đồng  và lấy nước ăn như hàng trăm năm trước ( Bến nước ở Tây nguyên).

Ngoài ra, du khách còn có thể đi tham quan ngôi nhà dài cổ được xem là giá trị nhất của Dak Lak cho tới thời điểm hiện tại nằm ở Buôn Niêng gần đó (Nhà sàn cổ Buôn Niêng ). Trong căn nhà sàn này hoặc nếu thời gian không cho phép thì sẽ là ngôi nhà dài trong vườn Trohbư,  du khách sẽ được nghe giới thiệu về lịch sử, phong tục, tập quán của người Êđê. Tìm hiểu từ cách lên cầu thang, cách ngồi vào vị trí nào trong căn nhà dài, đến bộ chiêng bộ ché, trống, K' pan...  Cái cách người con gái Êđê hò hẹn khi đến tuổi cập kê cũng như cách cô ta “bắt chồng” khi muốn chung sống với người mình yêu…Đặc biệt là được nghe và xem diễn tấu Cồng Chiêng trong một không gian cồng chiêng đúng điệu.

Chiều tối, tùy theo yêu cầu của khách có thể đốt lửa trại vui chơi hay ăn cơm giao lưu văn nghệ có đốt bếp lửa trên sàn. Du khách sẽ tiếp tục được thưởng thức đặc sản ẩm  thực vùng miền như các món gà nướng, Heo đốt dân dã   uống rượu cần và rượu Ama Kông ... mang thương hiệu Trohbư rất đặc sắc. Đặc biệt du khách có thể tham gia trực tiếp vào những món hấp dẫn  như nướng gà, đốt heo (Món gà nướng trong vườn Trohbư ).

Khach trohbu 081011 06.JPG

Còn nếu thời gian ngắn thì có thể bỏ hẳn phần đi tham quan Bản Đôn. Tập trung ở ngay vườn Trohbư vào buổi sáng để thưởng thức những phin cà phê tự pha. Chuyển phần tham quan nhà dài cổ lên ngay buổi sáng, sau khi sang bến nứơc xong, du khách sẽ đi bộ theo lối mòn về vườn cũng đã đủ hết ngày rồi. (Mời thử tour đi bộ của Trohbư cùng người Ban mê)

I. Các sản phẩm kết hợp: Vì đây là một tour quá mới và nếu chỉ ở mỗi trong vườn thì khó gây ấn tượng. Vì vậy cần kết hợp với những điểm có sẵn trong vùng Bản Đôn để  phong phú thêm sản phẩm của tour.

Lựa chọn 1. Đi thăm vườn quốc gia Yók Đôn

Sáng tập kết ở Văn phòng vườn quốc gia. Nghe giới thiệu về khu vườn quốc gia có diện tích lớn nhất nước. Có hệ sinh thái rừng Khộp rất đặc trưng của Tây nguyên. Nơi đang có dự án  xây dựng thành Khu bảo tồn loài voi châu Á đang bên bờ đe dọa tuyệt chủng. Nghe giới thiệu về lịch sử hình thành và văn hóa săn bắt voi của Bản Đôn huyền thoại (Đi chơi vườn quốc gia Yok Đôn cùng với người Ban mê ).

Từ đây Du khách sẽ được cưỡi voi vượt sông serepôk để cảm nhận cái thú khó tả của việc lắc lư trên lưng con vật nuôi to lớn nhất nhưng rất đỗi hiền lành của rừng xanh sang vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt của vườn.

Qua bên kia sông du khách có thể lựa chọn tour đi bộ chinh phục đỉnh Yók Đôn cách bờ sông chừng 20km nổi lên như ốc đảo xanh giữa vùng rừng khộp mênh mông hoặc đi bộ đến thác Phật, một ngọn thác rất đẹp nàm cách văn phòng vừơn quãng 10km.  Trên đường đi du khách sẽ tìm hiểu thêm về hệ động thực vật của vườn.

Nếu là tour 1 ngày thì khách sẽ lên xe ô tô địa hình từ chân đỉnh Yók đôn về đi thuyền máy qua sông, hoặc đi thuyền máy dạo sông Sê repok thêm một đoạn từ Thác Phật  về văn phòng vườn QG nơi để xe ô tô, để kịp về vườn Trohbư, tâm điểm chính của Tour trước 11h.

Nếu là tour hai ngày thì du khách sẽ ăn trưa ngay trên đỉnh Yok Đôn và tối về đốt lửa cắm trại ăn tối, ngủ võng hoặc túi bạt bên Thác Phật. Hoặc ghép phần lựa chọn 2 là đi thăm làng đảo Bản Đôn nhưng bắt đầu bằng bữa trưa trên sàn  cầu treo, chiều tối về với vườn Trohbư.

Lựa chọn 2. Thăm làng đảo Bản Đôn

Theo tiếng Êđê và M’nông thì  Buôn có nghĩa là làng nhưng ở vùng này do cư dân chủ yếu là người lào nên ngày xưa được gọi là Bản cũng theo nghĩa thế.  Đôn có nghĩa là đảo và người ta đặt tên này là Bản Đôn vì xuất phát của vùng này là một ngôi làng nhỏ nằm trên một ốc đảo bên  dòng sông Sêrêpok, đoạn gần  thác Bảy nhánh. Tuy nhiên hiện tại nơi ta đến du lịch là  khu làng đảo mới có Du lịch cầu treo.  Tại đây, vào mùa xuân, khoảng tháng 3 âm lịch có tổ chức hội đua voi truyền thống hàng năm với sự tham gia của Voi nhà đến từ khắp nơi với sự thi tài điều khiển của những chàng trai M’nông, Êđê, Lào. Ở đây còn có một cái cầu treo thô sơ được bắt trên cây rất ấn tượng với khách du lịch khi đến với Bản Đôn.

Điểm kế tiếp đáng chú ý khi đến với bản Đôn là khu Lăng mộ vua săn voi nằm trong quần thể nghĩa địa của buôn Yang Lành với những ngôi mộ được trang trí bằng tượng nhà mồ, một nét rất đặc trưng của văn hoá Tây Nguyên. Ở đây Du khách sẽ tiếp tục được nghe kể chuyện về  vua săn bắt voi và những truyền thuyết liên quan về đàn voi nhà được săn bắt và thuần hoá tại đây. Danh hiệu vua Xiêm (Thái Lan) ban cho N' Thu K' Nul, một nhân vật lịch sử có thật đã trở thành một huyền thoại của vùng Bản Đôn nổi tiếng về truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Ông là người dân gốc, được coi như người khai sinh ra Bản Đôn với nghề săn bắt thuần dưỡng voi. Trong đời ông đã bắt được và thuần dưỡng hơn 340 con voi rừng, trong đó có một con bạch tượng rất quý được ông đem tặng cho vua Xiêm và đổi lại được ban cho danh hiệu Khun Yu Nốb tức vua voi. Ngoài con Bạch Tượng kể trên, Buôn Đôn từng có một được dành tặng vua Bảo Đại và một được Ngô Đình Diệm, Tổng thống chế độ ngụy quyền cũ thu nhận.

Quần thể khu lăng mộ của Khun Yu Nốb dễ dàng nhận biết từ xa với một ngọn tháp trắng vút lên trời, nổi bật trong cả nghĩa trang. Thực ra đây chính là mộ của một ông vua săn bắt voi khác tên là R'leo K'Nul là  người cháu ruột kế thừa cương vị vua voi của ông. Ông cũng  là người nổi tiếng với việc  săn bắt và thuần dưỡng trên ba trăm con voi rừng. Mộ R'leo K'Nul được xây theo mô típ hình chóp nhọn của dân tộc Cam Pu Chia và do chính vua Bảo Đại cho người sưu tầm kiểu dáng và xây dựng để cảm tạ về con voi trắng mà vua voi tặng cho ông cùng công xây dựng đội tượng binh hoàng gia. Mộ của Khun Yu Nốb ở ngay bên cạnh, có kiến trúc M'nông và Lào với mô típ hình khối đơn giản trên có trang trí hình búp sen ở bốn góc và đỉnh mộ. Do hai ngôi mộ liền kề nhau và kết hợp hài hòa như một nên chính là lý do vì sao người ta hay nhầm tưởng đây là một ngôi mộ duy nhất và mộ R' Leo mới là mộ vua voi Khun Yu Nốb  ( Mộ Vua Voi Khun Yu Nốb ở Bản Đôn ).

Ngoài ra, ở  Bản Đôn đang còn một di tích khác liên quan đến huyền thoại vua voi đó là ngôi nhà cổ được giới thiệu có niên đại gần 120 năm tuổi. Đây chính là ngôi nhà của vua voi Khun Yu Nốb. Được làm hoàn toàn bằng các lọai gỗ tốt của rừng già Buôn Đôn như Hương, Căm xe, Cà chít... nên trải qua hơn trăm năm mưa nắng khắc nghiệt của Tây Nguyên, ngôi nhà vẫn giữ được gần như nguyên vẹn nét kiến trúc ban đầu đặc biệt là lớp mái ngói gỗ cà chít được đẽo bằng tay. Hiện nay ngôi nhà được công nhận như là một di sản văn hóa, kiến trúc, lịch sử của ĐắkLắk.

Ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ từ hệ thống cột kèo, khung sàn, vách đến các hoa văn trang trí nội thất, các chất liệu thay cho đinh, vít, chốt...  . Phần mái là phần đặc biệt nhất của ngôi nhà với loại ngói gỗ được đẽo gọt theo hình dáng viên ngoí để lợp. Kiến trúc ngôi nhà là kiểu nhà của dân tộc lào với sàn cao, mái nhọn. Ngôi nhà được thiết kế theo kiến trúc Lào, nhà sàn, hai đầu hồi mái nhọn thon vút, ba gian có thể tháo rời  ra từng phần.

Ngôi nhà được khởi công xây dựng vào ngày 07/10/1883 do một nghệ nhân ngành mộc nổi tiếng người Lào là Khavivôngsao trực tiếp đảm nhận thiết kế và xây dựng. Với cương vị là một tổng thầu và là chỉ huy thi công thi công ngôi nhà, nghệ nhân Khavivôngsao đã tuyển chọn một đội ngũ thợ  lành nghề gồm 14 thợ chính hơn 10 thợ phụ, đồng thời huy động hơn 18 voi tham gia khai thác gỗ và hỗ trợ dựng nhà. Người ta ước tính đã sử dụng hết hàng trăm mét khối gỗ tốt như: Căm xe, cà chít, cẩm lai … tạo dựng ngôi nhà này. Riêng phần mái lợp ( 2cm x 12cm x 25cm ) đã có đến 7,5m khối gỗ cà chít được sử dụng .

Thời gian thi công kéo dài 1 năm 4 tháng 12 ngày ( tổng trị giá ngôi nhà là 12 voi có nhà dài ), đến ngày 19 tháng 2 năm 1885 ngôi nhà chính thức đưa vào sử dụng. (Lễ tân gia trị giá 22 trâu )

Năm 1929, do một trận đại hoả hoạn, ngôi nhà được tháo ra và di chuyển đến địa điểm hiện nay cách địa điểm ban đầu hơn 1km về phía Nam và cuối cùng được đặt tại đây và theo sự tàn phá của thời gian cũng như khó khăn trong việc tìm nguyên liệu bổ sung, tôn tạo kiến trúc ba gian mái nhọn của nhà người Lào nay chỉ còn hai.

Khi tham quan ngôi nhà này, du khách sẽ có dịp tìm hiểu, khám phá về cuộc sống con người Tây Nguyên, xem các công cụ săn bắt thô sơ, và đặc biệt là các sản phẩm đặc sản từ rừng như những vị thuốc của thiên nhiên. Trong căn nhà, nhiều vật dụng liên quan đến vua voi Khun Yu nốb vẫn được giữ gìn cẩn trọng như chiếc mâm đồng treo trên vách, những dụng cụ để săn bắt voi như sợi dây làm bằng da trâu, những chiếc tù và, xà gạc, gùi… nằm khép mình trầm mặc bên cạnh chiếc bếp lửa truyền thống. Ngôi nhà hiện đang được người cháu gái của ông trông giữ (Nhà sàn cổ ở Bản Đôn )

Nếu muốn kéo dài tour thì sau khi rời ngôi nhà cổ chúng ta sẽ cho du khách đi tham quan chiếc  cầu treo trên cây như đã giới thiệu ở trên, cho du khách nghỉ ngơi, ăn trưa trên những sàn gỗ trên cây trên chính hệ thống cầu treo (CẦU TREO BẢN ĐÔN ). Chiều du khách cưỡi voi vượt sông sáng tham vườn quốc gia như lựa chọn 1 trước khi  lên xe về với vườn Trohbư và chuẩn bị cho kế hoạch chơi buổi tối. Còn nếu tour ngắn chúng ta sẽ kết thúc ngay phần đi tham quan Làng đảo Bản Đôn vào lúc 10h sau khi đi chơi cầu treo, để về vườn Trohbư vào lúc 11h giống như đối với lựa chọn 1.

Nhiều Du khách đã đến nơi dây và không thể nào quên với những Đêm Tây nguyên huyền thoại trong vườn Trohbư (Đêm không ngủ trong vườn Trohbư ). Vậy tại sao bạn lại không chọn nơi này làm điểm đến và thử một lần xem sao nhỉ?

 

 

 

hoang at 12/07/2010 09:14 pm comment

Anh xem thử tour này áp dụng cho vườn mình đc ko nha đây là chương trình em làm   dựa vào đặc điểm của vườn thôi , vì em chưa vào vườn nên cũng ko rõ lắm nên chỗ nào chưa hợp lí anh có thể sửa lại Ngày 1: buôn mê –bản đôn -trobưh : Sáng :thăm quan khu du lịch Buôn Đôn(cầu treo ,cưỡi voi vượt sông ), tham quan mộ vua săn voi M’thun K’nun (Khunhanop). Nghe giới thiệu về lịch sử, văn hóa nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Tham quan nhà sàn cổ .Trưa:về vườn trobưh dùng bữa trưa với đặc sản :Cơm lam gà nướng, rượu cần   ,canh chua lá giang, cà đắng Chiều : đi bộ khám phá vườn trobưh Tối :tham gia lửa trại trong vườn nghỉ đêm tại vườn Ngày 2: trobưh _buôn mê Sáng: ăn sáng   nhẹ thưởng thức hưong vị đậm đà của cà phê ban mê tại vườn ,tham gia tát cá trong vườn , Trưa: thưởng thức đặc sản cá nướng trobưh ,cháo cá .sau đó trở về banmê kết thúc chương trình *các đối tượng thích khám phá , thích ăn các món ăn dân dã đậm chất tây nguyên ,các club như biker dak lak , cd banmê_dakmin   và dân đi phượt rất thích loại hình này vì nó mang tính khám phá nhưng chi phí rất rẻ, có thể tổ chức thành nhóm để tự tổ chức đi ,chúc anh thành công !

Anh thấy rất phù hợp, vấn đề là phải lên giá cả hợp lý nữa. Có thể chọn lựa giữ tát cá với tham gia hái hoặc chăm sóc cà phê. Trưa ăn cháo anh sợ hơi nhẹ quá, không đủ no,

Guitar at 12/05/2010 09:34 am comment

Anh đã vào Yangsinh chơi chưa????? Nếu chưa thí vào LiemOrgan_198 Xem nha an ở đó cũng đẹp lắm ah

Chỗ này anh vào rồi, giờ nhiều cái mới ghê, gần phố nên nhiều người vào chụp ảnh cưới. Chả biết vì sao mà giờ nó vẫn chưa đưa vào khai thác và nhiều người chê nó đẹp giống hoa viên quá.

Mai the Liem at 12/05/2010 07:27 am comment

Em là người sống ở Đak Lak 100% Blog LiemGuitar Phía trên là của em lun ak

Ấn tượng đấy, anh mới được tặng một cây ghi ta xịn, mới toe nè!

Binh47 at 12/04/2010 11:33 pm comment

tiếc quá. Em vừa đi sg. không ghé về đaklak được. nhớ đaklak quá. Chúc a thành công nhé.

Khi nào có dịp thì nhớ  về nhé em!

SDFgbzadfh at 12/04/2010 09:25 pm comment

he he.ko lo Pv di  den luc do em xin  viec rui sao?gio dang that nghiep ne anh oi?hjhj chuc cuoi tuan  vui ve nhe

Ai lại dùng dao phay để mổ chim sẻ hở em. Nơi nào cần đến mình là mình sẵn sàng phục vụ .

Guitar at 12/04/2010 07:00 pm comment

Em là người Đak Lak nè làm sao mà tham dự club47 đây anh Em ở huyện Cuwkuin ak.còn anh ở huyện nào?????? Tên em là Mai Thế Liêm 18 tuổi Biệt danh Liêm Organ Sđt 0935897070 Nick neme LiemOrgan_198 hoặc LiemGuitar

Chào mừng thành viên 490 nha!

Mai the Liem at 12/04/2010 06:51 pm comment

Mấy chổ này em đi hết oy Hehe cùng dân Đak Lak ah

Như vậy mới đúng là ngơời Dak Lak chứ!

Nguyen Huu Nghiep at 12/04/2010 10:29 am comment

uh. la thanh vien 488

Chào mừng bạn đã đến với Club 47, luôn vui nhé bạn!

SDFgbzadfh at 12/04/2010 10:14 am comment

Anh ơi!hôm trước em có nói đang học liên thông giờ học xong rùi đang tim việc thấy vườn Trohbư mở rộng tour vậy anh c ó tuyển người ko em nộp hồ sơ.Nhớ trả lời em đó.

Không đùa đâu nhé. Khi nào công ty hoạt động có giấy mời PV lại biến mất tăm là ko xong đâu nhé!

NTK Vì Cộng Đồng at 12/04/2010 12:29 am comment

Làm gì thì làm nhưng 1/6/2011 cũng nhớ dành chổ cho 100 thành viên VCĐ lên đó cắm dùi 2 ngày 1 đêm trong chương trình " NỤ CƯỜI TRẺ THƠ" anh nha..!

Nhất định rồi, một chương trình hay đến thế cơ mà. Anh sẽ ủng hộ hết mình luôn!

vy vy at 12/03/2010 08:14 pm comment

Em nghĩ là chương trình này khả thi đấy chứ. Mặc dù chưa đến DakLak bao giờ nhưng nghe a giới thiệu tour này cũng muốn đi ghê. Không phải khen vì a giúp e phần bài tập đâu mà do lúc thuyết trình cô với mấy bạn (có một số bạn ở DakLak nữa) chăm chú nghe lắm, nhóm ít bị chất vấn lỗi sai ( mà lớp em mỗi lần thuyết trình là bị mấy bạn xoay như chong chóng :D), cô cũng nói là tour bọn em khá ổn, dù phần chính chưa thiên về Trohbư lắm nhưng cũng đã tạo sự hấp dẫn rồi. Nhóm e có 1 đứa rất hứng thú với vườn Trohbư , nó kêu em làm sao thì làm mà phải đưa vào phần khách về Trohbư tát cá cho nó. Hixx. E cũng thấy phần này hấp dẫn đấy, nếu được thưởng thức món cá nướng do chính tay mình bắt, vừa được nghe cồng chiêng trong không khí núi rừng thì còn gì bằng:). Như anh giới thiệu tour ngắn thì e thấy kết hợp cho khách tham quan một số điểm đặc trưng như cầu treo, nhà cổ vào buổi sáng rồi về lại vườn vui chơi tới chiều sẽ thú vị lắm đấy, do vườn Trohbư cũng có khá đầy đủ về hệ sinh thái rồi nên có thể giới thiệu với khách nó là một vườn quốc gia thu nhỏ ( không biết ở VQG có hoa lan không nhỉ, nếu không có thì vườn Trohbư đẹp hơn rồi :D). Em cũng chỉ có một chút quan điểm vậy thôi chứ hok dám múa riều qua mắt thợ đâu Chúc anh thành công nhé!!!

Cám ơn em đã đánh giá cao. Tất nhiên trong ừườn QG cũng có lan nhưng hiếm hơn vì là tự nhiên mà còn ở vườn Trohbư thì có những nơi dày đặc  vì là vườn lan rừng cơ mà. Hi vọng vài năm nữa công trình công viên lan rừng của anh thành công . Đây chính là điểm khác biệt anh muốn tạo dựng. Tuy nhiên đường còn xa ghê lắm...Anh hi vọng sau này trường em sẽ chọn trohbư để lám một điểm đến trong những chuyến thực tập của sinh viên trước khi tốt nghiệp...

MITA at 12/03/2010 04:43 pm comment

tem tem. lâu ắm ùi mới dc bóc tem cho người ban mê nak, vinh hạnh ghê, hihi. cho chích chòe địa chỉ của vườn trohbư nha. mấy lần lên phố mún ghé thăm mà chích chòe ko bit địa chỉ. hixhix

Nó năm trong bài này em nè : Vườn Trohbư của tôi . Khi nào có dịp nhớ ghé nha!

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác