Cây Ổ rồng hay ổ phượngcó tên khoa học là Platycerium holttumii (đồng nghĩa: Platycerium grande) thuộc họ Ráng (Polypodiaceae).
Đây là một loài dương xỉ lớn, có thân rễ mọc bò, không có lông. Lá phía trên to hướng lên trên, không có cuống và không sinh sản, gân hình mắt chim, dài và rộng 40-90cm, phân thuỳ sâu, có thuỳ nguyên hay rẽ đôi. Lá này không bao giờ rụng mà thường chết khô trên cây và lớp lá mới sẽ mọc bao ra ngòai, về sau những lớp lá đã chết sẽ hoai mục tạo thành chất mùn để giữ ẩm và giữ các khóang chất đem đến từ gió, mưa để nuôi cây mẹ, qua đây phải công nhận thiên nhiên đúng là tài nhỉ.
Lá sinh sản buông thõng xuống từng cặp một, chia đôi nhiều lần có thể dài tới 2 mét, lá có cấu trúc dai, mặt lá không có lông; gân tạo thành những quãng dài. ổ túi bào tử nằm ở kẽ rẽ đôi của lá sinh sản. Bào tử hình bầu dục hay hình thận, màu vàng nhạt bám vào nhau như đám bông vì vậy khi rơi xuống gió sẽ cuốn đi khắp nơi.
Ổ rồng có thể phân làm 2 lọai đơn giản là lá đơn và lá kép. Lá kép thì lá sinh sản phân chia nhiều lần hơn.
Cây có dáng đẹp nhờ dáng thân lá đặc sắc, thường nổi bật trong các vườn lan dù không có hoa cũng chẳng có màu sắc đặc biệt. Tuy nhiên, trong thực tế lại có rất ít người chơi, dùng làm cảnh có lẽ do kiêng kị. Thợ rừng thường không chặt các cây rừng có bám loại cây này, thậm chí không ngồi nghỉ dưới những cây có nó đeo bám? Ổ rồng giờ chủ yếu được treo trong các quán cà phê nhà hàng, biệt thự nói chung là những nơi có không gian rộng.
Ngòai công dụng trồng làm cảnh, cây ổ rồng còn có giá trị sử dụng làm thuốc. Người ta dùng thân rễ và lá ổ rồng giã đắp dùng bó gãy xương. Thân rễ còn được dùng chữa phù thũng. Lá giã nhỏ với ít muối đắp hoặc lá phơi khô đốt thành tro rắc lên các nốt ghẻ để trị bệnh ghẻ ngứa. Người ta cũng dùng nước chứa trong lá cho phụ nữ đang mang thai uống.
Ổ rồng là loài có vùng phân bố rộng, chúng có thể bắt gặp nó ở khắp cùng các cao độ ở các vùng rừng từ Ðà Nẵng trở vào, nhưng bây giờ có lẽ nơi có mật độ dày nhất vẫn là nhà người Ban mê http://vn.myblog.yahoo.com/dak-lak/article?mid=2565 và trong vườn lan Trohbư http://vn.myblog.yahoo.com/dak-lak/article?mid=1732
Người Ban mê để có được số ổ rồng này cho nhà mình và Vườn Trohbư đã phải trầy vi tróc vảy và bị kiến cắn sưng người (ai bảo lòai này là ổ rồng chứ người Ban mê thấy phải gọi là ổ kiến mới đúng). Ngày xưa khi Đắk Lắk, Đắk Nông còn là một người Ban mê lấy được mê ổ rồng lá kép giờ tách tỉnh rồi chỉ còn lấy được ổ rồng đơn thôi nhưng cũng khó kiếm vì các quán cà phê lùng dữ quá. Nhưng thôi cũng nên thỏa mãn kẻo lại nặng nợ quá với rừng./.
aaa
Nguyễn Văn Hạnh
23/01/2015, 11:22 pm