Cây Lan gấm ...và cơ hội dành cho việc bảo tồn lan rừng trong Troh Bư?

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 3118
  • Tổng lượt truy cập 10,148,822

Fanpage facebook

Ngày đăng: 26/09/2017, 03:14 pm

Cây Lan gấm ...và cơ hội dành cho việc bảo tồn lan rừng trong Troh Bư?

Đã hai tháng trôi qua từ khi Troh Bư quyết định nhận xây dựng mô hình nuôi trồng cây Lan gấm quý hiếm đã đưa vào sách đỏ Việt Nam để bảo vệ. Lứa cây đầu tiên cũng đã bắt đầu bén rễ và phát triển.

Tìm hiểu về cây Lan gấm đang bắt đầu nuôi trồng bảo tồn trong Troh Bư

1. Sơ lược về cây Lan Gấm (kim tuyến)

Cây lan gấm (Anoectochilus sp) còn gọi là cây kim cương, kim tuyến, mộc sơn thạch tùng, thuộc họ Orchidaceae, gồm bốn chi: LudisiaAnoectochilusGoodyera, Macodes và trên 50 loài (Ormerod Paul, 2005). Trong đó chi Anoectochilus có số loài phong phú nhất (30-40 loài) và loài có giá trị dược liệu và thương mại cao trên thế giới hiện nay là Anoectochilus formosanus Hayata.

Phần lớn chúng là các thực vật sinh sống trên nền đất nhưng cũng có một vài loài lan kim tuyến sinh sống trên các bờ đá. Cây sinh sống dọc theo khe suối, dưới các tán cây to trong rừng ẩm ở độ cao 500 - 1.600 m. Cây ưa độ ẩm cao và ưa bóng râm, kỵ ánh sáng, thường mọc rải rác hoặc thành đám nhỏ lẫn trong lớp lá mục hoặc ở hốc đá, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm nơi đất nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí.

Về hình thái, lan kim tuyến là cây thân thảo mọng nước, có thân rễ mọc dài, thân bò rồi đứng. Cao 10 -20 cm, thân màu tím, mọng nước, phần cây non có nhiều lông mềm, mang 2 - 6 lá mọc cách, xòe trên mặt đất. Lá hình trái xoan hoặc hình trứng, gần tròn ở gốc và nhọn ở đầu, dài 3 - 4 cm và rộng 2 - 3 cm, trên mỗi chiếc lá có 3 - 5 sọc gân dọc. Mặt trên màu nâu sậm có vệt vàng ở giữa và mạng gân màu hồng nhạt, mặt dưới màu nâu nhạt. Cuống lá dài 2 - 3 cm, gốc cuống tạo thành bẹ lá ôm lấy thân. Hoa mọc thành từng cụm, với cụm hoa dài 10 - 15 cm, mang 5 - 10 hoa màu hồng phủ lông đỏ, dài 2,5 cm với cánh môi dài 1,5 cm mang 6 - 8 ria mỗi bên, đầu môi chẻ thành 2 thùy thuôn đầu tròn. Bầu dài 13 mm, có lông thưa. Cây ra hoa vào tháng 10 - 12 và mùa quả chín vào tháng 12 tới tháng 3 năm sau. Có thể sinh sản vô tính chủ yếu bằng chồi và thân rễ.

Sở dĩ ở Việt Nam, cây này có tên là “lan gấm” vì đó là một loài lan có màu nâu tía nhìn tựa như gấm. Trong sách thuốc của Trung Quốc, lan gấm còn được biết đến với những cái tên như thạch thượng ngẫu hay thạch tằm hoặc hồng thạch tằm…

Ở Việt Nam trước đây, lan gấm chỉ được biết đến như là một loại cây cảnh. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, loại cây này đã được sử dụng như là một vị thuốc để chữa trị những bệnh thông thường. Lan gấm là loại cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng mát, thường mọc rải rác hoặc thành đám nhỏ lẫn trong lớp lá mục hoặc ở hốc đá, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm.

Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, chịu được thời tiết có sương mù dài ngày. Lan gấm vốn là loài có trữ lượng nhỏ ở nước ta nhưng vài năm gần đây đã bị khai thác ồ ạt khiến trữ lượng giảm đi mau chóng và đang đẩy loài cây này đến chỗ hiếm gặp, thậm chí đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Tìm hiểu về công dụng của cây lan gấm cho thấy, trong đông y, lan gấm được biết đến như là một vị thuộc tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, thanh nhiệt lương huyết, dùng chữa lao phổi khạc ra máu, thần kinh suy nhược, ăn không ngon miệng. Lan gấm dùng với mạch môn, huyền sâm, ngưu tất, thảo quyết minh, hoài sơn đúng liều lượng còn có tác dụng chữa viêm phế quản, ho… Thời gian gần đây, trong dân gian lan gấm còn được xem là vua của các loài thảo dược, do tác dụng dược lý đa dạng như bảo vệ gan, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, bệnh tiểu đường, điều trị các bệnh tim mạch, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, kháng viêm. Tuy nhiên, ở nước ta, hiện chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào về công dụng làm thuốc của cây lan gấm mà chỉ biết nó theo dạng đồn thổi, thiếu tính kiểm chứng. Vì vậy, công dụng chữa “bách bệnh” của loại cây này cũng mới chỉ là dư luận, thiếu tính khoa học.

2. Kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến

2.1. Xử lý giá thể trồng lan Kim tuyến

Giá thể 90% vụn xơ dừa phối trộn 10% tro trấu là tốt nhất. Để đảm bảo cây con sau khi ra ngôi sinh trưởng và phát triển tốt, không bị nấm bệnh tấn công trước khi trồng nên xử lý giá thể và cây con qua thuốc trừ nấm (thuốc tím 0,1%, benlat, daconil, Ridolmil Gold…)

2.2. Tạo vùng tiểu khí hậu

-Ánh sáng: khoảng 50%-70% sử dụng lưới che hay bóng cây tuỳ điều kiện -Nhiệt độ: khoảng 20-30 độ C

-Độ ẩm : khoảng 70%-85%

-Thoáng gió : vườn lan phải được thông gió, gió giúp cho vườn lan giảm nhiệt độ, tránh được các mầm bệnh (do không khí liên tục được luân chuyển)...

Cách trồng và chăm sóc cây Lan kim tuyến

+ Trồng  từng cây Lan Kim tuyến vào giá thể (nếu trồng trong chậu), trồng dưới tán rừng nên trồng từng cụm, mỗi cụm từ 3-5 cây, cự ly giữa các cụm là 0,5 x 0,5 m hoặc trồng từng cây với cự ly 25 x 30 cm. Chú ý dùng tay ấn chặt vừa phải phần giá thể xung quanh gốc cây, rễ cây chìm hẳn trong giá thể.

+ Dùng mảnh nilon trùm kín các chậu/ cốc lan trong 5 -7 ngày đầu, sau đó bỏ nilon ra.

+ Dùng lưới đen che kín phía trên nilon (nếu trồng ngoài trời)/ hoặc để ở nơi râm mát thì không cần che lưới đen. Chú ý không để cây trực tiếp ngoài nắng.  Ngày tưới 2 lần dạng phun sương (dùng bình phun sương tưới) đủ ẩm cho giá thể (không tưới quá đẫm gây thối rễ). Ngày mưa ẩm thì tưới 1 lần/ ngày hoặc 1 lần/2 ngày tùy thuộc độ ẩm của giá thể.

Cây Lan gấm, vào mùa khô thường có nhiều sâu cắn lá và cắn thân nhưng ít nấm bệnh; vào mùa mưa có nấm bệnh làm hư lá nhưng có ít sâu hại. Nấm bệnh chỉ làm hư một đến hai lá trên chậu Lan gấm, còn sâu hại có thể cắn đứt cây Lan gấm thành nhiều đoạn; một con sâu có thể cắn đứt 10 cây Lan gấm trong vòng 1 - 2 đêm. Sâu hại ở giai đoạn nhỏ (chiều dài khoảng 0,5 - 1 cm) chỉ hút nhựa lá, làm cho lá khô và héo nhưng khi sâu hại lớn hơn thì không hút nhựa lá mà chuyên cắn phá thân cây. Cây Lan gấm sau khi bị sâu cắn phá, phần gốc mọc ra từ 1 - 2 chồi mới; nếu tận dụng lại phần thân và ngọn giâm trên giá thể với độ ẩm thích hợp sẽ tái sinh chồi và rễ tạo thành những cây Lan gấm mới. Để diệt sâu, TS. Huyên nghiên cứu phun thuốc trừ sâu sinh học AMECTIN AIC 36 EC (3 ml/l) định kỳ 1 tháng/lần và kết hợp với hàng ngày quan sát bắt sâu là một phương pháp rất hiệu quả trong phòng và trị sâu hại trên cây Lan gấm. Phun thuốc nấm Kasuran 47WP (3 g/l) theo định kỳ 1 - 2 tháng/lần để phòng ngừa và trị nấm bệnh trên cây Lan gấm.

3. Tác dụng chữa bệnh

Lan gấm có vị ngọt, tính mát tác dụng vào kinh can, thận, phế. Chủ trị thần kinh suy nhược, yếu sinh lý,  bổ máu. Dùng để chữa ho lao, ho khan, đau họng, có thể dùng toàn thân lá giã nát lấy nước uống hoặc nấu với nước. Người đi rừng thường dùng lá ăn nhai sống, hoặc nấu canh ăn để phục hồi sức khỏe.

Tác trị ung thư của cỏ kim tuyến thì chưa được nghiên cứu ở Việt Nam, tuy nhiên nó có khả năng tái sinh tế bào nên rất tốt trong việc điều trị ung thư.

Mình đang rất hi vọng vào mô hình này và tin tưởng nó chính là cơ hội dành cho việc bảo tồn lan rừng trong Troh Bư.
Lối thoát đã tìm thấy cho việc duy trì và phát triển khu bảo tồn.
Vận may đã giúp mình xây dựng thành hình hài khu bảo tồn lan với số vốn nhỏ nhoi như bóp mồm bỏ ống, nuôi heo đất trong 22 năm ròng nhưng có vẻ không còn giúp được mình thêm trong  việc duy trì và phát triển.
Mình đã đủ già để bớt ham chuyện ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng đeo đuổi những hư danh, những giấc mộng kê vàng, để quay lại với thực tế phải thể hiện vai trò trụ cột kinh tế của một người đàn ông trong gia đình.
Đam mê vẫn sẽ là lẽ sống đối với mình cho đến lúc cuối đời nhưng mình cũng đã đến lúc phải sống thực tế hơn.  
Mô hình nuôi trồng cây Lan gấm đến như ánh sáng lóe lên cuối đường hầm và mình đang rất rất là hi vọng.
Mình xưa nay vẫn kiên quyết từ chối việc bán lan dù là từ nuôi trồng dù là vẫn chỉ để tái đầu tư phát triển vườn Troh Bư. 
Việc hợp tác kinh doanh, cho thuê làm du lịch đã giúp mình nhẹ gánh hơn, khi đã giúp được gia đình có nguồn thu ổn định.
Tuy nhiên, chỉ bé con nên chắc chắn sẽ không giúp mình được gì thêm cho việc bảo tồn lan, thậm chí còn góp phần đẩy nó đi ...từ từ xuống.
Mình vẫn cần có một lối thoát ... bền vững cho việc bảo tồn lan khó nhằn này.
Cây Lan gấm ...có phải là cơ hội Trời cho mới.
Mặc dù không phải cây xuất xứ nguyên sản ở Troh Bư nhưng lại gắn với Lan nên nó vẫn làm mình hào hứng để tiếp tục quần quật làm việc... như không làm.
Đầu ra ...nghe vẻ còn mông lung vì chưa thấy ai bao tiêu nhưng mình nghĩ là có tiềm năng lắm lắm.
Mình đang nghĩ đến những sản phẩm như Trà, rượu, thậm chí cả là...rau trong thực đơn Troh Bư để tự cứu chính mình và nghĩ sẽ làm được.
Chỉ có điều là... nếu như có ế ẩm thì hi vọng những người yêu Troh Bư sẽ dang rộng vòng tay để kéo em lên khỏi thực tế phũ phàng. Hihi!

 

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác