Xây dựng trách nhiệm khách DLST

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 3795
  • Tổng lượt truy cập 11,490,420

Fanpage facebook

Ngày đăng: 29/07/2014, 02:14 pm

Xây dựng trách nhiệm khách DLST


 

T.S Phạm Trương Hoàng

Trần Thị Thu Hằng


Du lịch sinh thái(DLST) đề cao trách nhiệm của khách du lịch đối với môi trường tự nhiên trong quá trình đi du lịch. Tuy vậy trong thực tế bản thân khái niệm về “ Du lịch sinh thái” đã bị lạm dụng, sử dụng không đúng, hay bị nhầm lẫn với du lịch tự nhiên, du lịch nông thôn, du lịch mạo hiểm... Đôi khi chính các nhà làm DLST cũng mới chỉ chú ý đến khía cạnh phục vụ khách du lịch chứ chưa quan tâm đến vấn đề xây dựng trách nhiệm của khách du lịch tham gia vào du lịch sinh thái, trong khi đây là điều kiện quan trọng góp  phần phát triển DLST bền vững.


Hãy để thiên nhiên như nó vốn đã thế

Hai chữ “sinh thái” trong DLST đề ra một nguyên tắc bất dịch: “Hãy để thiên nhiên như nó vốn đã thế”. Bởi vậy mỗi du khách tham gia DLST phải ý thức được những hành động được phép và không được phép trong quá trình DLST.

Khách tham gia DLST cần tuần thủ nguyên tắc: “Không giết gì ngoài thời gian, không lấy gì ngoài những bức ảnh, và không để lại gì ngoài những dấu chân”. Điều đó có nghĩa là Khách tham gia DLST Không được phép có bất kỳ hành động nào xâm hại đến môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội điểm đến:

_Không được phép giết các loài động thực vật quý hiếm tại điểm du lịch sinh thái

_  Không được phép khai phá tài nguyên thiên nhiên gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến môi trường, cảnh quan địa phương

_  Không để lại hậu quả của chuyến du lịch là những rác thải cá nhân vất bừa bãi không đúng nơi quy định

Thực tế đau lòng đã xảy ra khi chính Khách du lịch và những người làm dịch vụ du lịch đã làm huỷ hoại môi trường, triệt tiêu các loài động thực vật quý hiếm chỉ vì những nhu cầu rất “thông thường”: ăn thịt thú rừng, lấy đi những loài thực vật quý để làm cây cảnh cho gia đình hoặc chạy theo những thú vui để thoả mãn mà làm ảnh hưởng, thậm chí làm thay đổi các giá trị văn hoá, phong tục tập quán truyền thống của những người dân địa phương vốn rất giàu kiến thức về thiên nhiên nhưng lại nghèo kiến thức về xã hội tại điểm tham quan theo hướng tiêu cực.


Đóng góp của khách du lịch

Không đơn thuần chỉ là tham quan ngắm cảnh nghỉ dưỡng, khách du lịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần phát triển du lịch bền vững tại các điểm đến. Khách DLST phải tham gia vào công tác bảo vệ tài nguyên tự nhiên, là những người chủ động xây dựng mối quan hệ giữa việc quản lý với người dân địa phương. Công việc mà khách du lịch có thể làm là hỗ trợ tài chính cho người dân địa phương, giúp đỡ, tạo điều kiện trong các hoạt động phát triển du lịch. Khách DLST là những người tiêu dùng cuối cùng, bởi vậy cần phải giữ vai trò phát triển du lịch bền vững: phải tôn trọng các giá trị văn hoá bản địa, sắc tộc của người dân bản địa; tránh những hành vi, thái độ gây ra những tiêu cực đối với ngưòi dân tại khu vực. Điều quan trọng là các khách DLST phải nhận thức, hiểu được đầy đủ về văn hoá, lịch sử, địa lý, các nguyên tắc đạo đức  của khu vực đến thăm.

Một số nhà làm du lịch trên thế giới đã có biện pháp rất tốt giúp khách DLST hiểu rõ vai trò của họ như tổ chức TOI tại Mỹ( Tour Operator’s Initative Secretariat- UK), Hapag-Lloyd Kreuzfahrten(Đức), Hotelplan(Thụy Sỹ), Premier ToursMỹ), TUI Nederland( Hà Lan), từ đó có những đóng góp tích cực cho điểm đến du lịch. TOI đã đưa ra Tour chuyến du lịch của những nhà thám hiểm. Ở đó, du khách được tham gia những những nhà giúp việc cho dự án nghiên cứu.  Còn  Hotelplan( Thụy Sỹ) đã thiết lập một Quỹ sinh thái, mỗi khách du lịch khi tham gia tour Bờ biển của Hotelplan’s sẽ đóng góp thêm 5 Franc Thuỵ sỹ( khoảng 3 USD), khoản tiền này chiếm khoảng 20-25 % giá bán, tuy nhiên khách hàng vẫn rất vui vẻ đóng góp, và số tiền này được đóng góp cho những dự ánh trong và ngoài khu du lịch bền vững, trợ giúp khẩn cấp trong những thảm họa thiên nhiên.

Xây dựng trách nhiệm du khách


Nâng cao nhận thức về DLST cho du khách luôn là yêu cầu quan trọng đối với bất kỷ một điểm DLST nào. Bên cạnh việc tự nâng cao nhận thức về trách nhiệm trong du lịch của chính du khách, các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà kinh doanh du lịch cũng cần có những tác động hiệu quả tới quá trình tạo lập nhận thức trách nhiệm này.

Trước hết, từ phía các cơ quan Nhà nước, các nhà quản lý du lịch cần, việc đề ra tiêu chí để công nhận một điểm DLST, tránh gây ra sự nhầm lẫn và lạm dụng yếu tố “sinh thái” trong du lịch là yêu cầu đầu tiên. Những tiêu chí mang tính quốc gia này là cơ sở cho việc đưa ra những hướng dẫn và yêu cầu cụ thể đối với các hoạt động du lịch. Việc chứng nhận có thể không mang tính chất bắt buộc nhưng chắc chắn những điểm DLST được Nhà nước công nhận sẽ có những lợi thế lớn cho việc thu hút du khách và sẽ dần trở thành mục tiêu phấn đấu của các điểm du lịch. Ngược lại, để nhận được và duy trì được sự công nhận này, các điểm DLST cần tuân thủ những hướng dẫn và yêu cầu của tiêu chí.

Một mô hình khác đối với hệ thống chứng nhận DLST và việc hình thành thiệp hội các điểm du lịch sinh thái của Việt Nam trong đó các thành viên phải đảm bảo tuân thủ những tiêu chí của DLST do hiệp hội đề ra. Mô hình này đã được phát triển tại nhiều nước, nhiều khu vực khác nhau như NewZealand, Nhật Bản, Australia, Kenya, Thái Lan …với sự tham gia của nhiều điểm du lịch, các công ty lữ hành cũng như những bên liên quan tới du lịch sinh thái.  Tuy mục tiêu và sự hình thành của các hiệp hội này không hoàn toàn giống nhau nhưng mục tiêu chung của các hiệp hội này là xây dựng một quy chuẩn chung cho du lịch sinh thái mỗi nước và phối hợp quảng bá, xúc tiến du lịch sinh thái tại nước đó.

Tiếp theo, tại mỗi điểm du lịch sinh thái, cần đề ra nội quy quy định cho khách du lịch, trong đó nhấn mạnh tính giáo dục và gắn kết với bảo vệ cảnh quan môi trường trong quá trình tham gia DLST. Các nội quy này cần được tuyên truyền rộng rãi trước và trong quá trình khách di du lịch. Những « nội quy khái lược »  phát cho khách du lịch trước khi tới điểm DLST, các bảng chỉ dẫn, các nội quy được đặt dọc trên tuyến hành trình của khách … sẽ đảm bảo thông tin và giáo dục trách nhiệm cho du khách một cách thường xuyên và hiệu quả.

Cuối cùng là cam kết giữa những nhà làm kinh doanh du lịch tuân thủ quy định trong phát triển DLST gắn với yếu tố bền vững. Những cam kết này sẽ được cụ thể hóa thành trách nhiệm của hướng dẫn viên, những người tổ chức chương trình DLST.  Cam kết này cũng được thể hiện trong quá trình hợp tác của người làm kinh doanh du lịch với cộng đồng và chính quyền địa phương.

Xây dựng ý thức trách nhiệm của khách DLST là một điều kiện không thể thiểu trong phát triển loại hình du lịch mang tính chất bền vững đặc trưng này. Cùng với sự phát triển của ý thức trách nhiệm môi trường và xã hội đang ngày càng nâng cao trên thế giới. Tuy vậy, trong phát triển sinh thái, những giải pháp tổ chức từ nhà quản lý tới người kinh doanh là những điều kiện rất quan trọng đảm bảo cho sự hình thành, duy trì và nâng cao nhận thức của khách du lịch sinh thái. Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc huy động ý thức và trách nhiệm của các tổ chức trong và ngoài nước cũng như trong toàn xã hội trong việc khuyến khích và phát triển du lịch sinh thái.

Trích Tạp chí Du lịch Việt Nam số 8/2011 - www.vtr.org.vn

Swanson, M.A. (1992) Ecotourism: embracing the new environment paradigm. Paper presented at the International Union for Conservation of  Nature and Natural Resources (IUCN) IVth World Congress on National Parks and Protected Areas, Caracas, Venezuela, 10-12 February

Wearing, Stephen, John Neil, 1999, Ecotourism: Impacts, Potentials and Possibilities, Butterworth-Heinemann


Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác