Ký Ức Mùa Nước Nổi

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 1386
  • Tổng lượt truy cập 10,153,145

Fanpage facebook

Ngày đăng: 30/05/2013, 10:37 am

Quê tôi nằm gần bờ sông Hậu. Hồi ấy, mỗi năm khi nướcMUA NUOC NOI Ký Ức Mùa Nước Nổi phù sa đỏ đục từ thượng nguồn đổ về,   tôi nhớ ba tôi hay vấn thuốc, đội nón lá, đứng trên bờ sông nhìn ra dòng nước mênh mông, bát ngát. Ông như thoáng chút bâng khuâng: “Nước về rồi. Năm nay chắc là nước lớn lắm! Lớn hơn năm ngoái!”. Ba tôi đã trải qua gần cả cuộc đời với đồng đất quê hương, mẹ tôi và chị tôi tảo tần mua bán trên chiếc “ghe hàng” len lỏi khắp hang cùng, ngõ ngách một vùng sông nước. Mùa nước lên, ghe hàng như là một tiệm tạp hóa nổi với cả trăm món linh tinh cho sinh hoạt hàng ngày như: dầu lửa, nước mắm, hộp quẹt, tim đèn, xà bông, bột ngọt, rượu, thuốc hút, bánh, cốm… Có lần dịp hè tôi được theo mẹ đi ghe. Tôi không quên được mấy chú bé, cô bé tóc vàng màu râu bắp, mắt đen trong veo, đứng trên bờ sông nhìn những bịch cốm và những viên đạn cu-li (bi) lộ vẻ thèm đến ngẩn ngơ!
Khi nước ngập “chum”, ở vùng sâu người ta đi lại bằng ghe chèo, xuồng ba lá. Những cây cầu khỉ bằng tre, cau, trâm bầu chiu hiu giữa mênh mang biển nước. Cá linh non đầu mùa xuất hiện theo nước vào sông rạch, đồng ruộng và lớn dần lên. Đến tháng 10 âm lịch, cá linh đã lớn, to trung bình cỡ ngón tay cái, lưng màu xanh lơ, mình tròn dẹp, vây và đuôi màu vàng nhạt, vẩy nhuyễn, nhỏ màu bạc. Ngư dân, nông dân ven các bờ sông rạch đánh bắt cá linh bằng nhiều phương tiện như: vó, chài, vợt, lưới thả, lưới giăng… Nhà tôi cũng có một cái vó to bằng lưới đặt ngay con rạch nhỏ trước nhà. Cất vó cá nhiều ăn không thể nào hết, ba má tôi làm mắm, ủ mắm đến mùa khô đem xuống ghe hàng bỏ chợ và bán lẻ. Tôi lớn lên, được ăn học bởi hạt lúa quê nhà và những con mắm cá linh thơm lừng mùi dân dã với tình yêu thương vô bờ của cha mẹ tôi. Tôi vẫn thường cảm thấy mình rất sung sướng, hạnh phúc hơn biết bao bạn khác có hoàn cảnh khó khăn!
Bạn chắc đã từng ăn món cá rô kho tộ? Cá rô rất phổ biến trên ruộng đồng trong các kinh rạch, đầm lung, ruộng ngập nước. Mùa nước nổi, cá rô lên ruộng để kiếm thức ăn là những bông lúa rụng, hoặc những hạt lúa chét tái sinh sau vụ gặt trước mùa nước lũ. Cá lớn rất nhanh và mập béo vì lúc nầy thức ăn rất phong phú. Cá rô to, ba, bốn ngón tay, người ta gọi cá “rô mề”, nhỏ hơn gọi là cá rô “mén”. Cá rô thịt dẻ, thơm ngon – chỉ tội nhiều xương nên ăn phải kỹ lưỡng.
Chỉ với vài tay lưới, người ta giăng ở những đường nước nhỏ trong rừng hoặc ở những bờ kinh, mé ruộng. Vài giờ sau khi giăng, có thể thu hoạch một vài kýcá là chuyện thường.
Cá rô kho trái giác là một món ẩm thực độc đáo. Cá rô bắt được, lựa rô mề, mổ ruột đánh vẩy, rửa sạch để vào rổ tre cho ráo. Có thể đi vào ven rừng hoặc ra vườn đến chỗ có nhiều cây tạp để tìm trái giác. Trái giác có vị chua gắt. Dùng trái giác khi còn dôn dốt để kho cá rô là ngon nhất! Thịt cá rô kho trái giác có vị ngọt, béo, thơm lừng lựng. Trái giác có vị chua, ngọt, dôn dốt rất tuyệt vời.
Ở quê tôi còn rất nổi tiếng về đặc sản rùa, rắn. Rắn mùa nước gặp phổ biến là rắn ri voi, ri cá, bông súng, rắn trun, rắn nước, rắn hổ hành (không độc). Rắn hổ đất (độc) và rắn ri voi là hai loại có giá trị nhất.
Người ta bắt rắn bằng cách giăng lưới, đào hang hoặc tìm đâm chúng bằng chĩa trong đám lùm, bụi cỏ. Đi săn rắn, người ta đem theo chó, để chúng đánh hơi và lùng sục. Bà con nói rằng, chó lưỡi có đém thì rắn hổ cắn không chết. Có nhiều con chó săn rất gan dạ, cắn vật rắn to rất tài tình, cũng có một đôi khi chúng chết vì thấm nhiều nọc độc do bị nhiều vết thương khi chiến đấu với rắn!
Hồi trước, rùa rắn săn bắt được, người ta để làm mồi nhậu, món ăn đãi khách hoặc cho, biếu người thân quen.
Rùa và nhóm họ hàng như cua đinh, cần đước, ba ba cách đây vài mươi năm có rất nhiều ở ĐBSCL. Ngày nay, vì bị tàn sát để phục vụ cho ẩm thực và làm thuốc (?) nên họ hàng nhà rắn, rùa đã ít đi rất nhiều và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Có lẽ một ngày nào đó, ĐBSCL sẽ không còn những loài động vật hoang dã có thời rất phong phú trong thiên nhiên miền sông nước!
Mùa lũ, khi các loài rau trên cạn bị ngập nước, khan hiếm, thì các loại rau đặc trưng mùa nước nổi lại phát triển mạnh.
Bông súng là loại rau nước rất mạnh, cọng tròn bằng ngón tay út, màu tím sẫm, có khi dài hàng mét trầm thủy dưới nước các ao, đầm, lung, bàu. Bông súng tước vỏ nấu canh chua, bóp gỏi, ăn sống rất ngon. Và ngon nhất là ăn với mắm kho hoặc lẩu mắm.
Điên điển bông nhỏ, màu vàng, dẹt, hoa cỡ đầu ngón tay, dùng làm gỏi, nấu chua, chấm mắm kho rất tuyệt. Khi nước lũ tràn về, ấy cũng là mùa điên điển ra hoa. Điên điển là loại hoa và rau đặc trưng nhất trong mùa nước nổi ở vùng đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu, vùng tứ giác Long Xuyên, và vùng đồng bưng của Đồng Tháp Mười.
So đũa trổ bông vào lối giữa tháng 10 âm lịch khi trời bắt đầu có gió chướng rong ngọn và nước sắp rút. Bông so đũa sử dụng khi còn búp, dùng nấu chua với cá đồng hoặc nhúng, luộc chấm mắm kho hoặc ăn với lẩu lươn, lẩu mắm.
Mùa nước nổi ở ĐBSCL thường kết thúc khi trời chuyển sang có gió bấc non, ấy là vào khoảng giữa, cuối tháng 11 âl. Cư dân đồng bằng lại sửa soạn cho một năm mới sắp trở về. Thuyền câu, thuyền chài, vó, lưới cũng được tu bổ, sửa chữa lại sau mùa nước nổi. Và trong lu, khạp đã “vựa” đầy mắm cá linh, cá sặt; khô cá các loại cũng thấy phơi đầy trước…

…………Nguồn internet……..

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác