Ký ức ba miền đất “Tây” của Việt Nam (P2)

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 2242
  • Tổng lượt truy cập 10,232,267

Fanpage facebook

Ngày đăng: 30/05/2013, 10:52 am

Ký ức ba miền đất “Tây” của Việt Nam (P2): Miền Tây nước lớn

Trong ba miền “Tây” trong tôi thì Tây Nam Bộ để lại ấn tượng với sông nước mênh mông và những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Cũng chỉ biết nói “mênh mông” để tả về tình người nơi đây.

Bạn đã về miền Tây chưa? Nếu bạn có ý định khám phá mảnh đất này, bạn hãy chọn những miền quê thật xa xôi, nghèo khó nhé. Vì nếu ở thị trấn, hay trung tâm tỉnh lỵ bạn sẽ hối tiếc vì không thể thấy cái chất rất “sông nước” của đất và người miền Tây.
Lần đầu tiên tôi về miền sông nước là vào những ngày mưa dầm mưa dề, mưa xối xả, mưa đến bạc cả đầu. Mặc dù đã tưởng tượng trước, nhưng sự dày đặc của sông, của rạch nơi đây đã gây một ấn tượng mạnh cho tôi.

Vùng đất của sông, ngòi, rạch.
Tôi ở trong một gia đình“địa chủ” tương đối giàu có trong cái xóm nghèo xơ nghèo xác, nghèo như không thể còn nghèo hơn được nữa. Địa chủ ngày xưa bốc lột nông dân bằng thuế, bằng chính sức lao động; địa chủ ngày nay thì bốc lột qua một hình thức rất… dễ thương “cho vay phát triển kinh tế gia đình”. Với lãi suất “khiêm tốn”: 30%.
Trong gần 10 ngày ở tỉnh Long An, chúng tôi ngồi nhà hết 9 ngày. Vì đi đâu cũng thấy mưa và nước. Người ta ca vọng cổ: miền Tây gạo trắng nước trong là đây. Trong 9 ngày đó, ăn cơm chỉ độc 3 món: cá đồng, thịt heo (lợn) khô và chuột.

Về miền Tây tha hồ ăn cá.
Cá đồng nhiều khỏi nói. Thịt heo khô thì cả bao lớn treo nóc bếp, người ta để dành cho những mùa nước lũ. Chỉ có món chuột là mới lạ một chút. Những hôm đi bắt chuột, mấy anh em lõm bõm xách bao lên những nơi rìa nước, chuột lóc nhóc, bì bõm. Người cũng chẳng hơn. Chuột ở đây nhiều vô kể. Ngồi trong nhà, với chai rượu đế thơm nồng, với món chuột nướng cháy lèo xèo trên bếp chúng tôi phần nào cảm nhận cái thú vị của cuộc sống nơi đây.


Chuột đồng miền Tây nhiều vô kể. Món chuột đồng nướng là
món đặc sản của miền Tây.
Mà người miền Tây thật lạ, nghèo đó, đói đó, mưa gió thất nghiệp đó nhưng họ vẫn lạc quan, vẫn khề khà bên ly rượu, vẫn thả hồn theo những bài vọng cổ thống thiết, dạt dào tình cảm.
Chính cái thú vị này đã lôi kéo tôi trở lại miền Tây những lần tiếp theo đó. Lần về Cần Thơ với những đêm ngồi đồng ở một quán vừa lai sàn nhảy vừa lai cà phê vườn. Cái quán đó tôi gọi là “sàn nhảy chân đất”. Lần đầu tiên thấy một sàn nhảy không có tường cách âm, mặt sàn chẳng khác nào một võ đài đấm bốc ở Âu Châu.
Lần về Trà Vinh thì thấm thía cái “đô nhậu” của con gái miền sông nước này. Cô gái da trắng như lòng trắng trứng gà, hai mắt lúng liếng như ruột ốc bươu, giọng nói thì thấm vào lòng người như nồi lẩu mắm mà lại nhậu đánh đổ cả những gã đàn ông xứ lạ.

Con gái miền Tây đẹp lạ kỳ.
Nhưng nhớ nhất là những kỷ niệm về Măng – thít, Vĩnh Long. Nhớ những đêm chạy xuồng máy đi xem đoàn“pê đê” tổ chức hát cho nhau nghe. Ở đây, dân pê đê cũng có những hoạt động rất sôi nổi. Họ hát cực hay, cực đi vào lòng người. Nhớ những ngày đi vớt bùn đắp bờ kênh lấm lem, đen nhẻm như dân Phi Châu…
Vậy đó, miền Tây trong tôi đầy ắp những kỷ niệm, thôn dã thôi nhưng thú vị lắm. Đã lâu rồi tôi không còn được nghe giọng nói ngọng ngịu lẫn lộn giữa “r” và “g”, không còn được nghe những bài vọng cổ tự sự, trách móc vu vơ và than thân trách phận của người miền Tây nữa. (ST)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác