Gà rừng nhà lai tạo

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 3925
  • Tổng lượt truy cập 11,490,550

Fanpage facebook

Ngày đăng: 20/05/2013, 10:32 am

Gà rừng nhà lai tạo

Gà rừng bản tính nhút nhát, khó thuần dưỡng nên rất khó khăn cho người chơi gà vì vậy cần phải được lai tạo với gà nhà để thuần hòa chúng, nhưng lại tạo như thế nào để gà lai vẫn còn mang dòng máu của gà rừng về hình dáng cũng như tính nét của chúng đó mới là quang trong, qua 5 năm thuần hóa và lại tạo chúng tôi đã lại tạo thành công giống gà rừng tai trắng đời  F1, F2 rất đẹp và đang cho lại tào đời F3 và một số loại gà rừng nhạn và gà rừng chuối cũng khá đẹp đá rất hay để phục vụ cho ai thích chơi gà rừng và gà rừng lai; sau đây là một số hình ảnh về gà rừng và gà rừng lai của chúng tôi.

 

1/ Đây là gà con từ 2 tuần tuổi đến 2 tháng tuổi:

 


2/ Đây là gà từ 3 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi:



3/ Đây là những còn gà giống bố mẹ của chúng


phân biệt gà rừng thuần chủng

Gà rừng đỏ tai trắng

1. Mô tả hình thái gà rừng đỏ Gallus gallus spadiceus thuần chủng và gà rừng lai
Nhiều người, kể cả những người ở nông thôn, cũng thường lẫn lộn giữa gà rừng (junglefowl) rặt, gà rừng lai và gà nhà. Gà rừng lai được nhiều người ở nông thôn nuôi dưỡng và hoàn toàn khác với gà rừng rặt. Tôi thấy rất ít người nuôi gà rừng rặt, đa số nuôi gà lai giữa gà rừng, gà tre (bantam) và gà nhà. Tuy nhiên, con lai giữa gà rừng trống rặt với gà mái lai rất khó phân biệt. Mọi người hiếm khi lai kiểu này bởi vì gà rừng trống rặt mới bẫy được rất khó nuôi, hơn nữa gà lai có nhiều máu rừng cực kỳ nhạy cảm với những bệnh thông thường của gà nhà.

Tôi từng bẫy hơn 200 con gà rừng, bao gồm gà trống, gà mái trưởng thành và gà con cả trống lẫn mái. Trừ bảy con đực có màu sắc lạ, tất cả những con còn lại đều thể hiện những đặc điểm hình thái của gà rừng rặt. Năm trong số bảy con gà trống đó có nền hanh vàng với những vạch đen ở ngực và xung quanh hậu môn, lông cánh có nhiều màu vàng kim hơn so với gà rừng bình thường. Hai con gà trống còn lại đều xuất xứ từ bang Pahang, có lông bờm (hackle), lông mã và một số lông cánh rất trắng. Ngoài khác biệt về màu sắc, những con gà này có hình thái hầu như tương tự với gà rừng đỏ rặt. Có lẽ ông cha của những con gà này từng lai tạp với gà nhà. Tôi ngờ là như vậy bởi vì cả bảy con đều được bắt ở những khu rừng nhỏ bao quanh bởi làng mạc mà gà nhà thường được thả rông gần đó. Chúng tôi viếng thăm một dân làng ở Ulu Langat, bang Selangor người bắt được một cặp gà sau nhà. Những con gà này hoàn toàn khác với gà rừng bởi vì chúng to hơn, lông con trống hầu như hanh vàng còn lông con mái có màu nâu nhạt. Đây là những con gà bán hoang dã và rõ ràng là con lai giữa gà rừng và gà nhà.

Ngoài những điều trên, những con gà rừng mà tôi khảo sát đều không mấy khác biệt về mặt hình thái. Màu của gà rừng có xu hướng tương tự như màu của gà lai và thậm chí như một số gà nhà. Tuy nhiên, có một số đặc điểm hình thái, tập tính bầy đàn và hành vi điển hình mà chúng ta có thể dựa vào đó để phân biệt gà rừng rặt với gà rừng lai.

2. Gà trống trưởng thành
Màu nền của gà rừng trống trưởng thành là màu đen cùng với đủ mọi sắc độ đỏ và vàng ở cổ, cánh và lưng. Lông đuôi hẹp về phương ngang, lông phụng tá (lesser sickle) đều và ngắn hơn nhiều so với lông phụng chủ (greater sickle). Độ dài trung bình lông đuôi đo được từ 9 con gà rừng trống trưởng thành vừa bẫy được là 17.7 cm và trong tầm từ 14.3 đến 19.9 cm. Tổng số lông đuôi của một con gà trưởng thành hoàn toàn là 12, mỗi bên có 6 cái. Số lượng lông phụng tá là 4 cái mỗi bên. Ở cá thể lai điển hình, lông phụng tá dài hơn và nhiều cái cong xuống chụm vào lông phụng chủ. Màu của các lông phụng chủ và phụng tá là ánh kim đen với tông xanh. Đầu gà rừng tương đối nhỏ. Mồng lá, cứng cáp nhưng tương đối nhỏ, mỏng và răng cưa. Chiều dài mồng trung bình, đo từ gốc trước đầu cho đến gốc sau đầu, là 7.9 cm và trong tầm từ 7 đến 9.2 cm. Độ cao mồng trung bình, đo từ chóp gai cao nhất đến gốc mồng là 4.7 cm và trong tầm từ 3.9 đến 5.1 cm. Số gai mồng trung bình (kể cả các thùy nhỏ) là 9.6 và trong tầm từ 6 đến 13. Tích (lappet) và dái tai (earlobe) cũng phát triển nhưng thường nhỏ hơn gà lai và mặt có màu đỏ tía giống như mồng. Hai tích khi quan sát từ phía trước thường nằm sát hơn so với gà lai, vốn tương đối rộng. Chiều dài trung bình của dái tai là 2.4 cm và trong tầm từ 1.5 đến 3.5 cm, chiều rộng trung bình của dái tai là 2.1 cm và trong tầm từ 1.7 đến 3.4 cm. Chiều dài trung bình của tích là 3 cm và trong tầm từ 3 đến 3.4 cm, chiều rộng trung bình của tích là 2.9 cm và trong tầm từ 2.6 đến 3.7 cm.

Mồng gà mới bẫy được chuyển thành màu phớt xanh trong môi trường nuôi nhốt. Tôi thấy dái tai có nhiều màu và kích cỡ. Chúng có kích thước từ đồng xu 10 cent cho đến đồng xu 20 cent tiền Malaysia, màu đỏ tuyền, trắng tuyền hay trắng phớt đỏ, màu sau cùng phổ biến nhất. Màu xung quanh tròng đen ở hầu hết cá thể là hanh đỏ khác với đa số cá thể lai vốn trắng hay hanh vàng.

Cánh rất phát triển và dài hơn chiều dài thân, tính cả đuôi. Chiều dài trung bình của cánh khi giương hết cỡ, đo từ chóp cánh này đến chóp cánh kia là 72 cm và trong tầm từ 63 đến 76 cm. Chiều rộng trung bình của cánh là 21.9 cm và có tầm từ 20 đến 23.6 cm. Màu lông trước ngực là màu đen ánh xanh, cánh vai (wing bow) màu đỏ sẫm, lông bao (wing covert) màu đen, một số lông có những chỉ phớt đỏ, lông bay thứ (secondary flight feather) nửa đen, nửa nâu vàng và lông bay sơ (primary flight feather) màu đen với chỉ ngắn hanh vàng ở chính giữa. Số lông bao đầu tiên ở mỗi bên là 3, số lông cánh sơ ở mỗi bên từ 9 đến 11 trong khi số lông cánh thứ ở mỗi bên từ 12 đến 14.

Lông bờm chuyển từ cam hanh đỏ ở đầu cho đến đỏ hanh vàng gần xuống đến lưng. Màu lưng đỏ sẫm. Thân gà rừng khá mảnh dẻ và thuôn như chiếc thuyền, chân mảnh khảnh và trơn láng. Chiều dài trung bình của thân đo từ chóp mỏ (cổ vươn hết cỡ) cho đến phao câu (oil gland) là 36.4 cm và trong tầm từ 35 đến 38.1 cm. Chiều dài trung bình của cẳn chân là 8.7 cm và trong tầm từ 8.1 đến 9.4 cm. Đường kính trung bình của đùi là 3.5 cm và trong tầm từ 3.4 đến 3.9 cm. Chúng tôi không phát hiện thấy cá thể trưởng thành nào nặng hơn 1.5 kg và bởi vì cả điều này lẫn việc lông bay phát triển, nên gà rừng bay tốt hơn so với gà lai. Trọng lượng trung bình của gà rừng mới bẫy được là 1023.8 gram và trong tầm từ 800.3 đến 1220 gram. Cẳng chân gà rừng có màu xanh ngọc trong khi cẳng chân gà lai có màu đen xanh, hanh lục hay hanh vàng. Cựa có hình tam giác và có xu hướng cong lên ở gà già. Chiều dài trung bình của cựa ở gà trống trưởng thành từ 1.9 đến 3.2 cm.

Gà rừng trống lai mà dân làng thường nuôi hoặc lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với gà rừng rặt. Đầu thường lớn hơn, mồng và tích cũng lớn, nhám và dày hơn. Lông ngực có những vệt hanh vàng hay nâu trên nền đen như đã nói ở trên. Một trong những khác biệt quan trọng giữa gà rừng và gà lai là tiếng gáy. Tiếng gáy của gà lai hoặc kéo dài hơn hoặc lên quá cao trước khi ngắt đột ngột so với gà rừng rặt. Gà lai cũng gáy nhiều hơn so với gà rặt. Tuy nhiên, gà lai nhiều máu gà tre có tiếng gáy gắt hơn.

Tôi từng lai gà trống rặt với gà mái lai và tạo ra bầy lai rất khó phân biệt với gà rừng rặt. Tuy nhiên, có một vài đặc điểm cho thấy đó là cá thể lai. Ví dụ, thân hơi không thuôn như hình thuyền và màu xanh ngọc ở cổ chân (tarsus) hơi sẫm hay ngả tông lục. Ngoài ra, những cá thể lai này tương đối thân thiện và có thể thả rông như những gia cầm khác trong làng.


Hình 1: một con gà rừng trống rặt trong môi trường nuôi dưỡng có lông đuôi hẹp về phương ngang cùng với hai lông phụng chủ và bốn lông phụng tá.
Hình 2: một con gà rừng đỏ rặt trưởng thành hoàn với màu lông điển hình.


Hình 3: một con gà lai điển hình mà dân làng thường nuôi. Lưu ý phần đuôi – có rất nhiều lông phụng tá với xu hướng hòa vào lông phụng chủ. Màu sắc rất giống với gà rặt. Thân khá mập mạp.
Hình 4: cận cảnh đầu của một con gà rừng lai điển hình với mồng và tích lớn hơn.


Hình 5 & 6: Những con gà trống lai khác mà thoạt nhìn có thể nhầm với gà rừng rặt. Lưu ý phần đuôi, có rất nhiều lông phụng tá với xu hướng hòa vào lông phụng chủ.


Hình 7 & 8: cận cảnh đuôi của những con gà ở các hình 5 & 6. Lưu ý phần đuôi, có rất nhiều lông phụng tá với xu hướng hòa vào lông phụng chủ. So sánh với các hình 1 & 2.


Hình 9: một con gà rừng đỏ mới bẫy được với màu sắc chuẩn mực. Lưu ý, các lông phụng tá đều và thân hình thuôn như chiếc thuyền.
Hình 10: một con gà rừng đỏ mới bẫy khác. Ở con này, mồng và tích lớn hơn so với hình 4.


Hình 11: một con gà rừng đỏ mới bẫy được với màu sắc chuẩn mực ở phần cổ. Một số gà rừng rặt có tròng mắt màu cam vàng.
Hình 12: cẳng chân màu xanh ngọc và cựa rất sắc ở gà rừng trống rặt (mới bẫy được).


Hình 13: cựa của một con gà rừng đỏ trưởng thành rất sắc.
Hình 14: một con gà rừng đỏ mới bẫy được với tròng mắt màu hanh vàng và bị nhiễm ve ở phần dưới mồng (mũi tên).


Hình 15: một con gà rừng rặt với dái tai màu đỏ. Nhiều con gà rừng hoang dã có dái tai màu đỏ. Con gà rừng trống này có tròng mắt màu đỏ, màu mắt phổ biến nhất.
Hình 16: lưu ý tròng mắt hanh đỏ của con gà rừng này và dái tai hầu như trắng tinh.


Hình 17 & 18: gà rừng trống rặt mới bẫy được với dái tai trắng tinh. Lưu ý tròng mắt hanh đỏ và so sánh với hình 11.


Hình 19 & 20: một số gà rừng trống mới bẫy được cực kỳ nhát và sụp mồng, mất màu đỏ tươi ở mồng, mặt và tích vì căng thẳng. Lưu ý, dái tai ở trường hợp này không trắng hoàn toàn.


Hình 21: màu cẳng chân chuẩn mực ở gà rừng đỏ thuần chủng là xanh ngọc và theo kinh nghiệm của tôi, đặc điểm này là ổn định.
Hình 22: lưu ý màu cẳng chân của gà lai dường như hơi nâu vàng ở hầu hết các vảy.


Hình 23: một con gà rừng trống rặt mới thay lông. Gà mái là gà lai.
Hình 24: Một con gà rừng trống rặt được dân làng nuôi nhốt cả năm trời. Lưu ý con gà này đang thay lông (không có lông bờm).


Hình 25 & 26: những con gà rừng trống rặt này chỉ có một ít lông bờm khi mới bắt, điều chứng tỏ rằng chúng đang thay lông.


Hình 27: một con gà rừng trống rặt với thân hình thuôn, mồng và tích tương đối nhỏ.
Hình 28: cận cảnh vùng đầu của một con gà rừng trống rặt với mồng và tích nhỏ.


Hình 29: đây là một con gà rừng trống bất thường với lông bờm màu trắng. Đây có lẽ là con cháu gà lai giữa gà rừng rặt với gà nhà.
Hình 30: đây là biến thể vàng của gà rừng đỏ thường xuất hiện không xa khu làng mạc. Lưu ý số lượng lông bay màu vàng nhiều hơn so với gà rừng rặt. Đây nhất định là con cháu của gà lai giữa gà rừng trống rặt với gà nhà mái.


Hình 31: đây là biến thể gà rừng đỏ lông vàng khác được bắt ở Kajang, bang Selangor vào năm 1974. Địa bàn phân bố của gà này là rừng thứ sinh, được bao quanh bởi làng mạc. Đây nhất định là con cháu của gà lai giữa gà rừng rặt với gà nhà.
Hình 32: đây là gà tre lai rừng thường được sử dụng làm mồi nhử gà rừng. Lưu ý đến khác biệt về màu sắc, thân hình nhỏ, mập và cẳng chân vàng.


Hình 33: bầy gà lai điển hình của tác giả.

3. Gà mái trưởng thành
Gà rừng mái trưởng thành thường có màu nâu sẫm. Lông bờm nâu hanh vàng xen lẫn những vạch đen. Lông ức và vùng xung quanh hậu môn có màu nâu nhạt. Đầu nhỏ như đầu rắn, mồng, tích và dái tai tương đối nhỏ. Màu dái tai tương tự như gà trống. Thân thuôn như hình thuyền và chân tương đối dài, màu chân tương tự như gà trống.

Gà mái lai mà dân làng thường nuôi có thân hình không thuôn, mập mạp hơn, mồng và tích phát triển. Chân tương đối to và màu sắc đa dạng như xanh dương nhạt, hanh lục hay hanh vàng.



Hình 1, 2 & 3: gà rừng mái trưởng thành có mồng và tích rất nhỏ. Lông bờm hanh vàng xen những vạch nâu và màu sắc tổng quan là nâu sẫm. Lưu ý thân hình thuôn.


Hình 4 & 5: gà mái lai khác gà rặt ở thân hình mập mạp và mồng to hơn.


Hình 6 & 7: gà mái lai điển hình mà dân làng hay nuôi. Thân hình mập mạp hơn, đầu tròn, mồng và tích to hơn.


Hình 8: đây là con gà mái với lông bờm màu trắng. Con lai giữa một trong những con gà trống bờm trắng hoang dã với gà mái lai màu bình thường. Lưu ý, đầu rất giống với gà mái rừng rặt: đầu nhỏ, mồng và tích rất nhỏ.
Hình 9: cận cảnh đầu và cổ của gà mái lai bờm trắng (nhiều máu rừng) với mồng nhỏ, không tích và lông cổ đen trắng.

4. Gà non
Gà non có sọc to màu nâu sẫm ở chính giữa lưng, chạy từ đỉnh đầu cho đến đuôi. Hai sọc mảnh màu nâu sẫm khác ở hai bên sườn (chạy từ cổ đến đuôi). Màu giữa các sọc là màu kem. Những sọc đen điển hình khác chạy từ mắt đến sau đầu. Phần còn lại trên lưng màu nâu nhạt và bụng nâu nhạt hơn. Trừ lông cánh màu nâu nhạt, phần còn lại có màu vàng nhạt. Lông cánh mọc rất nhanh và gà có thể bay một đoạn ngắn khi đạt một tuần tuổi. Cẳng chân và các ngón ở vài ngày tuổi có màu xám nhạt. Gà rừng non thuần chủng và nhiều máu rừng rất nhạy cảm với những bệnh bắt nguồn từ sự căng thẳng.


Hình 1: ba con gà rừng đỏ thuần chủng mới nở. Lưu ý màu sắc điển hình của gà một ngày tuổi là các sọc nâu sẫm chạy từ đầu đến đuôi và sọc nâu sẫm mảnh chạy từ mắt đến cổ.
Hình 2: cũng ba con gà đó (ở hai ngày tuổi) với những sọc nâu điển hình.


Hình 3: ba con gà rừng thuần chủng mới nở. Lưu ý màu sắc điển hình ở thân và màu xám nhạt ở chân.
Hình 4: những con gà lai (nhiều máu rừng) rất khó phân biệt với gà rặt.


Hình 5: bốn con gà rừng thuần chủng mới nở và một quả trứng chưa nở.
Hình 6: vẫn những con gà trên ở một tuần tuổi.


Hình 7: gà rừng đỏ thuần chủng một tuần tuổi. Lưu ý lông cánh đã phát triển đầy đủ cùng với những vạch trắng điển hình.
Hình 8: ba con gà mới nở. Lưu ý cẳng chân màu xám nhạt.


Hình 9: lưu ý lông cánh gà rừng rặt phát triển đầy đủ sau một tuần tuổi và so sánh với gà ba ngày tuổi. Lưu ý những sọc nâu sẫm điển hình ở mắt, trên lưng và hai bên sườn.


Hình 10: hai con gà rừng rặt ở 11 ngày tuổi và gà nhà có cùng độ tuổi. Lưu ý đến sự khác biệt về kích thước và lông cánh cực kỳ phát triển ở hai con gà rừng đỏ non.
Hình 11: hai con gà rừng đỏ rặt (trong hình 10) ở sáu tháng tuổi. Lưu ý đến sự khác biệt về kích thước so với gà nhà có cùng độ tuổi.


Hình 12 & 13: gà rừng trống ở sáu tháng tuổi. Lông, mồng, tích và dái tai vẫn chưa phát triển hết.

(Sưu tầm)               

Bình luận

  • Phan

    22/07/2017, 01:13 pm
    A cho e hỏi lai như thế nào để được gà con F3 và F4 aq
  • Hihi

    22/07/2017, 05:02 pm
    Cái này...em hỏi bác Google chắc mới ra. hihi

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác