Gà Rừng: Cách phân biệt gà rừng thuần chủng

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 6162
  • Tổng lượt truy cập 11,294,977

Fanpage facebook

Ngày đăng: 18/05/2013, 10:29 pm

Gà Rừng: Cách phân biệt gà rừng thuần chủng

Gà rừng lông đỏ được cho là tổ tiên của các loại gà nhà . Quê hương của chúng là các nước Đông Nam Á kéo dài tới Ấn Độ . Theo ý kiến của một số chuyên gia thì hiện nay gà rừng thuần chủng đang nằm trong tình trạng báo động vì môi trường sống bị con người xâm lấn và lai tạp với gà nhà đi hoang . Gà bắt ở rừng ra không có gì bảo đảm đó là một con gà rừng rặt giống . Các con gà bắt được ở bìa rừng hoặc gần các buôn làng thường bị lai tạp với gà nhà .
Các đặc điểm về gà rừng thuần chủng hiện nay được dựa trên các nghiên cứu của các nhà điểu học từ những năm 1920 . Ngoài ra người ta cũng dựa trên các mẫu gà rừng bắt được tại Ấn Độ vào thập niên 60 . Sau đây là các đặc điểm để nhận dạng gà rừng thuần chủng .



Gà Trống:



Hình 1. Gà rừng thuần chủng có thân hình thanh hơn, mào nhỏ và lông đuôi thưa với tối đa 2 cọng lông đuôi cong chính (1 cái mỗi bên) và khoảng 4 lông đuôi cong phụ mỗi bên . Các lông đuôi cong phụ cũng không quá dài . Hình trên là một con gà rừng ở Mã Lai




Hình 2. Gà rừng lai có thân hình vạm vỡ hơn với mào cũng phát triển hơn . Các cọng lông đuôi cong phụ nhiều và hay lẫn vào lông đuôi chính .





Hình 3. Đây là hình một chú gà rừng Lào bị pha 1 tí nhưng mào vẫn to hơn gà rặt và lông đuôi phụ hơi nhiều và dài . Gà này do người Lào sống ở Mỹ đem trứng sang . Do thiếu gà mái nên họ pha gà không rặt vào . Sau nhiều thế hệ lai tạo vẫn chưa làm cho nó nhìn “rừng” hoàn toàn .




Hình 4 &5. Cựa gà rừng rất nhọn và thẳng, chân có màu xanh đá



Hình 6. chân gà bị lai tạp có màu nâu .






Hình 7.Một đặc điểm độc đáo của gà rừng là sau mùa sinh sản, chúng thay bộ lông sặc sỡ bằng bộ lông ngắn và xấu xí (eclipse molt) . Đây là đặc tính bắt buộc phải có của gà rừng . Đặc tính này được các nhà khoa học sử dụng để đánh giá mức độ thuần chủng của một quần thể gà rừng .



Hình 8. Đây là một con gà bắt được ở rừng Mã Lai có màu lông lạ . Gà này có thể đã bị lai với gà nhà trong quá khứ



Hình 9. Đây là con gà bắt từ rừng tái sinh ở Kajang, bang Selangor, Mã Lai vào năm 1974có màu lông vàng . Con gà này chắc chắn là gà lai với gà từ làng mạc quanh đó .




Gà Mái:

Hình 10 & 11
gà rừng mái phải có mào thật nhỏ gần như không thấy được khi nhìn xa . Mặt trơn láng, không có tích . Đây cũng là một đặc điểm bắt buộc ở gà rừng thuần chủng . Đầu phải nhìn giống đầu chim trĩ . Thân hình thon nhỏ






Hình 13 & 14
Đây là gà rừng mái bị pha tạp có 1 tí mào và có tích . Thân hình cũng to hơn gà rừng thuần chủng
TẢN MẠN VỀ GÀ RỪNG!...

Phan Công Huân là tôi, một trong số nhiều người thích gà Rừng (gà Rừng Việt Nam), nuôi, lai tạo và bẫy gà Rừng ở Quảng Ngãi. Bài viết này mang tính giải trí, những nội dung có liên quan đến kiến thức về gà Rừng mà tôi có được chỉ là những kinh nghiệm hái lượm từ bản thân và có một số ít là sưu tầm, nghiên cứu thêm từ các anh em khác. Có gì không phải xin các bạn cứ chỉnh sửa, góp ý giúp tôi; những mong góp phần nhỏ bé cho các bạn muốn nuôi, chơi loại gà đẹp này.

1. Vài đặc điểm về gà Rừng:
1.1 Nhận dạng:
- Thân hình&cân nặng: Gà rừng có thân hình khá giống với gà Kiến (miền Bắc gọi là gà Ri), tuy nhiên trọng lượng thì nhỏ hơn nhiều, trung bình một con gà Rừng trưởng thành nặng khoảng 800 đến 1.000 gram. Đấy là trong môi trường tự nhiên, còn trong môi trường nuôi, thuần dưỡng thì gà trống Rừng trưởng thành có trọng lượng khoảng 700 đến 1.100 gram. Sở dĩ có sự khác biệt nhỏ này là vì trong môi trường nuôi nhốt gà không được chăm sóc kỹ dẫn đến giảm sút về cân nặng, hoặc được nuôi quá cẩn thận mà trọng lượng có tăng lên chút đỉnh. Ngoài ra gà nuôi nhốt và gà trong môi trường tự nhiên còn có một vài đặc điểm khác nhau, khi nào đụng tới chỗ khác nhau tôi sẽ nói tiếp. Hượm!...Gà mái trưởng thành có trọng lượng trung bình từ 500 đến 600gram. Theo tôi trưởng thành ở đây là khoảng 19-20 tháng tuổi. Sở dĩ lấy độ tuổi đó làm độ tuổi trưởng thành là vì ở tuổi đó gà không còn tăng cân được nữa, màu sắc của lông gà cũng đã đi vào ổn định.
- Khuôn mặt: Gà rừng có khuôn mặt thon nhỏ nhưng không dài, mỏ thẳng-màu sắc mỏ phụ thuộcautolinker.com autolinking image vào màu sắc của chân gà-có thể là nâu hơi trắng hoặc vàng hơi xanh. Nếu mỏ gà quá cong và là mỏ ba lá thì chắc chắn là gà đã lai tạp. Vào mùa sinh sản gà mái mặt đỏ au, đầy sức sống! .<- Tôi dùng từ không biết có sai không? Hêhê! Sau mùa sinh sản mặt gà mái sẽ nhợt nhạt, còn gà trống chỉ nhợt nhạt lúc thay lông
- Mắt: Gà rừng trống thường có mắt màu đỏ, nâu vàng là mắt gà mái. Nếu gà có mắt màu trắng hoặc mắt ếch (đen), mắt hoa đích thị đó là gà không rặc rừng.
- Mồng gà: Gà rừng duy nhất chỉ có mồng lá (mồng cờ).

Màu sắc của mồng đỏ hồng khi gà sung mãn, thay lông hoàn thiện. Nếu mồng gà có màu đen là gà chưa sung mãn hoặc là đang bị bệnh hoặc con gà đó là gà lai với gà Ác (gà Ri). Giai đoạn gà thay lông, mồng gà Rừng sẽ giảm khoảng 1/3 kích cỡ; mồng gà xẹp lại chứ không căng phồng như lúc sung mãn nữa; màu của mồng sẽ không còn đỏ hồng nữa mà chuyển sang màu đỏ tái nhợt nhạt, hoặc đỏ bầm ở cuối mồng. Một số ý kiến cho rằng: “Khi gà Rừng thay lông mồng sẽ tiêu mất hoặc nhỏ lại chỉ còn bằng mồng gà mái” thật ra điều đó là không đúng với thực tế. Nếu phát biểu trên là đúng thì: 1. Gà mái có mồng rất to (để cho mồng bằng khoảng 2/3 mồng gà trống). 2. Khả gà trống có khả năng tiêu giảm kích cỡ của mồng đáng kể, kiểu như ta có thể thổi hoặc để xẹp 1 cái bong bóng. Theo tôi biết thì: 1. Mồng và tích gà mái rất nhỏ, gần như không có. 2. Chưa có nhà khoa học (cái nhà này sẽ nói sau) nào chứng minh gà trống Rừng có khả năng đó. Từ 1&2 ta có thể nói ý kiến trên là ....các bạn tự kết luận.

- Tích&tai: Cần phân biệt tích và tai, tích: là phần da thòng dài, nằm dưới mỏ dưới của gà, giữa 2 tích là hầu gà (con gà rừng nào có dây hầu rõ ràng thường là con gà hay, khoẻ mạnh), tai: là phần da màu trắng, nằm phía dưới lỗ tai của gà.
Gà trống rừng có tích dài thòng nhưng không quá to, có tai màu trắng. Gà mái tích rất nhỏ, hầu như không có tích; tai gà mái rừng cũng có màu trắng nhưng rất nhỏ so với tai gà trống. Lưu ý: Tai gà rừng có màu trắng nhưng nếu trong quá trình nuôi tai gà bị tổn thương(thưòng là đá nhau) thì chỗ tai trắng đó sẽ không còn màu trắng nữa mà sẽ chuyển sang màu đỏ nhợt nhạt, do các sắc tố làm trắng da của vùng da đó vẫn còn. Các bạn nếu nuôi gà rừng để làm cảnh thì không nên để hoặc cho gà rừng đá nhau,vì như thế sẽ làm cho con gà cảnh mất đi vẻ đẹp vốn có của nó, đó là chưa kể lúc gà đã ra đủ cựa thì các bạn có “cơ may” được ăn thịt gà rừng. Hehe!
- Lông: Gà rừng duy nhất chỉ có màu lông tía đẹp (miền Bắc gọi là Đều) đối với gà trống,

gà mái có màu nâu ở lưng và cánh, hung nâu ở ngực.

Tuy nhiên màu lông gà có thể đậm hay nhạt tuỳ theo vùng miền và tuỳ con gà nữa, thường thì gà miền Nam có màu nhạt hơn 1 tí so với gà miền Trung và miền Bắc; gà chân xanh đá có màu tía đậm hơn so với gà chân xanh vỏ đậu nhưng những sự khác biệt trên về màu lông là không đáng kể. Cũng cần phân biệt giữa màu tía đẹp và màu cà rốt vì nếu là gà cà rốt thì chắc đã lai với gà khác rồi. Chỉ những chuyên gia giàu kinh nghiệm về gà mới nhận ra được. Còn một vấn đề về lông nữa, đó là “chuyện thay lông của gà và đánh giá độ thuần chủng của gà rừng”. Theo một số ý kiến nói rằng: “Vào mùa thay lông gà rừng THAY bộ lông sặc sỡ bằng bộ lông ngắn cũn, xấu xí. Các nhà khoa học dựa trên đặc đặc điểm đặc trưng này của gà rừng để đánh giá độ thuần chủng của chúng”. Theo tôi ý kiến trên là chưa chính xác. 1. Thật ra gà rừng không có THAY bộ lông sặc sỡ bằng bộ lông xấu xí, khi vào mùa thay lông gà rừng sẽ bị rụng lông 1 cách dần dần, khi những cọng lông nổi bật trên con gà rừng như lông phướng, lông mã trên lưng và trên cánh sẽ bị rụng để cho lông mới mọc ra. Trong lúc những cọng lông nổi bật đó chưa mọc ra thì trông gà rất xấu; quá trình này kéo dài suốt gần 3 tháng, có lẽ vì thế mà mọi người nhầm tưởng nó THAY bộ lông dài bằng bộ lông ngắn, xấu xí. Còn các “nhà khoa học” thật ra họ cũng chỉ là nhà nghiên cứu giống như chúng ta mà thôi, mức độ am hiểu về gà rừng có thể cao nhưng chưa chắc họ có lòng say mê, yêu quý gà rừng thật sự nên có thể họ chỉ dừng lại ở mức Cao chứ chưa Thật sâu sắc. Xin lỗi các “nhà khoa học”!
Màu cà rốt: IMG]http://upnhanh.com/userimages/images/UpNhAnHdotC0M2008120934350yzrhnzhhzm94924_1.jpeg[/IMG]

- Chân gà: Chân gà rừng là chân tròn, không có chân vuông. Màu chân thường là màu xanh đá và chân xanh vỏ đậu. Cựa gà rừng ra rất nhanh, khoảng 10 tháng tuổi cựa đã dài hơn 1cm rồi nhưng gà hơn 1 năm tuổi thì mới nhọn cựa, cá biệt có con 2 năm tuổi mới nhọn cựa. Gà rừng chỉ có 4 ngón chân như gà ta.
Xanh vỏ đậu:
Xanh đá:

- Đuôi gà: Gà rừng mái không có lông phướng (2 cọng lông dài nhất, mọc chính giữa đuôi gà) mà chỉ có gà trống mới có. Đuôi gà rừng hơi vổng nhưng không quá vổng (thường ko quá 450, hai cọng lông phướng dài và cong. Đuôi gà túm lại chứ không xoè ra. Lông phướng dài hay ngắn, dài bao nhiêu là tuỳ thuộcautolinker.com autolinking image vào gen của con gà chứ không thể nói lông phướng gà của tui dài, cong nên là gà rừng rặc còn gà của anh đuôi ngắn nên là gà rừng+....! Điều này bạn nào chơi chim chích choè lửa thì biết, cũng là chim ngoài tự nhiên nhưng có con đuôi dài, con đuôi ngắn và đôi khi sự khác biệt về chiều dài đuôi là gấp đôi. Sở dĩ gà rừng trong tự nhiên bị con người bắt về nên nhát và bản tính sợ người còn mãi trong nó nên đuôi gà rừng mà các bạn thấy không vổng hoặc ít vổng lên. Còn gà rừng nuôi ở nhà, qua thuần dưỡng nhiều thế hệ trở nên dạn người, gà không còn sợ hãi nữa nên phong thái rất tự nhiên, thể hiện sự hùng dũng của nó bằng hình thức: cánh xoè xệ, và đuôi nhổng cao thách thức. Tôi đã đi bẫy gà và chứng kiến nhiều trận thư hùng giữa gà mồi và gà bổiautolinker.com autolinking image(gà ngoài tự nhiên), lúc sắp giao chiến gà bổiautolinker.com autolinking image cũng xoè cánh, nhổng đuôi, gáy thách thức như các bạn thường thấy như trong các cảnh chọi gà.
- Đặc điểm sinh sản(tại gia): Khi gà trống đã được khoảng 6 tháng tuổi là bắt đầu gáy te te, 8 tháng tuổi là gáy rành rọt. Khi gà trống bắt đầu gáy là có thể “đạp mái”(hơi thô thiển ^-^) nhưng thường thì gà mái không chịu mấy anh trống này. Gà mái khoảng 7 tháng thì có thể bắt đầu đẻ. Gà nuôi ở nhà thì đẻ không kể mùa nhưng tối đa cũng chỉ 3 lứa/năm. Khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch gà sẽ thay lông, gà trống sẽ xấu tệ và ở giai đoạn này gà mái cũng không đẻ. Lúc nào mặt gà mái có màu đỏ hồng là báo hiệu sắp đẻ rồi đấy! Nếu thấy gà mái đỏ mặt thì các bạn nên nhốt hết những con gà trống mà mình không có ý định đúc với con mái đó lại. Chỉ thả duy nhất 1 con trống mà ta muốn đúc ra thôi! Cho gà trống ăn sung thì tỷ lệ gà trống thường cao hơn một tý nhưng tốt nhất là nên cho ăn đều nhau như thế gà con mới khoẻ mạnh được, còn trống hay mái rồi thì cũng sẽ có mục đích cả thôi. ^..^!!!

1.2 Tính cách:
Giống như tất cả các loài chim hoang dã khác, gà rừng có bản tính nhút nhát, nếu là gà ngoài tự nhiên chỉ cần thấy bóng người là ...biến! Dù bạn có nghe tiếng gáy cách bạn 300...Cm nhưng cũng khó phát hiện được một chú gà rừng trống sặc sỡ chứ đừng nói đến thấy một em gà mái. Ta chỉ vô tình bắt gặp, thường dễ thấy nhất là ở những đám ruộng gần bìa rừng. Vì vào mùa sạ lúa gà sẽ kéo nhau xuống ruộng để ăn lúa mầm. Lúc này nếu ở vị trí thuận lợi ta có thể quan sát cảnh gà rừng ăn trông rất sinh động, cảm giác lúc đó vô cùng phấn khích. Hiện nay hiếm thấy được cảnh đó vì nếu có người thấy gà rừng ăn vào ban ngày thế nào ngay đêm đó cũng có kẻ vác súng đi tìm nơi gà rừng ngủ và ....BÙM...MMM! Chưa kể đến các tay đánh bẫy chuyên nghiệp chuyên lãng vãng nơi bìa rừng với câu hỏi thường trực trên môi: “Dạ! Anh(chị) có thấy gà rừng ra ăn lúa không? Chỉ chỗ em bắn cho” Kích thêm vài câu: “Gà rừng mà phá lúa thì hư phải biết!”. Hic! Chính vì thế gà rừng đã nhát nay còn nhát hơn!
Gà rừng rất hăng đánh nhau, lợi dụng đặc điểm này mà người ta (trong đó có tôi, hehe! Mà tôi thì không đáng kể-chơi cho vui thôi) bẫy bằng cách cột con gà mồi ở giữa và cắm dò hoặc giăng lưới xung quanh. Khi nghe tiếng gà mồi gáy, gà bỗi biết có kẻ xâm phạm lãnh địa và đi tìm để đuổi kẻ đó đi, không ngờ......! (ST)

Bình luận

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác