Tìm hiểu về Nghề nuôi chim Yến.

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4417
  • Tổng lượt truy cập 11,293,232

Fanpage facebook

Ngày đăng: 08/03/2019, 01:51 pm

Tìm hiểu về Nghề nuôi chim Yến. (Sưu tầm từ nhiều trang)

Một số câu hỏi nên tham khảo trước khi nuôi yến

Câu hỏi 1: Ở đâu bán giống chim yến? Trả lời: Đây là câu hỏi mà rất nhiều người khi bắt đầu tìm hiểu về nuôi chim yến. Lĩnh vực nuôi chim yến không giống như những ngành chăn nuôi khác như gà, vịt, trâu, bò,... Nuôi chim yến không cần phải mua giống, chúng ta chỉ cần dụ chim yến ngoài tự nhiên vào nhà mình. Đây là phương pháp hiệu quả nhất của nghề nuôi yến. Ngoài ra cũng có phương pháp đem con giống từ nơi khác đến (mua giống) nhà mình nuôi hoặc thay trứng của loài chim yến cỏ; nhưng các phương pháp này cho tỷ lệ thành công thấp và chi phí cao.

Ngày đăng: 31-07-2017

547 lượt xem

Câu hỏi 1: Ở đâu bán giống chim yến?
Trả lời: Đây là câu hỏi mà rất nhiều người khi bắt đầu tìm hiểu về nuôi chim yến. Lĩnh vực nuôi chim yến không giống như những ngành chăn nuôi khác như gà, vịt, trâu, bò,... Nuôi chim yến không cần phải mua giống, chúng ta chỉ cần dụ chim yến ngoài tự nhiên vào nhà mình. Đây là phương pháp hiệu quả nhất của nghề nuôi yến. Ngoài ra cũng có phương pháp đem con giống từ nơi khác đến (mua giống) nhà mình nuôi hoặc thay trứng của loài chim yến cỏ; nhưng các phương pháp này cho tỷ lệ thành công thấp và chi phí cao.

Câu hỏi 2: Như vậy làm cách nào để dụ được chim yến ngoài tự nhiên vào nhà mình?
Trả lời: Để dụ được chim yến ngoài tự nhiên vào nhà mình, chúng ta cần phải phát âm thanh tiếng kêu của chim để dẫn dụ chim yến từ nơi khác đến, bên trong ngôi nhà nuôi chim cần phải đảm bảo các điều kiện thích hợp cho chim.

Câu hỏi 3: Mình có thể dụ được chim ngoài tự nhiên và chim của người khác vào nhà mình, vậy người khác có thể dụ được chim của mình đi hết không?
Trả lời: Chim yến là một loài rất trung thành, một khi chúng đã vào nhà ở và làm tổ thì chúng sẽ gần như ở lại suốt đời trừ khi ngôi nhà đó có những yếu tố làm chim yến bị bất an như bị phá hoại hay khai thác tổ không đúng cách. Chim yến mà chúng ta dụ được chủ yếu là các con chim yến non.

Câu hỏi 4: Nơi nào có thể nuôi được chim yến?
Trả lời: Chim yến chủ yến phân bố ở khu vực Đông Nam Á và hiện nay khu vực này gần như là nguồn cung cấp yến sào duy nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, các tỉnh miển trung trở vào có thể nuôi chim yến được

Câu hỏi 5: Nuôi chim yến phụ thuộc nhiều vào nguồn chim tự nhiên, vậy mức độ thành công có cao không?
Trả lời: Để đánh giá mức độ thành công còn tùy thuộc vào tiêu chí đánh giá của mỗi người và hiện nay Yến Sào Thiên Hoàng Yến  đã thi công những công trình từ miền trung về tp.Hồ Chí Minh, và các tĩnh miền Tây thì thành công tới  80 %-90 %.



Câu hỏi 6: Nguyên nhân thất bại?
Trả lời: Có hai nguyên nhân thất bại chính sau:
- Do khâu khảo sát ban đầu không kỹ lưỡng. Nguyên nhân sâu xa của thất bại là do đầu tư theo tư tưởng hứng lộc trời, thấy người khác nuôi thì mình cũng bắt chước nuôi. Ngoài ra còn do phần lớn các nhà tư vấn lo chạy theo lợi nhuận nên không khảo sát kỹ càng về nguồn chim, số lượng nhà chim ở khu vực xung quanh định nuôi.
- Môi trường nhà nuôi chim không thích hợp cho chim yến như: vật tư " Thanh làm tổ, dung dịch tạo bầy bầy đàn,hệ thống phun sương,nhiệt độ, độ ẩm trong ngôi nhà ..." nuôi chim yến không đúng.

Câu hỏi 7: Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành là bao nhiêu?
Trả lời: Việc đầu tư nuôi chim chủ yếu là chi phí đầu tư ban đầu, còn chi phí vận hành là rất ít (chủ yếu cho người trông coi nhà nuôi chim và tiền điện nước). Chi phí đầu tư ban đầu cho một nhà chim bao gồm 2 khoản sau: tiền xây dựng phần thô nhà và tiền công nghệ; tổng cộng 2 khoản này tương đương hoặc thấp hơn xây dựng một căn nhà ở theo tiêu chuẩn nhà phố.

Câu hỏi 8: Thức ăn cho chim là gì? Mua ở đâu?
Trả lời: Chim yến ăn những loại côn trùng nhỏ ngoài tự nhiên. Chim yến bắt côn trùng khi chúng đang bay. Như vậy các bạn không phải tốn tiền mua thức ăn cho chim yến. Để bổ sung thêm nguồn thức ăn cho chim, xung quanh nhà nuôi chim yến các bạn có thể trồng những loại cây thu hút côn trùng như keo dậu, sung vả, ... hoặc các bạn có thể đập nát quả đu đủ chín xung quanh nhà để thu hút nguồn côn trùng.

Câu hỏi 9: Nơi nào tư vấn?
Trả lời: Hiện nay Yến Sào Thiên Hoàng Sài Gòn có nhận tư vấn và lắp đặt nhà yến.( Miễn phí). Chi phí lắp đặt tùy thuộc vào khu vực, diện tích xây dựng nhà yến và công nghệ sử dụng.

Câu hỏi 10: Sản phẩm bán cho ai? Giá bao nhiêu?
Trả lời: Hiện nay Yến Sào Thiên Hoàng Sài Gòn có thu mua tổ yến thô để sơ chế. Giá thu mua khoảng  30  triệu đồng, tùy thuộc vào chất lượng tổ.

Câu hỏi 11: Người nuôi chim yến ngày càng nhiều có làm giá sản phẩm giảm không?
Trả lời: Hiện nay nhu cầu sử dụng yến sào ngày càng nhiều, cung không đủ cầu vì chỉ có một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Philippine, Lào, Campuchia, Brunie mới có thể nuôi được chim yến.

Câu hỏi 12: Chim yến có bị cúm gia cầm không?
Trả lời: Cho đến nay trên thế giới chưa có phát hiện chim yến bị nhiễm cúm gia cầm. Ngoài ra chim yến cũng rất khó bị nhiễm cúm gia cầm vì đặc điểm của chim yến là bay lượn suốt ngày, chúng chỉ đậu khi về nhà do đó chim yến rất khó tiếp xúc với nguồn bệnh cúm gia cầm.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM VỀ  KỸ THUẬT NUÔI YẾN TẠI: http://yensaothienhoangsaigon.com/ky-thuat-nuoi-yen/



Yếu tố giúp nuôi yến trong nhà thành công

Việc thiết kế xây dựng nhà nuôi yến và hoàn thiện quy trình nuôi yến trong nhà là cấp thiết để làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi yến trong nhà trên toàn quốc.

Yếu tố quyết định thành công cho ngôi nhà yến:
1. Vị trí xây dựng nhà yến
2. Thiết kế nhà yến và kỹ thuật xây dựng đúng quy cách
3. Thông số kỹ thuật nhiệt độ, độ ẩm trong nhà yến
4. Ánh sáng trong nhà yến (lux)
5. Hướng nhà và hướng lô chim ra vào
6. Kích thước vòng đảo lượn trong nhà
7. Hệ thống giá tổ
8. Hệ thống âm thanh
9. Hệ thống tạo ẩm, thông gió, mùi bầy đàn..
10. Kỹ thuật vận hành nhà yến
Ở Việt Nam, chim yến hàng (Aerodramus fuciphagus germani) sinh sống làm tổ trong các hang đảo tự nhiên, những năm gần đây đã xuất hiện phân loài chim yến nhà (Aerodramus fuciphagus amechanus, Aerodramus fuciphagus vestitus) sinh sống, làm tổ trong nhà với số lượng quần đàn ngày càng tăng.
Hiện nay, phân loài chim yến này được phân bố ở hầu hết các địa phương từ Thanh Hóa đến Cà Mau, đặc biệt chim yến tập trung với số lượng khá lớn ở các tỉnh duyên hải miền Trung đến các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên.Nghề nuôi yến trong nhà đã hình thành và đang phát triển với nhiều triển vọng. Vì vậy, việc thiết kế xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà là cấp thiết để làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà trên toàn quốc.

Kiến thức nền tảng
1. Đặc điểm nhận dạng chim yến
– Đuôi ngắn, không chẻ
– Lưng, bụng không có khoảng trắng
– Đập cánh liên tục khi bay, không bay thẳng
– Không bao giờ đậu, chỉ đậu khi vào hang và nhà
2. Vị trí thích hợp nuôi chim yến
– Gần một căn nhà Yến có sẵn. Nếu vùng chưa có nhà nuôi thì gọi chi về để khảo sát
– Nơi chim Yến bay qua trên đường đi kiếm ăn và trên đường về tổ
– Nơi kiếm ăn hàng ngày của đàn Yến.
– Gần ao, hồ, mặt nước;
– Không có nhiều cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn
3. Kết cấu và kích thước nhà nuôi chim yến
- Nhà khung bê tông cốt thép, mái đổ bê tông, tường xây gạch 20cm
– Nhà cấp 4 – cột gạch, tường xây gạch 20cm, mái lợp tôn cách nhiệt
– Nhà khung thép tiền chế, tường và mái bằng tôn cách nhiệt
– Kích thước nhà nuôi chim yến trung bình là 5m x 20m, kích thước lý tưởng là 8m x 20m và tối thiểu là 4m x 10m
4. Kích thước lỗ ra vào và các phòng trong nhà yến
– Lỗ ra vào có chiều cao từ 30 – 50cm, chiều ngang từ 50 – 80cm .
– Kích thước phòng lượn tối thiểu 4m x 4m, chiều cao từ 2m – 3m
– Kích thước các phòng trong nhà tối thiểu 4m x 4m, tối đa 8m x 16m. Chiều cao tối thiểu 2.2m, tối đa 3,5m .
– Lỗ thông tầng từ 1m x 1m đến 4m x 4m
5. Nhiệt độ – độ ẩm & ánh sáng
– Nhiệt độ thích hợp từ 26-30 độ, lý tưởng là 28-29 độ
– Độ ẩm thích hợp từ 70%-85%, lý tưởng là 75%-80%
– Ánh sáng thích hợp từ 0.02 – 0.10 lux
– Phải có hệ thống thông hơi, thoáng khí
6. Âm thanh và mùi bầy đàn
– Âm thanh dụ chim yến hiện nay có rất nhiều loại tiếng, nhưng nói chung gồm có 3 loại : Loại tiếng ngoài dùng để hấp dẫn chim yến quy tụ lại ; Loại tiếng hút để thu hút chim chui vào nhà và loại tiếng trong để dụ chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở .
– Dùng các dung dịch tạo mùi để chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở . Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch tạo mùi. Tùy theo công trình và điều kiện mà chọn lựa cho phù hợp.
Điều kiện làm nhà nuôi yến
1/Nhà có diện tích 100m2 trở lên, nhà nuôi yến thành phố phải cao hơn nhà xung quanh nhà kế bên, phải có chuồng lượn của yến theo mô hình tự nhiên, nhà vùng quê thoáng thì điệu kiện tốt cho chim bay lượn và nguồn thức ăn nhiều hơn.
2/ Người muốn nuôi yến có điều kiện thực hiên nuôi yên trong nhà, nên mời bên tư vấn đến khảo sát kiểm tra thực tế, vùng muốn nuôi yến đạt số lượng chim yến có khả quan mới đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến, tiếp theo các bước thực hiện xây dựng như thế nào chuẩn tạo mô hình như thiên nhiên và thực hiện chuyển giao công nghệ nuôi yến sào trong nhà.
3/ Nhà đang ở nâng thêm tầng để nuôi, bên công ty tư vấn đến khảo sát  thực tế, hướng dẫn cách làm cụ thể, chừa lổ thông thoáng đúng qui cách, và kiển tra hướng chim ra vào theo đúng qui trình tự nhiên thích hợp điều kiện chim yến làm tổ. (Ví dụ: với căn nhà một trệt, một lầu. Tầng trệt dùng làm phòng giao dịch, tầng lầu trên tiến hành nuôi chim yến vẫn tốt.)
4/Nếu nhà xây mới  hoàn toàn riêng cho việc nuôi chim yến, bên công ty tư vấn cử người đến hướng dẫn theo giỏi trong quá trình xây dựng đúng qui trình nuôi chim yến,theo đúng mô hình đạt chuẩn gần như tự nhiên, để chim yến khám phá thích nghi, tìm nơi an toàn cho chim yến ở lại làm tổ.
Kỹ thuật thiết kế và xây dựng nhà yến
Thiết kế ngôi nhà yến dựa trên kết quả khảo sát khu vực, địa điểm dự tính xây nhà yến. Khi thiết kế, xây dựng nhà nuôi yến cần chú ý đến tiểu khí hậu của vùng được chọn để xây nhà yến. Theo các dẫn liệu về môi trường, vùng xây nhà yến được chia ra thành 2 loại chính: Nhà yến ở vùng có nhiệt độ trung bình là ≥ 27C, trần nhà cao tối thiểu so với mặt sàn là 3m, cao nhất là 4,5m. và nhà yến ở vùng có nhiệt độ trung bình < 27C, chiều cao tối đa từ sàn nhà đến trần là 3,5m; thấp nhất là 2,5m.
Kích thước ngôi nhà yến
Để mang lại hiệu quả thì diện tích đất để xây dựng nhà yến tối thiểu là 100m2, kích thước các nhà yến hiện nay được xây dựng ở Việt Nam mang lại sản lượng cao là 5×20 m, 6x21m, 7x15m đến 10x20m, ngoài ra cũng có những nhà yến được đầu tư quy mô lớn như 20x30m hoặc lớn hơn. Khi đầu tư xây dựng nhà yến, thì kích thước và số tầng phụ thuộc vào quần đàn chim yến sinh sống ở khu vực đó để tính được thời gian thu hồi vốn sau khi nhà yến hoạt động để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhà yến được xây thành nhiều tầng, chiều cao mỗi tầng từ 3m – 4,5m, tùy theo điều kiện môi trường khí hậu ở từng vùng. Ở những vùng nhiệt độ và biên độ nhiệt cao thì chiều cao tầng từ 3,5m – 3,9m để tạo sự thông thoáng và nhiệt độ tối ưu. Ở những vùng biên độ nhiệt thấp như khu vực miền Tây Nam Bộ thì chiều cao tầng 3,2m – 3,4m.
Lối chim vào nhà yến
Vị trí của các lỗ chim bay ra bay vào rất quan trọng trong việc thu hút chim yến đến ở và đó là điều kiện quyết định trong sự phát triển số lượng chim. Có hai phương án mở lỗ chim là sử dụng giếng trời để khoảng trống cho chim bay xuống nhà yến và phương pháp mở lỗ từ chuồng cu. Kích thước mở lỗ chim bay ra vào nhà yến tùy theo từng kiểu nhà, nhưng tối thiểu là 30x40cm.
Mô hình và vật liệu được sử dụng trong xây dựng nhà yến
Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng 3 loại mô hình nhà yến như sau:
+ Mô hình xây nhà yến bằng gạch, bê tông cốt thép là mô hình phổ biến nhất hiện nay, rất phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của Việt Nam. Ngoài vật liệu gạch truyền thống thì hiện nay một số nhà yến còn ứng dụng vật liệu gạch không nung (vật liệu nhẹ). Mô hình này có độ bền và tuổi thọ cao, đảm bảo tốt điều kiện nhiệt độ và độ ẩm trong nhà yến.
+ Mô hình xây dựng 3D đang được các nhà đầu tư thực hiện tạo mô hình cấu trúc hấp dẫn trong các khu du lịch. Hiện nay một số nhà yến ở miền Nam sử dụng mô hình này để thiết kế xây dựng mô hình núi nhân tạo nuôi chim yến. Nguyên tắc thiết kế và thi công của mô hình này là đan khung thép rồi phun hỗn hợp vữa xi măng và chất phụ gia. Mô hình này tuổi thọ thấp, có nhiều công trình 5 -7 năm đã có dấu hiệu xuống cấp rất khó khắc phục, chi phí đầu tư cao.
+ Mô hình nhà lắp ghép bằng tấm lợp thông minh là mô hình được thực hiện theo hình thức thiết kế khung sắt, lợp mái và bao bọc tole, tấm lợp thông minh. Bên trong nhà được cách nhiệt bằng xốp 10cm và tấm Prima/Cemboard dùng làm tường bên trong. Mô hình này chủ yếu được sử dụng ở Việt Nam (một số nhà yến ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ). Mô hình này có ưu điểm là thi công nhanh, vật liệu nhẹ, phù hợp với vùng địa chất yếu như đồng bằng sông Cửu Long nhưng có nhược điểm là độ bền thấp, khó điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm trong nhà yến.
Ngoài ra còn có một số mô hình xây dựng kết hợp người ở sinh hoạt ở dưới và nuôi chim yến ở tầng trên.
Kỹ thuật xây dựng nhà và nuôi yến tại Việt Nam phải được thiết kế phù hợp với điều kiện đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng ở nước ta. Do đó người thiết kế, đơn vị tư vấn phải thực sự nắm rõ các yếu tố địa lý tại các địa phương, vùng miền để hoàn thành thiết kế và thực hiện kỹ thuật xây dựng nhà yến hiệu quả.

Kiến thức nền tảng
1. Đặc điểm nhận dạng chim yến
– Đuôi ngắn, không chẻ
– Lưng, bụng không có khoảng trắng
– Đập cánh liên tục khi bay, không bay thẳng
– Không bao giờ đậu, chỉ đậu khi vào hang và nhà
2. Vị trí thích hợp nuôi chim yến
– Gần một căn nhà Yến có sẵn. Nếu vùng chưa có nhà nuôi thì gọi chi về để khảo sát
– Nơi chim Yến bay qua trên đường đi kiếm ăn và trên đường về tổ
– Nơi kiếm ăn hàng ngày của đàn Yến.
– Gần ao, hồ, mặt nước;
– Không có nhiều cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn
3. Kết cấu và kích thước nhà nuôi chim yến
- Nhà khung bê tông cốt thép, mái đổ bê tông, tường xây gạch 20cm
– Nhà cấp 4 – cột gạch, tường xây gạch 20cm, mái lợp tôn cách nhiệt
– Nhà khung thép tiền chế, tường và mái bằng tôn cách nhiệt
– Kích thước nhà nuôi chim yến trung bình là 5m x 20m, kích thước lý tưởng là 8m x 20m và tối thiểu là 4m x 10m
4. Kích thước lỗ ra vào và các phòng trong nhà yến
– Lỗ ra vào có chiều cao từ 30 – 50cm, chiều ngang từ 50 – 80cm .
– Kích thước phòng lượn tối thiểu 4m x 4m, chiều cao từ 2m – 3m
– Kích thước các phòng trong nhà tối thiểu 4m x 4m, tối đa 8m x 16m. Chiều cao tối thiểu 2.2m, tối đa 3,5m .
– Lỗ thông tầng từ 1m x 1m đến 4m x 4m
5. Nhiệt độ – độ ẩm & ánh sáng
– Nhiệt độ thích hợp từ 26-30 độ, lý tưởng là 28-29 độ
– Độ ẩm thích hợp từ 70%-85%, lý tưởng là 75%-80%
– Ánh sáng thích hợp từ 0.02 – 0.10 lux
– Phải có hệ thống thông hơi, thoáng khí
6. Âm thanh và mùi bầy đàn
– Âm thanh dụ chim yến hiện nay có rất nhiều loại tiếng, nhưng nói chung gồm có 3 loại : Loại tiếng ngoài dùng để hấp dẫn chim yến quy tụ lại ; Loại tiếng hút để thu hút chim chui vào nhà và loại tiếng trong để dụ chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở .
– Dùng các dung dịch tạo mùi để chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở . Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch tạo mùi. Tùy theo công trình và điều kiện mà chọn lựa cho phù hợp.
Điều kiện làm nhà nuôi yến
1/Nhà có diện tích 100m2 trở lên, nhà nuôi yến thành phố phải cao hơn nhà xung quanh nhà kế bên, phải có chuồng lượn của yến theo mô hình tự nhiên, nhà vùng quê thoáng thì điệu kiện tốt cho chim bay lượn và nguồn thức ăn nhiều hơn.
2/ Người muốn nuôi yến có điều kiện thực hiên nuôi yên trong nhà, nên mời bên tư vấn đến khảo sát kiểm tra thực tế, vùng muốn nuôi yến đạt số lượng chim yến có khả quan mới đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến, tiếp theo các bước thực hiện xây dựng như thế nào chuẩn tạo mô hình như thiên nhiên và thực hiện chuyển giao công nghệ nuôi yến sào trong nhà.
3/ Nhà đang ở nâng thêm tầng để nuôi, bên công ty tư vấn đến khảo sát  thực tế, hướng dẫn cách làm cụ thể, chừa lổ thông thoáng đúng qui cách, và kiển tra hướng chim ra vào theo đúng qui trình tự nhiên thích hợp điều kiện chim yến làm tổ. (Ví dụ: với căn nhà một trệt, một lầu. Tầng trệt dùng làm phòng giao dịch, tầng lầu trên tiến hành nuôi chim yến vẫn tốt.)
4/Nếu nhà xây mới  hoàn toàn riêng cho việc nuôi chim yến, bên công ty tư vấn cử người đến hướng dẫn theo giỏi trong quá trình xây dựng đúng qui trình nuôi chim yến,theo đúng mô hình đạt chuẩn gần như tự nhiên, để chim yến khám phá thích nghi, tìm nơi an toàn cho chim yến ở lại làm tổ.
Kỹ thuật thiết kế và xây dựng nhà yến
Thiết kế ngôi nhà yến dựa trên kết quả khảo sát khu vực, địa điểm dự tính xây nhà yến. Khi thiết kế, xây dựng nhà nuôi yến cần chú ý đến tiểu khí hậu của vùng được chọn để xây nhà yến. Theo các dẫn liệu về môi trường, vùng xây nhà yến được chia ra thành 2 loại chính: Nhà yến ở vùng có nhiệt độ trung bình là ≥ 27C, trần nhà cao tối thiểu so với mặt sàn là 3m, cao nhất là 4,5m. và nhà yến ở vùng có nhiệt độ trung bình < 27C, chiều cao tối đa từ sàn nhà đến trần là 3,5m; thấp nhất là 2,5m.
Kích thước ngôi nhà yến
Để mang lại hiệu quả thì diện tích đất để xây dựng nhà yến tối thiểu là 100m2, kích thước các nhà yến hiện nay được xây dựng ở Việt Nam mang lại sản lượng cao là 5×20 m, 6x21m, 7x15m đến 10x20m, ngoài ra cũng có những nhà yến được đầu tư quy mô lớn như 20x30m hoặc lớn hơn. Khi đầu tư xây dựng nhà yến, thì kích thước và số tầng phụ thuộc vào quần đàn chim yến sinh sống ở khu vực đó để tính được thời gian thu hồi vốn sau khi nhà yến hoạt động để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhà yến được xây thành nhiều tầng, chiều cao mỗi tầng từ 3m – 4,5m, tùy theo điều kiện môi trường khí hậu ở từng vùng. Ở những vùng nhiệt độ và biên độ nhiệt cao thì chiều cao tầng từ 3,5m – 3,9m để tạo sự thông thoáng và nhiệt độ tối ưu. Ở những vùng biên độ nhiệt thấp như khu vực miền Tây Nam Bộ thì chiều cao tầng 3,2m – 3,4m.
Lối chim vào nhà yến
Vị trí của các lỗ chim bay ra bay vào rất quan trọng trong việc thu hút chim yến đến ở và đó là điều kiện quyết định trong sự phát triển số lượng chim. Có hai phương án mở lỗ chim là sử dụng giếng trời để khoảng trống cho chim bay xuống nhà yến và phương pháp mở lỗ từ chuồng cu. Kích thước mở lỗ chim bay ra vào nhà yến tùy theo từng kiểu nhà, nhưng tối thiểu là 30x40cm.
Mô hình và vật liệu được sử dụng trong xây dựng nhà yến
Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng 3 loại mô hình nhà yến như sau:
+ Mô hình xây nhà yến bằng gạch, bê tông cốt thép là mô hình phổ biến nhất hiện nay, rất phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của Việt Nam. Ngoài vật liệu gạch truyền thống thì hiện nay một số nhà yến còn ứng dụng vật liệu gạch không nung (vật liệu nhẹ). Mô hình này có độ bền và tuổi thọ cao, đảm bảo tốt điều kiện nhiệt độ và độ ẩm trong nhà yến.
+ Mô hình xây dựng 3D đang được các nhà đầu tư thực hiện tạo mô hình cấu trúc hấp dẫn trong các khu du lịch. Hiện nay một số nhà yến ở miền Nam sử dụng mô hình này để thiết kế xây dựng mô hình núi nhân tạo nuôi chim yến. Nguyên tắc thiết kế và thi công của mô hình này là đan khung thép rồi phun hỗn hợp vữa xi măng và chất phụ gia. Mô hình này tuổi thọ thấp, có nhiều công trình 5 -7 năm đã có dấu hiệu xuống cấp rất khó khắc phục, chi phí đầu tư cao.
+ Mô hình nhà lắp ghép bằng tấm lợp thông minh là mô hình được thực hiện theo hình thức thiết kế khung sắt, lợp mái và bao bọc tole, tấm lợp thông minh. Bên trong nhà được cách nhiệt bằng xốp 10cm và tấm Prima/Cemboard dùng làm tường bên trong. Mô hình này chủ yếu được sử dụng ở Việt Nam (một số nhà yến ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ). Mô hình này có ưu điểm là thi công nhanh, vật liệu nhẹ, phù hợp với vùng địa chất yếu như đồng bằng sông Cửu Long nhưng có nhược điểm là độ bền thấp, khó điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm trong nhà yến.
Ngoài ra còn có một số mô hình xây dựng kết hợp người ở sinh hoạt ở dưới và nuôi chim yến ở tầng trên.
Kỹ thuật xây dựng nhà và nuôi yến tại Việt Nam phải được thiết kế phù hợp với điều kiện đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng ở nước ta. Do đó người thiết kế, đơn vị tư vấn phải thực sự nắm rõ các yếu tố địa lý tại các địa phương, vùng miền để hoàn thành thiết kế và thực hiện kỹ thuật xây dựng nhà yến hiệu quả.
Công ty TNHH Yến Ba Phi
(Chuyên: Khảo Sát - Thiết Kế - Thi Công nhà yến)
- Trụ sở chính: 65/7 Thạnh Lộc 22 - P.Thạnh Lộc, Q.12, Tp.HCM.
- Chi nhánh 1: Km38, QL.26, Xã Eaphê, Krông Păc, ĐăkLăk.
- Chi nhánh 2: 85A/4 Bình Lợi, Thị Trấn Tân Trụ, Huyện Tân Trụ, Long An.
Liên hệ tư vấn và khảo sát nuôi Yến : 0902005034 Mr.Quang

 

Nuôi yến: Canh bạc chim trời

Thứ Năm, ngày 06/12/2012 11:44 AM (GMT+7)

Ngồi quanh bàn cà phê trước ngõ vào ấp văn hóa An Hòa, mấy anh nông dân xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, TP.HCM nói vui: “Bây giờ ở đây yến đã nhiều hơn người. Chừng ít năm nữa thôi chắc yến đuổi hết người đi!”.

Câu nói nghe chừng có vẻ thậm xưng, nhưng ngẫm kỹ biết đâu chừng lại đúng, khi làn sóng về quê mua đất xây nhà yến vẫn chưa bao giờ hết sôi động tại làng quê vốn yên ả này.

Mừng như bắt được... phân

Qua phà Bình Khánh, chạy chừng 8km đến cầu Rạch Lá, chạy thêm độ hơn cây số nữa rồi rẽ vào đường Tam Thôn Hiệp, xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, hỏi thăm anh Long, chủ nhà yến, thì không ai là không biết.

Lý do khiến anh Long được nhiều người nhớ đơn giản bởi anh là một trong số hiếm hoi người dân chánh gốc Tam Thôn Hiệp có tiền nuôi yến, bán tổ yến giá “mềm” nhất vùng và trụ được với nghề nuôi yến tới giờ này.

Nói chính xác hơn, trong số hàng trăm chủ nhân của hơn 110 nhà yến mọc lên chen chúc ở xã này, chỉ có anh Long và bà Bảy là người bản xứ đeo bám lâu dài với nghề nuôi yến, còn lại là người có tiền ở tứ xứ đổ về. Mà bà Bảy cũng chính là dì ruột của anh Long.

Nuôi yến: Canh bạc chim trời - 1

Dãy nhà lầu san sát ở Tam Thôn Hiệp. Tất cả đều là nhà dành cho chim yến

Cầm chắc tay lái chiếc xe máy chở tôi băng qua con đường lổn nhổn đá dăm, anh Long - tên trong giấy tờ là Võ Văn Dũng - một chủ nhà yến tại xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ - luôn miệng giới thiệu: “Mấy căn nhà đang thi công ven đường này toàn là nhà xây cho yến đó!”.

Thợ hồ vùng này bây giờ hầu như không ngớt việc. Dọc phố nhà yến Tam Thôn Hiệp là những căn nhà cao 3-4 tầng kiên cố, với hàng trăm ngàn cửa sổ bé bằng lòng bàn tay. Chủ nhân những căn nhà yến đa số là người sống ở nơi khác. Tại nhà yến chỉ cắt đặt vài người trông coi.

Dừng lại trước nhà yến của mình, anh Long móc túi tìm chìa khóa mở cổng. Trên cánh cổng sắt cao chừng hai thước là bốn chiếc ổ khóa to bự. Mở hết lớp khóa ngoài, anh Long còn lòn tay mở thêm một ống khóa bên trong. Cánh cửa xịch mở. Vẫn chưa thấy yến.

Căn phòng tối như hũ nút ở bên trong là nơi đặt ba cái ampli và hệ thống điện. Chủ nhân giải thích: “Đây là loa phát, trong kia là loa ru. Loa ru phải phát 24/24. Sở dĩ cửa nẻo phải làm kỹ như vầy là để phòng trộm cướp, dù cũng chưa có vụ cướp nào xảy ra”.

Một lớp cửa nữa được mở ra. Theo ánh sáng phát ra từ chiếc đèn pin nhỏ, dợm bước trên nền nhà dấp dính phân chim, chúng tôi nhìn thấy từng cặp chim yến đang làm tổ. Những chiếc tổ yến màu trắng đục nằm rải rác trên gờ tường.

 

Theo thống kê của Phòng Kinh tế UBND huyện Cần Giờ, hiện toàn huyện có 187 căn nhà nuôi chim yến. Trong đó xã Tam Thôn Hiệp (110 căn), Lý Nhơn (17 căn), Long Hòa (2 căn), Bình Khánh (12 căn), An Thới Đông (27 căn) và thị trấn Cần Thạnh (19 căn); có khoảng 45 căn đã cho thu hoạch tổ yến, 142 căn đang gây nuôi chim yến lấy tổ. Trong đó, chỉ có 10 căn nằm trong Đề án thí điểm mô hình nuôi chim yến trong nhà lấy tổ ở xã Tam Thôn Hiệp là có giấy phép. Có đến 159 căn, phần lớn phát triển trong các khu dân cư, được chủ đầu tư sửa chữa nhà đang ở hoặc xin xây dựng nhà ở rồi chuyển thành nhà nuôi chim yến.

 

Hôm nay là ngày nhà yến của anh Long đến kỳ thu hoạch tổ. Mùi của ẩm mốc trộn lẫn với mùi đặc trưng của phân chim xộc tới. Thấy tôi đưa tay lên mũi, anh Long cười lớn: “Người ngoài ngửi thấy thì ghê nhưng với dân nuôi yến như tụi tui thấy được phân chim là mừng như bắt được vàng!”.

Đang có nghề làm nước đá, năm 2008 thấy người ta nuôi yến hà rầm, anh Long gom vốn xây nhà yến diện tích 10m x 25m. Anh kể: “Xây nhà xong, hoàn thiện kỹ thuật ở bên trong, phát loa dụ yến là bắt đầu thấp thỏm lo.

Đừng thấy chim về mà ham. Chim về chưa chắc đã vào nhà, rồi chim vào nhà chưa chắc đã chịu ở. Suốt mấy tháng trời yến cứ đến chao lượn, thăm dò làm mình muốn lên ruột. Tới chừng nào trong nhà có phân chim mới là tín hiệu cho thấy chim đã chọn nhà yến của mình làm nơi ở”.

Bước sang năm thứ ba, nhà yến của anh đã có khoảng 4.000 chim yến về, mỗi tháng thu hoạch tổ một lần, mỗi lần được 6kg. Nếu chỉ tính giá yến ở mức 33 triệu đồng/kg thì mỗi tháng anh kiếm được khoảng 200 triệu đồng - một khoản thu nhập không nhỏ so với mặt bằng đời sống của người dân chốn thôn quê.

Chưa kể không chỉ bán tổ yến, anh Long còn bán cả... phân yến cho người mới xây nhà yến dùng làm chất tạo mùi. Anh khoe: “Hôm rồi mới bán 200kg phân với giá 100.000 đồng/kg. Vậy mà còn không đủ bán”.

Thế nhưng thu nhập của anh Long vẫn chưa phải là mức “đỉnh” nhất. Theo dân trong nghề, người nuôi yến thật sự hốt tiền tỉ ở vùng này là vợ chồng ông L.. Với ba căn nhà yến đang khai thác, hằng tháng vợ chồng ông thu về không dưới 700-800 triệu đồng. Nhà yến của ông L. vẫn là nhà thu hút nhiều chim yến nhất.

Canh bạc

Thông thường, trong một khu dân cư, những nền nhà sát mé sông thường có giá thấp hơn nền nhà hướng mặt lộ. Nhưng ở xã Tam Thôn Hiệp thì khác, đất nền ở khu vực bờ sông có giá cao hơn hẳn. Một trong những lý do đẩy giá đất ven sông tăng mạnh là do nơi đây có nhiều nhà nuôi yến thành công.

Nuôi yến: Canh bạc chim trời - 2

Anh Long kiểm tra lại số tổ yến vừa thu hoạch được

Hơn 6g chiều, có mặt ở khu bờ kè, sát mé sông, chúng tôi chứng kiến cảnh yến về tổ. Tại một dãy chừng 6-7 căn nhà yến liền kề, yến quây về lượn đen kịt bên trên. Anh Minh, một người dân sống gần đó, bảo: “Coi vậy chứ để ý kỹ thì thấy yến chỉ vô cái nhà nhỏ nhất, đen thui nằm chính giữa là nhiều nhất. Mấy căn xung quanh, tụi nó chỉ lượn lờ cho vui vậy thôi. Cái nhà đen đen đó là căn nhà yến đầu tiên ở vùng này của ông L.. 10 năm rồi, yến trong đó chắc đã sanh đẻ tới đời chắt, đời chít”.

Một đặc tính của chim yến là rất trung thành, đã ở đâu là không bao giờ đổi chỗ. Những nhà yến xây sau chỉ mong dụ được số yến mới từ nơi khác chuyển đến hoặc số yến con được sinh sản từ các nhà yến cũ.

Tại xã Tam Thôn Hiệp, hiện tại công xây dựng nhà yến ở đây bình quân 2,2 triệu đồng/m2. Nếu chỉ xây dựng xác nhà, không bao gồm chi phí trang bị kỹ thuật bên trong thì có giá 1,8 triệu đồng/m2.

Sau khi bỏ tiền tỉ ra xây nhà, hằng tháng chủ nhà yến phải tốn thêm chừng 700.000 đồng cho chi phí điện, nước. Tiền thuê bảo vệ cỡ 3 triệu đồng/nhà. Đó là chi phí đối với những hộ nằm trong quy hoạch vùng nuôi yến và được cấp phép nuôi yến.

Số tiền bỏ ra là rất thật nhưng chuyện có thu hồi vốn hay không lại là chuyện không ai biết. Khá nhiều người đã đổ cả đống tiền để xây nhà, “trang trí nội thất”, thuê kỹ thuật viên “có tay nghề Malaysia”, nhưng chim không chịu vào ở. Đất lành chưa chắc chim đậu.

 

Theo Mai Hương (Tuổi Trẻ)

Điều kiện để nhà nuôi yến cấp 4 thành công

Để nhà nuôi yến cấp 4 thành công cần đảm bảo duy trì môi trường ổn định bên trong nhà yến.

Ngày đăng: 06-06-2018

1,543 lượt xem

Trong số nhiều mô hình nhà yến thành công có mô hình nhà yến cấp 4 với ưu điểm chi phí xây dựng, đầu tư ít hơn. Nhưng để nhà nuôi yến cấp 4 thành công phải đáp ứng những điều kiện kỹ thuật quan trọng mà xaynhanuoiyen.vn sẽ phân tích trong bài viết dưới đây.

Để nhà nuôi yến cấp 4 thành công cần đảm bảo duy trì môi trường ổn định bên trong nhà yến.

Nhà nuôi yến cấp 4 là lựa chọn của những ai chưa đủ tiềm lực kinh tế nhưng điều kiện đầu tiên là họ phải sở hữu khu đất đủ rộng, thoáng, không vướng đường bay của chim. Nhà nuôi yến cấp 4 thường là thấp nên không gian xung quanh phải không có chướng ngại vật như cây cao, nhà cao tầng..., nếu không khi chim sà xuống thấp để vào nhà sẽ bị vướng. Đây là điều kiện quan trọng đầu tiên để nhà nuôi yến có thể mang lại hiệu quả.
Ngoài điều kiện về vị trí và diện tích thì nhà nuôi yến cấp 4 cũng vẫn phải đảm bảo các kỹ thuật dẫn dụ yến như bất cứ mô hình nhà yến nào, chỉ khác nhau về biện pháp thực hiện. Thiết kế nhà nuôi yến cấp 4 sẽ khác với nhà cao tầng, đặc biệt là bố trí phòng lượn, phòng làm tổ và khó nhất là lỗ thu chim để chim có thể dễ dàng ra vào nhà yến.

Điều kiện để nhà nuôi yến cấp 4 thành công

Để nhà nuôi yến cấp 4 thành công cần đảm bảo duy trì môi trường ổn định bên trong nhà yến. Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phải được thiết kế sao cho giống môi trường tự nhiên nhất, phù hợp với tập quán của loài yến và phải được kiểm tra, theo dõi thường xuyên. Chỉ thiếu, sai một yếu tố cũng có thể khiến yến không lựa chọn ngôi nhà để sinh sống và làm tổ.
Việc phòng chống thiên địch đối với nhà nuôi yến cấp 4 cũng rất quan trọng. Có rất nhiều loài thiên địch mà bạn phải đối phó như kiến, nhện, rắn, quạ, chim cú, chim cắt, chuột, gián... Cần có các biện pháp đối phó, phòng trừ chúng trước khi đàn yến sợ hãi bỏ đi.
Xây nhà tầng nuôi yến đã khó thì nhà nuôi yến cấp 4 lại càng khó khăn và mạo hiểm hơn rất nhiều. Khi đã quyết định đầu tư vào mô hình này, người đầu tư cần hết sức cẩn thận, giám sát chặt chẽ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc biệt là nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn. Mọi nhu cầu về nhà nuôi yến cấp 4 bạn có thể liên hệ với xaynhanuoiyen.vn để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ ngay tại:

Xây Nhà Nuôi Yến DACHI

Địa chỉ: Số 332 Quốc lộ 14, P. Tân Đồng, TP. Đồng Xoài, Bình Phước
Hotline: 0915 532 235

Bên trong nhà nuối yến (cachnuoichimyen.com)
Bên trong nhà nuối yến (cachnuoichimyen.com) Photo: RFA

 

Thế nào là cách xây nhà yến tốt nhất

Chọn vị trí xây nhà việc đầu tiên cần làm trong cách xây nhà yến. Nhà xây phải ở trong khu vực có lượng chim yến đủ lớn.

Ngày đăng: 04-03-2019

6 lượt xem

Để đạt được thành công với nghề nuôi yến thì cần phải nắm rõ từ kĩ thuật nuôi yến, cách xây nhà yến, cách chăm sóc đến cách quản lý... trong đó cách xây nhà yến là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công. Thế nào là cách xây nhà yến tốt nhất, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của xaynhanuoiyen.vn.

Thế nào là cách xây nhà yến tốt nhất

Chọn vị trí xây nhà việc đầu tiên cần làm trong cách xây nhà yến. Nhà xây phải ở trong khu vực có lượng chim yến đủ lớn, thường là sẽ trên 250 con. Nhà yến phải đảm bảo nằm trên đường bay của chim, lỗ dụ chim phải đặt hợp lí. Quanh nhà nên có nhiều ao, hồ, sông, gần cánh đồng cũng chính là một cách tận dụng nguồn thức ăn cho yến. Nhà yến cũng phải tránh hướng mặt trời chiếu thẳng vào bên hông nhà sẽ gây nóng không đảm bảo được nhiệt độ lý tưởng của nhà yến. Nhà yến nên có không gian rộng ít nhất là 60m2, tối thiểu là 2 tầng. Nhiệt độ trong nhà nên duy trì là 27 -29 độ C, độ ẩm 75 – 85 %.

Chọn vị trí xây nhà việc đầu tiên cần làm trong cách xây nhà yến.

Để tạo môi trường nhà yến giống với môi trường sinh sống tự nhiên của loài yến, cách xây nhà yến cần tính toán kỹ các yếu tố kết cấu tầng, tường, mái, hướng nhà, lỗ thu chim, sàn chống thấm... Việc tính toán hợp lý ngay từ đầu sẽ giảm tải gánh nặng và áp lực lên các thiết bị, máy móc hỗ trợ, giúp nhà yến vận hành hiệu quả mà tốn ít chi phí, gia tăng lợi nhuận.
Cách xây nhà yến rất quan trọng nhưng không thể thiếu các thiết bị hỗ trợ. Âm thanh là yếu tố khá quan trọng dụ yến vào trong nhà nuôi. Thanh ván làm tổ cần bền, chống ẩm mốc, có độ bám cao để tổ chim bám được vào gỗ. Gắn tổ giả cũng là cách dụ chim đến làm tổ, tuy nhiên số lượng tổ và vị trí gắn phải được nghiên cứu kĩ lưỡng cho từng ngôi nhà. Ngoài ra cũng cần trang bị loa trong nhà và cả loa bên ngoài. Loa trong nhà nhằm tạo hiệu ứng bầy đàn, kích thích sự bắt đôi. Loa ngoài dùng tiếng kêu bên ngoài và trong nhà để dẫn dụ chim đến ở và định hướng cho chim mỗi khi ra ngoài kiếm mồi.
Nuôi chim yến đã giúp cho gia đình đổi đời, bao doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên không phải ngẫu nhiên mà họ đạt được những thành tựu này, đó chính là sự say mê, nhiệt huyết, ham học hỏi, nắm vững kĩ thuật nuôi yến và cách xây nhà yến. Nếu bạn đang có ước mơ làm giàu từ nuôi yến hãy liên hệ ngay cho xaynhanuoiyen.vn để được tư vấn chuyên nghiệp và tận tâm.

Liên hệ ngay tại:

Xây Nhà Nuôi Yến DACHI

 

Nuôi yến thu nhập tỷ đồng

Mỗi năm khai thác 20-30 kg tổ yến, bán với giá 40-60 triệu đồng/kg thì thu nhập sẽ hơn tỷ đồng.

 

Ở khu dân cư Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp, TP Nha Trang (Khánh Hòa) có gia đình chị Đặng Thị Thanh Hằng nuôi yến trong nhà thành công, dẫn dụ được chim yến về làm tổ với số lượng đàn lên đến hàng nghìn con, khai thác “vàng trắng” thu nhập cả tỷ đồng.

Ông Nguyễn Tem, tổ trưởng Tổ dân phố Ngọc Thảo dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình nuôi yến và cho biết, vùng đất này giống như ốc đảo, xung quanh được bao bọc bởi dòng sông Cái, vì vậy môi trường rất thoáng mát, có nhiều diện tích trồng dừa bao phủ lại yên tĩnh. Đây là điều kiện lý tưởng để thu hút chim yến.

Tuy nhiên ở đây chỉ mới có 3 hộ có điều kiện để nuôi yến, đó là gia đình chị Dương Thị Hoa, anh Huỳnh Tấn Hưng và chị Đặng Thị Thanh Hằng. Hộ chị Hằng có số lượng đàn yến về làm tổ lên đến hàng nghìn con.

Chúng tôi quyết định đến tận nơi để xem “mục sở thị” nhà nuôi yến của chị Hằng. Nhà được thiết kế 3 tầng, diện tích 120 m2 (đầu tư khoảng 500 triệu đồng) nằm giáp bờ sông, hướng nhìn ra biển, xung quanh dân cư thưa thớt. Chị có thâm niên nuôi chim yến được 7 năm. Năm 2005 khi phát hiện đàn yến thường vào chiều tối cứ bay lượn trước nhà như muốn tìm nơi trú ẩn, từ đó vợ chồng chị đã mạnh dạn đầu tư xây nhà nuôi. Sau khi được Công ty Yến sào Khánh Hòa hướng dẫn kỹ thuật và lắp đặt thiết bị, chị đã thả chim mồi, vài hôm sau đàn yến đã kéo về hàng chục con, rồi không ngừng tăng đàn lên theo từng năm.

Việc gia đình chị dụ yến về nhà làm tổ được nhiều người nuôi đánh giá thành công và bền vững, vì đàn yến đã xem ngôi nhà chị Hằng là nơi cư ngụ, sáng sớm chúng đi kiếm ăn, chiều lại kéo về. Hơn nữa chị không dùng bất cứ phương tiện gì để tiếp tục gọi chim yến,

 

yen-1354789771_500x0.jpg

Chị Hằng khoe tổ yến thu hoạch của gia đình.

 

Chị Hằng chia sẻ, một ngôi nhà nuôi yến thành công, ngoài các yếu tố là biết cách quan sát hướng bay của yến để thiết kế mở lỗ ra vào và các lỗ liên phòng, liên tầng phù hợp, quanh nhà không nên có cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn của yến; chỉ trồng những cây thấp thu hút côn trùng.

Theo chị Hằng, nuôi chim yến là nghề đặc biệt, không đầu tư chi phí để mua giống, mua thức ăn, nhưng cũng không hề đơn giản, phải nuôi đúng cách, kiên trì và chịu khó mới có thể thành công. Thông thường sau 2 năm yến về làm t

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác