Tiền tỉ “bốc hơi“ vì “đua“ nuôi heo rừng

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4370
  • Tổng lượt truy cập 11,293,185

Fanpage facebook

Ngày đăng: 20/05/2013, 09:28 am

Tiền tỉ “bốc hơi“ vì “đua“ nuôi heo rừng

Cập nhật 13/06/2012 10:18 (GMT+7)
.

Những năm 2009 – 2010, ở Thành phố Đà Nẵng rộ lên phong trào nuôi heo rừng, và không ít những nông dân bỗng trở thành tỉ phú. Ở xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) lúc bấy giờ, anh Phan Văn Thái (SN 1968, ngụ quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cũng từng có cơ ngơi hàng tỉ đồng, thu tiền triệu mỗi ngày dễ như trở bàn tay. Nhưng đó chỉ là chuyện của quá khứ.

Vì trào lưu nuôi heo rừng mà anh Thái đã phá sản
Vì trào lưu nuôi heo rừng mà anh Thái đã phá sản

Quá khứ “ngôi vương”

Từng có trong tay 10 hecta đất lâm nghiệp với những khu rừng cây keo lai, lẫn trong đó là đàn heo rừng trên 100 con, khoảng 3 năm trước đây khi đến thăm trang trại heo rừng của Thái, ai cũng phải cảm phục trước nghị lực của ông chủ mới ngoài 40 tuổi này. Là một cán bộ phường, nhưng với mức luơng kiêm tốn không đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình, sau khi người anh ruột không chịu nỗi cực khổ đã bỏ lại trang trại hoang tàn, anh xin thay vào để tiếp quản.

Anh cải tạo lại đất rừng, đi học hỏi kinh nghiệm các nơi, lắp đặt hệ thống tưới tiêu, đến học cách lợi dụng sức nước ở con suối cạnh đó để tạo nguồn điện phục vụ sinh hoạt... Đặc biệt đoạn đường dài hơn 1km vào trang trại bắt buộc phải lội bộ; lương thực, nguyên vật liệu cần thiết đều oằn lưng cõng lên đã được anh hì hục đào đất đá đắp lại tinh tươm.

Ban đầu, ngoài số tiền gần 1tỉ đồng huy động từ người thân để cải tạo trang trại, Thái cũng phải vay ngân hàng tiền tỉ để mua con giống và xây dựng chuồng. Thái tâm sự: “Ngày ấy tôi đã tính kỹ việc kiếm tiền từ trang trại không hề đơn giản, người chủ ngoài mạnh dạn đầu tư, phải thật sự chịu khó và hiểu biết về nhiều lĩnh vực, kể cả nhu cầu thị trường…”. Vì thế khi làm ở trang trại, Thái buộc mình phải tần mẫn như một lão nông, vừa chu đáo như chị cấp dưỡng rồi khiêm luôn cả phần của thú y; thậm chí là “bà đỡ đẻ” cho những con heo nái.

Cực nhọc là vậy nhưng đó chỉ là ban đầu, còn hơn 1 năm sau, khi mọi hoạt động đã vào guồng thì hiệu quả kinh tế mà heo rừng đem lại cho anh rất cao. Heo rừng dễ nuôi, ít bệnh tật, giá thành cao, tiêu thụ thuận lợi nên chẳng mấy chốc anh đã lấy lại vốn và đều đặn thu tiền triệu mỗi ngày.

Năm 2010, tại Đà Nẵng, một con heo rừng bán đúng thời điểm, tính hết mọi chi phí có thể lời đến 1,5 triệu đồng/con. Khi ấy mọi người đều tính nhẩm, chỉ cần chi ra chừng 100 triệu đồng để mua con giống loại tốt, nuôi trong thời gian 3 tháng có thể thu lại tiền tỉ. Quá lãi! Thấy mọi người đổ xô kiếm lợi nhuận nuôi heo rừng, “nóng ruột” nên Thái tiếp tục bàn với vợ vay mượn thêm vốn dồn hết lực vào “cú đánh” cuối năm 2010.

Mỗi lần ký hợp đồng, Thái còn tự lái xe vận chuyển đến tận nơi vì kiêm luôn việc hướng dẫn kinh nghiệm cho đối tác trong xây dựng chuồng trại, cách chăn nuôi cũng như phòng ngừa bệnh tật. Vì thế mà các buổi báo cáo điển hình tiên tiến, nông dân sản xuất giỏi các cấp, triển lãm hàng nông sản ở Đà Nẵng, miền Trung - Tây Nguyên… không lúc nào là không có sự xuất hiện của Phan Văn Thái.

Đến khoảng giữa năm 2010, ngoài nguồn thu từ heo rừng và keo lai, anh còn sinh lợi từ nuôi nhím với hai dãy chuồng lên đến hàng trăm con, giá khoảng 6 triệu đồng/cặp giống (nuôi trong vòng 3 tháng). Dự định của Thái là trong năm 2010 sẽ phát triển rộng lớn thêm trang trại heo, kết hợp mở ao nuôi cá hướng đến một mô hình trang trại nông lâm ngư thật bài bản.

Tuy nhiên “nhân tính không bằng trời tính”, anh đã chấp nhận thất bại khi đang ở cao trào, trở lại cái chân cán bộ phường lương “ba đồng ba cọc”. Còn trang trại ngày nay, sang tay cũng không ai nhận nên thi thoảng anh ghé lên để coi mấy con heo rừng thả tự do; nuôi heo chỉ còn để giết mổ người trong nhà ăn với nhau và phần nào để xoa dịu bớt những tổn thất mà gia đình anh đổ vào trước đó.

Thất bại vì trào lưu “ăn theo nói leo”

“Phần lớn mọi người làm kinh tế trang trại thời gian qua theo kiểu “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”. Chính vì “nhà nhà làm trang trại” nên tôi đã thất bại thảm hại”, Thái chia sẻ về giai đoạn khó khăn của mình. Theo Thái, cái gì mới cũng khiến người ra quan tâm, vì vậy đã không ít “đại gia” bỏ phố về quê… nuôi heo. Người ta không tính đến việc phát triển kinh tế trang trại phải thật sự phù hợp với tình hình sản xuất từng địa phương; cần qua các lớp đào tạo kỹ năng quản lý, kỹ thuật sản xuất; và địa phương nên xét đến các trường hợp đạt các tiêu chí thành lập trang trại thì mới cho.

Đó là chưa nói đến việc các chủ trang trại cũng cần được hưởng các chính sách về vốn, thuế, đất đai, xúc tiến thương mại; nhằm kích thích đầu tư sản xuất. Tuy nhiên lúc bấy giờ, địa phương không có các chính sách khuyến khích kinh tế trang trại nên sự phát triển ồ ạt hô mình này chỉ mang tính tự phát, sau thời gian bị “bão hòa” đương nhiên sẽ phá sản hàng loạt.

Thời “hoàng kim” qua nhanh. Chỉ đến cuối  năm 2010, khi heo rừng đã đã đủ tuổi làm thịt thì trên thị trường cung đã vượt quá cầu, khách hàng “chê ỏng chê eo”, ép giá, thậm chí từ chối hợp đồng chỉ vì nguyên nhân duy nhất “không có nhu cầu”. Sau này hỏi ra mới biết, hầu hết các trang trại khác cũng ồ ạt bán cùng thời điểm để thanh khoản các hợp đồng vay vốn, nhiều người phá giá đưa xuống đến mức “chỉ có lỗ”. Khi đó thay vì “bán tống bán tháo” để “gỡ gạc” thì Thái lại kiên gan, nhất định giữ heo lại để nuôi thêm.

Tính toán “lì đòn” này đã sai lầm, khi đặc điểm của heo là chỉ lớn đến một mức độ nhất định rồi dừng lại; chưa nói đến việc hàng trăm con heo mỗi ngày ngốn của anh tiền công chăm sóc, tiền ăn không dưới 30 triệu đồng. Đã khó khăn lại gặp thời điểm ngân hàng thắt chặt cho vay nên cuối cùng Thái đành “xé đàn” bán từng con một cho bất kỳ nhà hàng, người dân, bất kỳ ai có nhu cầu… mong vớt vát chút đỉnh. Ngoài ra, số keo lại, đàn nhím cũng bị anh lôi ra “bán tháo” để lấy tiền đắp đổi những khoản lỗ do heo rừng gây nên.

“Giờ ngồi nhớ lại thôi cũng đã thấy sợ, thời điểm ấy cận Tết mà gia đình tôi buồn không khác gì có đám, vợ con âu sầu ủ rũ, bao nhiêu dự định đã tan tành mây khói”. Cũng sau cú lỗ nặng đó, không có vốn gầy dựng lại, trang trại xuống cấp và tiếp tục bỏ hoang đến nay. Chỉ có anh do tiếc nuối bao mồ hôi công sức đã bỏ ra nên cũng thi thoảng lên trại, dùng thép B40 quây một khu nhỏ để chăm vài ba con heo rừng cho có cái “gọi là”, và mơ màng “hi vọng sau này biết đâu sẽ gầy dựng lại cơ ngơi”.

Một bài học cay đắng khác, mà không ít doanh nhân “bán chuyên nghiệp” như Thái đã từng vấp phải, đó là vấn đề tổng đại lý tiêu thụ sản phẩm. Tự nhận dù mình là người đã bỏ nhiều công sức tìm hiểu nắm bắt thị trường, nhưng khi đầu mối thu mua chỉ là tư nhân chứ chưa hề có một công ty nào trực tiếp đảm bảo, nên những lời giao kèo thường xuyên bị “lật lọng”.

“Thương lái luôn là “thượng đế” nên dù hàng “sốt” hay ế ẩm, trong hợp đồng mua bán chủ trang trại không thể căn ke, ràng buộc mà chỉ thường có giao ước thời điểm để họ đến thu hàng cho mình. Đã “ăn theo nói leo”, đầu mối tiêu thụ không chắc chắn, thêm việc không có vốn… nên chuyện phá sản là không tránh khỏi”, tỉ phú heo rừng trong quá khứ buồn bã.

Vũ Vân

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác