Thức ăn dành cho lợn rừng

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 2326
  • Tổng lượt truy cập 10,268,020

Fanpage facebook

Ngày đăng: 20/05/2013, 09:44 am

Thức ăn dành cho lợn rừng

– Lợn giống:

Để lợn mau lớn và sớm đạt được trọng lượng cần thiết để động dục, khi tách mẹ hoặc mua về làm giống nên cho lợn ăn nhiều cám tăng trọng. 40% cám tăng trọng, 40% các loại cám gạo khác, 20% thức ăn thô (rau, củ, quả). Với chế độ ăn này lợn có thể đạt 7 – 8 kg/1 tháng. Bình thường lợn đạt từ 25 – 30 kg là bắt đầu động dục đối với lợn rừng Việt lai Thái và 50 – 60 kg đối với lợn rừng Thái Lan thuần. Lần động dục đầu tiên không nên cho phối giống, vì lần đầu trứng dụng chưa nhiều và chất lượng trứng chưa hoàn thiện. Có thể cho phối giống từ lần động dục thứ hai.

– Lợn mẹ nuôi con:

Trong thời gian lợn mẹ không mang thai cho ăn khẩu phần ăn bình thường 20% thức ăn tinh (cám gạo, bột ngô…), 80% thức ăn thô (rau, củ, quả). Toàn bộ cho ăn sống, ngày 2 bữa chính: sáng và chiều tối, bữa chưa cho ăn phụ (rau, củ, quả).

Khi mang thai tăng khẩu phần ăn cho lợn mẹ, cụ thể: 30% thức ăn tinh và 70% thức ăn thô. Tòa bộ cho ăn sống.

Khi nuôi con, thức ăn của lợn mẹ có sự thay đổi cơ bản, đặc biệt là tháng đầu nuôi con, chỉ cho lợn mẹ ăn thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô hòa với nước sạch + muối và bổ sung thêm các vi lượng, men tiêu hóa dành cho lợn mẹ nuôi con thì càng tốt, thức ăn (không cần phải nấu chín), ngày 3 bữa: sáng, trưa, chiều tối.

Không nên cho lợn mẹ ăn một số thức ăn trong thời gian này như: Các loại rau, củ, quả (rau muống, rau lang, hoa quả ôi thối…). Sau 1 tháng nuôi con bắt đầu cho lợn mẹ ăn một số loại thức ăn như: (thân cây chuối, rau muống… với điều kiện phải kiểm soát được nguồn thức ăn đó không có độc hại và cho ăn dần dần, không nên cho ăn nhiều ngay dễ làm cho lợn con bú mẹ không thích nghi gây đi ỉa.

lon-rung-04
- Lợn bố:

Khẩu phần ăn của lơn bố: 20% thức ăn tinh, 80% thức ăn thô, toàn bộ cho ăn sống. Trước khi phối giống nên bồi bổ cho lợn bố như: hòa cám gạo, bột ngô cho ăn, cho ăn một vài quả trứng gà, trứng vịt.

– Lợn thương phẩm:

Để đảm bảo uy tín và có chất lượng thịt tốt nhất thì phải kiểm soát được khẩu phần ăn của lợn nuôi thương phẩm. Khi lợn con tách mẹ để nuôi thương phẩm cần thực hiện chế độ ăn như sau: 10% thức ăn tinh, 90% thức ăn thô, toàn bộ cho ăn sống. Nếu dồi dào về nguồn thức ăn thì có thể cho ăn 100% thức ăn thô, như vậy vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng của lợn và chất lượng thịt. Thực hiện chế độ ăn này sau 2 – 3 tháng nuôi, lợn sẽ đạt ít nhất 95 – 97% là thịt nạc, thịt thơm ngon tự nhiên.

lon-rung-05

Lợn thương phẩm có thể ăn tất cả các loại rau, củ, quả, các loại thân mềm như cây chuối, cây ngô, cỏ voi.

lon-rung-06
Bã đậu, bã sắn cũng là nguồn thức ăn có thể tận dụng
lon-rung-07
Có thể tận dụng ao hồ, mặt nước thả rau muống, rau dừa cho lợn.

lon-rung-08

Có thể tận dụng thân cây chuối cho chúng ăn
lon-rung-09
Lợn rừng ăn cả củ cây chuối
lon-rung-10
Thân cây ngô sau khi thu hoạch là nguồn thức ăn rất tốt
lon-rung-11
Cây ngô được cho vào máy băm nhỏ rồi ủ chua
lon-rung-12
Rồi cho vào bao ủ như thế này sau 10 ngày có thể lấy cho lợn ăn

– Lợn con khi bú mẹ:

Sau khi sinh khoảng 20 ngày lợn con bắt đầu tập ăn, khi thấy lợn con nhấm nháp, liếm chậu ăn của lợn mẹ thì mua loại cám nhặt cho lợn con ăn. Cần kiểm soát không để lợn con ăn những thức ăn tươi sống như vậy lợn con rất dễ bị đi ỉa chảy. Sau 1 tháng lợn con bắt đầu ăn mạnh, vì vậy cần tăng lượng cám nhặt cho chúng. Sau 1,5 tháng bắt đầu cho lợn con tập ăn dần với các thức ăn tươi sống nhưng phải kiểm soát thật tốt nguồn thức ăn này. Sau 2 tháng tuổi nên tách mẹ để lợn mẹ hồi phục thể trạng và động dục. Thời gian đầu khoảng 1 tháng sau khi tách mẹ nên cho lợn con ăn nhiều chất tinh, 60% thức ăn tinh, 40% thức ăn thô, sau đó chuyển sang chế độ nuôi thương phẩm.

Sau hơn 1 tháng lợn con bắt đầu làm quen với các thức ăn tươi sống có thể cho chúng ăn một số loại rau cỏ tốt cho tiêu hóa như thân cây chuối chặt nhỏ, không cho lợn ăn rau lang, rau muống trong thời gian này dễ bị đi ỉa.

theo: trangtrai-hungthinh.com

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác