THIẾT KẾ LUỒNG BAY CỦA CHIM SAU CỬA

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 6055
  • Tổng lượt truy cập 11,294,870

Fanpage facebook

Ngày đăng: 03/07/2019, 11:36 am

THIẾT KẾ LUỒNG BAY CỦA CHIM SAU CỬA

  • Một yếu tố khác của cửa cũng rất cần thiết, đó là, cách thiết kế luồng bay của chim sau cửa  và nếu nhìn từ ngoài vào, cửa vào nhà yến là một khoảng tối (hình 1)
    Hiện nay, khi làm nhà mới cho chim bao giờ chúng ta cũng mắc loa phát tiếng gọi. Tại các nhà yến cũ, chim yến tự vào nhà, ở lại một cách tự nhiên, không có tiếng gọi phát ra từ máy, thì yếu tố gì đã khiến chúng thích?? Tôi cho rằng khi chim yến thấy có một khoảng cửa tối chúng cảm thấy an toàn, sẽ vào để tìm thức ăn, những nhà đó thường là hoang vắng không ai ở, có nhiều côn trùng như ruồi muỗi. Đây là một vài thí dụ về những ngôi nhà mà chim yến tự vào:
    + Ngôi nhà này là một rạp hát ở miền trung VN, rất ít khi hoạt động, có một cái cửa dọc thông gió phía trên cao, phía dưới là cầu thang rộng, tạo thành một góc xéo thoáng rộng phía sau cửa, nhìn ở ngoài vào cửa là một ô tối ( hình 1), chim yến đã vào qua cửa này. Có người đầu tư  hiểu sinh học của chim yến thường lao vào theo góc xéo 45o nên đã thiết kế luồng chim bay sau cửa là đường xéo và rất thành công (hình 2)
    + Một ngôi nhà khác hai tầng- là một cửa hàng sách ở miền trung VN. Phía trước bán hàng, phía sau ít người ở. Sau cái cửa mà chim yến tự vào (có chắn các thanh sắt nhỏ để người không trèo lên và đi vào nhà- nhưng chim yến lại thích bay len lõi qua các thanh sắt để vào- và đi thẳng không bị cản trở ) là một hành lang rộng và dài 6-7m (hình 3) tiếp đến là một gian phòng rộng chim dùng nó để dạo lượn, trong gian phòng này có một cái giếng nên nhà rất mát. Sau khi chim vào và bay lượn trong phòng dạo, chim bay ngược trở lại vào hành lang tầng dưới (nằm ngay phía dưới hành lang phía trên) rồi đi vào các phòng qua cửa thường xuyên mở cho người đi, chim làm tổ ngay trên gian phòng để xe máy. Theo mô hình này  có người đã thiết kế đường bay sau cửa là một luồng dài ( hình  4))
    + Đặc điểm sinh học của chim yến: khi chúng thức dậy vào buổi sáng chúng vội vã bay về các vùng có nhiều côn trùng, nếu trời mờ tối thì bay thấp, trời sáng rõ hơn thì bay cao. Ở Nha Trang, một số bãi kiếm ăn của chim  đó là Đèo rù rì- đèo Rọ tượng ( ảnh đèo rù rì), đầm Nha Phu; ở Huế – đó là phá Tam giang- Chúng tìm bắt côn trùng trên mặt nước, trên mặt ruộng lúa hoặc trên các tán cây rừng có nhiều cây như táo nhơn (keo dậu)…Vào buổi chiều, khi trở về nhà chúng bay chậm, tha thẩn bay vòng lui vòng tới một số lần để tìm các nơi có nhiều thức ăn, trên các tòa nhà, các khu chợ, khi thấy các khoảng tối như hang sâu chúng sẽ vào tìm bắt côn trùng. Có một lần đi thăm đảo, trong một nhà ở của công nhân bảo vệ hang, người quan sát đã đếm được hơn 280 chim bay vào nhà để kiếm côn trùng. Thực ra ở đây chỉ có muỗi và ruồi đang đậu trên các khay cơm nguội ăn thừa  phơi khô ngoài sân. Ngôi nhà này khi thiết kế có lẽ đã sai hướng cửa, giá như lúc đầu ô cửa quay về phía đón chim bay về hang ( nghĩa là phía bên trái của hình, tức trùng với cửa mà 280 chim bay vào kiếm ăn, thí chắc sẽ không phải chờ lâu mới đạt một số lượng chim như mong muốn (hinh 5 ).
    Trên các nhà có sân thượng, nên có một cửa mở ra sân thượng, cửa không cần cao rộng. Cần chú ý thiết kế chuồng cu không nên hẹp chiều sâu sẽ cản trở đường bay của chim khi chúng lao vào qua cửa.chimyen.net có một nhận xét: những nhà có sân thượng ở trên cao, hình như đã hứng những con phù du quanh quẩn trên sân đó, chim yến hay dừng lại kiếm ăn( đã 3 lần chimyen.net phát hiện) và khi thấy khoảng tối chúng bay vào, nếu sau cửa trong luồng thông tầng có thêm các chậu côn trùng chuẩn bị sẳn thì cơ hội càng tuyệt vời. Như vậy là sau cửa trong phòng phòng dạo, thậm chí gần cửa nếu có các khay gây nuôi côn trùng, đây cũng là một yếu tố để chim yến bay vào nhiều hơn (Hình 6 ).
  • Hình1. Lối vào tự nhiên của chim (ô tối), phía sau cửa là một luồng xéo rộng,sâu (ảnh:chimyen.net)
  • IMG_1796
  • Hình 2. Thiết kế luồng sau cửa xéo ( Công ty Yến Dương, ảnh:chimyen.net)
  • IMG_1809
  • Hình 3. Cửa chim yến tự vào của một nhà ở Tuy Hòa, phía sau cửa là một đường luồng thẳng dài khoảng 6 m (ảnh:chimyen.net)
  • .IMG_1793
  • Hình 4. Có nhà đầu tư đã áp dụng làm đường luồng sau cửa thẳng dài, nằm trên nhà yến (tư liệu mạng)
  • IMG_1804
  • Hình5. Nhà yến xây gần hang yến, có vẽ như lỗ cửa mở về phía hang là chưa hợp lý. Hiện tại ngôi nhà này  thu hoạch được hàng trăm tổ (nguồn: Yến Sào Bình Định)
  • IMG_1802
  • Hình 6a,b. Ngôi nhà có cửa lớn vừa phải hướng ra một khoảng sân thượng dài 8m. Phía sau cửa là ô cầu thang rộng, với hai nhịp xoay của cầu thang cách nhau một khoảng trống thoáng rộng (nguồn: nhà yến ông L, Cần Giờ. Ảnh 6a,b:chimyen.net)
  • IMG_1803IMG_1813

(Còn tiếp)

 

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác