Cách thức xây nhà Yến

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 5094
  • Tổng lượt truy cập 11,293,909

Fanpage facebook

Ngày đăng: 03/07/2019, 08:46 am

Cách thức xây nhà Yến

http://nuoiyensao.com/tin-tuc/cach-thuc-xay-nha-yen/

– Hình dáng nhà Yến:

Xây nhà Yến theo hình dáng giống một cái kho lớn.

– Kích thước nhà Yến:

Chim yến thích làm tổ ở những nơi rộng rãi thoáng mát không ẩm thấp. Nếu kích thước nhà yến càng nhỏ thì bên trong càng nóng. Nếu nhà càng thấp thì nhiệt độ bên trong càng tăng. Nếu nhà càng rộng thì nhiệt độ bên trong càng mát.

– Mái nhà Yến:

Mái nhà Yến nếu làm bằng đất sét thì nhiệt độ bên trong mát hơn, nếu làm bằng kim loại thì bên trong nóng hơn. Tốt nhất là mái cần che bọc tránh ánh nắng trực tiếp. Mái nhà dạng lượng góc sẽ làm tăng nhiệt độ so với mái nghiêng.

cach-thuc-xay-nha-nuoi-yen

– Vị trí lỗ ra vào của chim Yến:

Lỗ ra vào của yến có chức năng kiểm soát sự di chuyển từ vùng bay lượn vào bên trong phòng làm tổ. Vì vậy cần tính toán thiết kế thật chính xác.

Đối với kiểu nhà suốt (không có vách ngăn), lỗ ra vào được thiết kế và gồm cả việc ra vào của chim giữa vùng bay lượn và phòng bên trong nhà. Các lỗ liên thông phòng và sàn phải được tính toán kỹ (chính xác cả về vị trí lẫn kích thước)

Lộ trình bay của yến (lượn) là yếu tố cơ sở để ta thiết kế lỗ ra vào, nếu không phù hợp thì yến sẽ không xây tổ, tuy vậy ta nên làm theo thông lệ bay của chúng. Lỗ ra vào không phù hợp, tuy yến đã làm tổ yến nhưng đàn yến sẽ tăng chậm chạp (một số con bay không giỏi sẽ gặp khó khăn và tìm đến nơi khác). Nói chung là vị trí lỗ ra vào rất là quan trọng trong việc dẫn dụ, quyết định của sự phát triển của đàn yến (tránh vật cản ở vùng bay lượn).

– Đường bay trong nhà Yến:

+ Đường bay quan trọng nhất trong nhà yến là đường lượn vòng và lên xuống. Hai đường bay này ước tính khoảng cách 2m vì vậy phòng phải có kích thước tối thiểu là 2m. Đường lượn từ sân vào lỗ ra vào sau đó sẽ bay cùng hướng, ví dụ đường hướng từ bên trái khi vào phòng rồi sẽ bay bên trái. Trường hợp đổi hướng qua bên phải khi vào phòng chúng sẽ bay bên phải trường hợp này cần phải có kích thước 4 x 8m. Lỗ liên thông nếu dịch xuống thấp thì việc bay vào phòng kế cận sẽ gây khó khăn.

+ Nhà yến có phòng suốt (8 x 4) yến dễ dàng bay đến khắp nơi trong nhà (nên có vách nhân tạo)

+ Nhà yến thông tầng. Đều quan trọng là lỗ thông tầng phải có kích thước 4x 4m đặt gần tường để yến đảo hướng. Khi đảo hướng yến sẽ thuận lợi bay lên hoặc bay xuống. Khi có vách cản yến không bay theo đường thẳng và phát huy khả năng định vị tiếng động có hiệu quả.

+ Nhà yến suốt cần lưu ý không nên làm quá nhiều phòng, thường chỉ đến phòng thứ 3 tính từ phòng bay lượn.


Sưu tầm thêm
Mô hình nhà ống khói
Theo mô hình này thì đáy ống khói đường kính 3m, đầu trên 1,5m , cao 3m, các lỗ thông gió bằng ống phi 90 đặt cách nhau 1m một ống. Nó sẽ hoạt động theo 3 cơ chế sau :
1.Theo vật lý từ lớp 8 ta đã biết , cứ cao hơn 12,5 m thì áp xuất không khí giảm 1 mmHg, như vậy vơi độ cao ống khói 15m tại đầu nhỏ đã hình thành áp xuất âm có xu hướng đẩy gió đi lên
2. Khi trời nóng, đứng gió, năng lượng mặt trời sẽ hun  nóng phần đỉnh tum và ống khói, không khí phần đỉnh bị nóng, nở ra và sẽ bốc lên trên. Khi khối khí này trào ra sẽ kéo lớp khí dưới ống khói trong nhà tràn đến bù vào, một dòng chảy của khí được hình thành, liên tục. Cơ chế này chính là cơ chế hoạt động của ống khói mặt trời
3.Khi ngoài trời có gió, gió trên cao do không bị vật cản như dưới đất nên có vận tốc lớn hơn gió dưới mặt đất và áp xuất của gió có vận tốc cao sẽ nhỏ hơn áp xuất của gió vận tốc thấp, khi thổi ngang miệng ống khói , theo định luật bernouli ( vật lý lớp 8) áp xuất tại đầu ra ống khói thấp hơn rất nhiều kéo không khí trong nhà yến trào ra
Một ống khói thông gió sẻ luôn hoạt động theo sự kết hợp của cả 3 cơ chế trên, luôn tạo ra một dòng khí luân chuyển liên tục trong nhà yến kể cả khi nóng gắt và không có gió, không cần sự can thiệp của nguồn điện năng. Một lợi ích nữa của thông gió ống khí là cuốn lên tất cả mùi xú khí của nhà yến tung lên cao, cái mùi này theo gió lan xa, tạo mùi hấp dẫn bầy đàn, làm cho yến theo mùi gió về tụ đàn quanh ống khói
Trên thực tế, vì lượng gió luân chuyển quá mạnh, nhà mát nhưng mất ẩm, miệng nhỏ của ống khói được thu lại còn 0.8m và các ống phi 90 được đặt 2m một ống. Với cơ chế này các máy phun sương hoạt động rất ít, chủ yếu là bù ẩm .
Với các nhà có tum làm kín thì cơ chế thông gió là thông gió ngang và chỉ hiệu quả khi có gió. Điều này buộc các máy phun sương phải hoạt động nhiều hơn, có điều nhiều khi ẩm cao, nóng cao làm nhà yến rất bức bối khó chịu, nếu mất nguồn điện thì đành chịu nóng toàn tập
Đến đây thì bạn đọc đã có sư. so sánh về hai kiểu nhà tum kín và tum hở. Tum kín đễ làm, tum ống khói khó làm và một trong những yếu tố giúp nhà yến thành công là thông gió đúng cách.

vấn đề độ dày lý tưởng của những tấm ván làm tổ, câu trả lời là không ít hơn 2 cm (0.787 inch) nhưng tốt nhất là 3 cm (1,181 inch).


Nếu ván quá dày ( hơn 3cm) sẽ lãng phí không gian trong phòng làm tổ và tăng sức nặng mà trần nhà phải chống đỡ.

Nhưng nếu tấm ván của bạn quá mỏng, khi một con chim đậu vào ván, với vận tốc bay của nó, sẽ làm ván bị rung, làm phiền những con chim khác đang đậu cùng tấm ván đó, đôi khi có thể rơi trứng hoặc chim non trên tổ khác.

Tấm ván phải đóng thẳng lên trần với góc 90* và thật khít trần. Sẽ không có bất kỳ con chim nào làm tổ ở những tấm ván được đóng hở trần. Vì chúng ghét không khí thổi qua trên đầu chúng.

Với những nơi mà bạn muốn lắp đặt ván tổ 2 hay 3 lớp nhằm tạo thêm chỗ cho chim làm tổ, lớp trên cùng nhất thiết phải dày hơn lớp thứ 2 và thứ 3. Làm như vậy để tránh phân chim ở lớp trên rơi trúng tổ ở lớp dưới.

Sưu tầm thêm

Kích thước lỗ thu chim thích hợp cho nhà yến

“ Pak Harry, ngôi nhà yến của tôi vừa mới hoàn tất. Nhưng người thầu của tôi lo ngại về kích thước lỗ vô. Kích thước hiện tại là 90cm x 90cm, ông ta muốn thu lại là 60cm x 90cm. Anh ấy sợ chim cú sẽ bay vào nhà yến. Tôi cần tư vấn của ông.”

Tin nhắn này gửi cho tôi vào hôm nay, ông ấy là một bạn đọc ở Kuantan, Pahang.
Câu hỏi của tôi đối với ông ấy là cái nào quan trọng hơn? Chim cú hay chim yến?
Nếu không có gì bên trong ngôi nhà yến của bạn, những con cú có vào nhà bạn không?
Có thể chúng muốn tìm chỗ làm sân chơi cho bọn trẻ chăng?

Hãy nhớ rằng những con cú vào nhà yến của bạn bởi vì những con chim con dễ dàng là thức ăn cho chúng cũng như lũ cú con.
Tại sao bạn không nghĩ rằng việc quan trọng trước hết là thu hút đàn chim vào nhà mới trước, cho đến khi chúng tăng trưởng đến một mức độ nhất định rồi hãy nghĩ đến việc chống lại những kẻ thù bên ngoài?

Đối với nhà yến của tôi, tôi sẽ làm mọi thứ chúng thích để thu hút chúng vào và ở lại. Làm ơn hãy đến đây, đây là nhà của mày đó!!!

Xem thêm:


Nếu bạn là những con chim yến, bạn thích vô lỗ có kích thước lớn hay nhỏ? Nếu là tôi, tôi sẽ chọn lỗ lớn hơn. 120cm x 150cm chẳng hạn.

Với lỗ lớn, bạn có thể thu nhỏ kích thước lại mà không có nhiều xáo trộn đáng lo ngại đối với chúng. Nếu lỗ vô nhỏ, bạn muốn mở rộng hơn thì sao?

Làm lỗ vô lớn và dụ được chúng vào trước. Sau đó, nếu nhà yến của bạn có được số lượng chim vừa phải, khoảng 100 con thì lúc đó lắp đặt hệ thống chống cú.

Bạn có thể đặt một hàng chông sắt ở cạnh dưới, giăng những đoạn dây ngang với khoảng cách hợp lý để chống cú nhưng chim yến vẫn vào được hoặc bạn có thể thuê một tay thợ săn thiện xạ để tiêu diệt chúng.

Hãy chọn cho mình một quyết định sáng suốt. Cái gì là quan trọng ở thời điểm này.

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác