TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỂ GIẢM BỚT CƯỜNG ĐỘ CHIẾU SÁNG TRONG NHÀ YẾN

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 5316
  • Tổng lượt truy cập 10,151,020

Fanpage facebook

Ngày đăng: 03/07/2019, 08:36 am

 

Tác động của con người để giảm bớt cường độ chiếu sáng trong nhà yến

(i) Khi đặt những tấm ván ngang ván dọc, ván chia phòng giả bên trong nhà yến và lỗ thông phòng,các chủ nhà yến và người làm kỹ thuật đã tính toán điều chỉnh tình trạng ánh sáng đạt yêu cầu phù hợp với nhu cầu sinh lý sinh thái của chim yến.. Những tấm ván ngang là những tấm ván ngăn trực diện ánh sáng chiếu vào, phía sau tấm ván ngang là những mãng tối thích hợp cho chim yến trú ở và làm tổ nằm trong mãng sáng của phòng chim yến làm tổ.


(ii) Lỗ ra-vào, lỗ thông tầng, lỗ lấy không khí vào và thoát khí ra sẽ là những nơi làm ánh sáng tuồn vào các phòng chim yến làm tổ trong nhà yến, tùy theo kiểu cấu trúc nhà yến mà có cách điều chỉnh giảm bớt ánh sáng tuồn vào nhà yến. * Với kiểu cấu trúc nhà yến vùng “khí hậu nhiệt đới xích đạo hải đảo” thông thường ở Indonesia, Malaysia mà Thái Lan và Việt Nam đang dùng từ trước đến này thì các chủ nhà yến đã có các cáchbố trí như sau: – Lổ thông tầng, bố trí thẳng một vị trí từ tầng trên chuồng cu xuống các tầng trong nhà yến, để ngăn ánh sáng chiếu vào nhà yến qua lổ ra-vào, trước các phòng chim làm tổ thường xây một bức tường ngăn ánh sáng hoặc che một tấm bạt nhựa hay prima và bố trí lổ thông phòng cho chim bay vào, lổ này chỉ cần cách trần nhà 40-50 cm, kích thước có thể thay đổi nhưng phải đảm bảo ánh sáng trong phòng đạt yêu cầu. – Lỗ thông tầng bố trí lệch theo hình chử “ Chi ” (“ Z”) từ lỗ trên chuồng chuồng cu xuống các tầng trong nhà yến thì không cần xây hay che chắn các bức tường trước các lỗ thông tầng này. – Lỗ lấy không khí vào và thoát khí ra cũng là nơi đưa ánh sáng vào nhà yến. Ở các lổ lấy không khí vào giữa tường ngoài và tường trong nên bố trí nằm lệch nhau cách nhau 20-30 cm và cao hoặc thấp 15-20 cm. hoặc làm những hộp “ Gen” lấy không khí để chặn nguồn ánh sáng chiếu lọt vào. Lưu ý các lổ này cao hơn sàn nhà của mỗi tầng nhà yến là 30-40 cm, đặt cao quá sẽ làm sự dịch chuyển không khí trong nhà yến không đạt yêu cầu, không khí ở một số vùng bị nhốt lại và bị ô nhiểm có hàm lượng các khí độc cao . – Lỗ thoát khí, ngoài việc quan trọng là lổ phải xuyên thẳng từ tường trong ra tường ngoài, vị trí lỗ phải đúng vùng vị trí cần thoát khí là cách trần nhà 35-45 cm, mỗi lổ cách nhau 70-90 cm ( không cần nhiều) và dùng các co khuỷu V, ống PVC dài 30-40 cm hạn chế nguồn sáng chiếu vào, Có nhiều nhà yến làm hai hàng lổ thoát khí nằm giữa chiều cao nhà yến, hàng này cách hàng kia 50-80 cm, cách làm này sẽ nhốt không khí ở một số vùng phía trên hang lỗ thoát khí lại. Không khí bị nhốt ở đây có hàm lượng các khí độc cao và đặc biệt ẫm độ cao, bình thường ở những vùng này rất ít chim trú ở và làm tổ, nếu có thì tổ bị sẩm màu không trắng ngà sạch được. Những nhà yến này dể bị rủi ro nấm mốc xâm hại cao trong cả mùa mưa và mùa nắng, nên lưu ý dể thường gặp hiện tượng “ nhiệt độ cao, ẫm độ cao”. Các lổ lấy và thoát khí nên cần bịt lưới ngăn không cho côn trùng xâm nhập vào nhà yến. Chim sẽ thường lôi rơm vào các lỗ thoát khí để làm tổ sinh sản, ở những cộng rơm này thường có nhiều trứng và côn trùng sống bám vào, sau khi nở chúng chui vào nhà yến. * Với kiểu cấu trúc nhà yến mới đang được các chủ đầu tư ở Thái Lan nghiên cứu áp dụng cho vùng “ khí hậu nhiệt đới ven biển rìa lục địa “ như ở Việt Nam và nhứt là các tỉnh miền Trung có vùng khí hậu nắng nóng trên 40 o C hoặc khí hậu khắc nghiệt hơn ở phía Bắc đèo Hải Vân, năm 2011 họ thực hiện dự án xây dựng làng chim yến hơn 100 nhà vùng Palem, Chonburi cách BangKok khoảng 50-60 km.
Tại Việt Nam, năm 2012-2013, có hơn 20 nhà yến xây dựng theo mô hình cấu trúc này ở Tam Thôn Hiệp, Tiền Giang, Sông Đốc, Cà Mau, Cái Dầu, B́nh Định, Bình Phước.. do các nhà tư vấn kỹ thuật Malaysia và Việt Nam thực hiện. Cách hạn chế ánh sáng chiếu vào nhà yến cũng theo cách bố trí lệch như kiểu cấu trúc nhà yến vùng “khí hậu nhiệt đới xích đạo hải đảo” nhưng có tính kỹ thuật-khoa học hơn. Các nhà yến kiểu trúc này có kích thước lớn 10×20-25 m, xây 2 tường, cách nhau 60-70 cm, bố trí cầu thang trong khoảng hở này, dùng những lam gió có khe hở nhỏ và gạch thẻ 2 lổ có đường kính nhỏ 5-6 mm để nhận không khí từ ngoài vào nhà yến và từ trong nhà yến ra ngoài. Các khe hở của lam gió và lổ của gạch thẻ nhỏ chỉ lấy gió mà côn trùng không xâm nhập được, ánh sáng tuồn tràn vào qua tường ngoài đã giảm 30-40% và sau khi qua khoảng không khí cách nhiệt giữa 2 bức tường 60-70 cm ánh sang sẽ giảm đi nhiều trước khi chiếu xuyên qua các lổ nhỏ của những viên gạch thẻ ghép lại. .
(ii) Những tác động không đúng cách trong nhà yến
– Làm tối tối đa ánh sáng trong nhà yến gần đến tình trạng “0 lux” bằng cách xây bức tường ngăn ánh sáng trước phòng chim làm tổ dẩn đến tình trạng ban ngày ánh sáng không đến được trong phòng chim yến làm tổ trái với qui luật sinh thái sinh học tự nhiên của các loài động vật, khiến chim yến phải di bỏ đi các phòng này tìm đến những chổ sáng hơn trong nhà yến để sống. Khắc phục tình trạng này phải cấp ánh sáng vào phòng chim làm tổ bằng cách gắn tấm kiếng lấy ánh sáng trước lổ thông phòng và thông tầng, chim yến mới chịu đến ở các phòng này.
– Một cách làm tối tối đa phòng chim làm tổ với lập luận càng tối nhiều chừng nào thì tổ yến sẽ trắng tốt hơn, điều này sai, độ trắng của tổ yến tùy thuộc nhiều vào độ ẩm và vệ sinh trong nhà yến.
– Nhiều nhà yến xây tường chặn ánh sáng sát ngay lổ ra-vào, chỉ cách lổ ra-vào 1-1,2 m, buộc chim yến vừa bay qua lỗ ra-vào, phải dừng lại quay đầu trở ra, không vào sâu trong nhà yến để thăm dò được thì làm sao chim yến có thể quyết định trú ở lại nhà yến hay không?. Trong trường hợp này, nếu xây tường ngăn từ lổ ra-vào đến phòng chim làm tổ với khoảng cách 1,2-1,5 m mà bố trí lổ thông phòng lệch chéo với lổ ra-vào dưới 20o thì còn cứu vản được, chim yến bay vào, đường bay ít bị cản trở, chim yến vẩn có thể chấp nhận trú ở lại nếu các điều kiện môi trường, âm thanh, mùi … đạt yêu cầu của chim nhưng số lượng rất ít so với những nhà yến khác trong khu vực.
(iii) Những phá cách ánh sáng trong nhà yến không ảnh hưởng đến sinh hoạt của chim yến trong nhà yến
– Trong thực tế, có một số nhà yến rơi vào hoạt động trong tình trạng có ánh sáng trên 2 lux dưới 50 lux mà chim yến vẩn trú ở và phát triển tăng đàn rất tốt, có năm tăng 100%. Trước khi quyết định chấp nhận để ánh sáng sang nhà yến, chủ nhà yến đã phải nhiều lần cho tắt ánh sáng nhưng khi tắt ánh sang chim bay tán loạn, bay thoát ra nhà yến và chỉ về sinh hoạt bình thường khi ánh sáng có trở lại, dù là ban đêm . Ở Thái Lan, theo Mr.Ramed Wongphan, Giám Đốc Swiftlet Research Center đã có vài nhà yến hoạt động tốt, nhiều chim, nhiều tổ ở tình trạng ánh sáng trong nhà yến trên 2 lux. Ở Việt Nam, tại Rạch Gía cũng có 2 nhà yến rơi vào tình trạng này hoạt động tốt chim trú ở đầy, tổ yến thu hoạch năm sau luôn tăng hơn năm trước.
Về trường hợp này, chim yến vẩn tuân thủ các nguyên tắc chim làm tổ trong bóng tối là ở sau tấm ván ngang trong những vùng có độ sáng nhất định.
– Có một nhà yến ở Long Khánh, bố trí đèn compate trong các phòng chim làm tổ để giúp thu hoạch tổ dể dàng, chủ nhà yến, khi thu hoạch xong quên tắt đèn. Kết quả sau 19 ngày trở lại kiểm tra nhà yến, chủ nhà yến thấy đèn vẩn mở sáng thì lo sợ không biết chim có bị ảnh hưởng không?. Sau khi kiểm tra chim vẩn còn đầy đủ, chim vản làm tổ mới, không có tình trạng chim non tơ chết và nhà yến này trở lại hoạt động bình thường như trước.
(iv) Lời kết về ánh sáng trong nhà yến
Khi đến thăm nhà yến, câu hỏi, tôi thường được các chủ nhà yến hỏi là “ánh sáng đã đạt chưa, có sáng quá không, có cần phải làm tối thêm không? ”. Câu trả lời của tôi là nên dừng lại, nhắm mắt vài chục giây rồi mở mắt, thấy được lờ mờ các tấm ván là tốt nhất, là ánh sáng trong nhà yến đã đạt yêu cầu. Điều chắc chắn mà tôi khẳng định là chim yến không chịu sống trong các phòng chim làm tổ nếu độ tối tới “0 Lux” nhưng chim yến vẩn sinh hoạt bình thường trong nhà yến có độ sáng trên 2 lux đến 50 lux.
Chim yến đang trú ở và làm tổ bình thường trong nhà yến, nếu vì lý do gì mà độ tối trong nhà yến tới “0 lux” là chỉ trong thời gian ngắn chim yến sẽ di chuyển rời bỏ những vùng tối này tìm đến sống ở các vùng có ánh sáng nhiều hơn để trú ở, chúng có thể bỏ tổ và bỏ con, ngược lại chim vẩn ở và tiếp tục làm tổ chăm sóc chim non nếu ánh sáng trong nhà yến đột ngột tăng lên trên 2 lux. Bản thân tôi vẩn khẳng định, ánh sáng trong nhà yến 0,2 lux đến 2 lux sẽ có tác động tốt đến hoạt động sinh lý và sinh thái của chim yến và nếu môi trường, mùi sinh cảnh, âm thanh đạt sẽ là những yếu tố tổng hợp để nhà yến thành công nếu nhà yến này nằm trong vùng hoạt động của chim yến.

Nguồn http://www.toyenvietnam.com

Xem thêm: Tập tính sinh lý và sinh thái của chim yến có liên quan với ánh sáng trong nhà yến

Tập tính sinh lý và sinh thái của chim yến có liên quan với ánh sáng trong nhà yến

(i) Các nhà Điểu học của Việt Nam đã khảo sát và xác định chim yến chỉ sống và làm tổ trong hang đảo, trong nhà yến là những nơi có ánh sáng dưới 50 lux. Chim yến không sống ở những nơi hoàn toàn tối “0 lux”, sống và làm tổ ở những nơi lờ mờ tối có ánh sáng từ 0,2 lux trở lên nhưng không xác định bao nhiêu là thích hợp.


(ii) Ánh sáng chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chim yến vào ban ngày sau thời kỳ chim quẹt nước bọt làm tổ, là thời kỳ chim đẻ trứng, ấp trứng, chăm sóc nuôi con. Khi làm nhiệm vụ duy trì nòi giống, chim yến phải bảo vệ tổ, bảo vệ chim non nên không thích tổ bị nhìn thấy, tổ bị ánh sáng chiếu chim cảm thấy không an toàn. Đây cũng là đặc điểm của những loài chim sống trong hang động giấu tổ để bảo vệ bản thân và chim non khỏi kẻ thù. Khi đẻ và ấp trứng chim chọn những nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào, thường chọn những nơi lờ mờtối. Nhờ đặc điểm này mà các loại chim khác như én nhạn, yến cỏ, se sẽ, bồ câu và những chim dữ như cắt, đại bàng, diều hâu và két không xâm nhập vào nơi trú ở của chim yến quấy rối và giết hại.
(iii) Chim yến sinh sản có mùa vụ chính và phụ nhưng không đồng loạt mà rải rác trong năm nên ánh sáng ban ngày trong nhà yến nên luôn giử ở mức 0,2 lux trở lên và dưới 2 lux.
(iv) Chim yến không tìm đến cư trú và làm tổ ở những nơi có ánh sáng tối gần “0 lux”. Ánh sáng trong các phòng càng tối hơn 0,2 lux sẽ là yếu tố ngăn cản không cho chim yến tìm đến. Chim yến sẽ không di chuyển đến các phòng làm tổ ở các tầng dưới trong nhà yến nếu các phòng này tối “0 lux”. .
(v) Trong nhà yến, ánh sáng tối đến “0 lux”, môi trường và âm thanh, mùi sinh cảnh đạt, nếu cần chổ cư trú và sinh sản, chim yến cũng sẽ chỉ cư trú ở các khu vực gần lổ ra-vào, phòng bay dạo và khu vực lổ thông tầng nơi trong nhà yến có độ sáng lớn hơn “0,2 lux”. Ở khu vực này nếu không có đóng ván, chim buộc lòng phải làm tổ trên tường, gốc nhà yến.
(vi) Những nơi có ánh sáng lờ mờ tối 0,2 lux trở lênnày thường nằm ở phía sau những vật bị chiếu sáng như sau những tấm ván nên chim yến thường tập trung ở và làm tổ ở các vùng tối này.
(vii) Ánh sáng trong nhà yến hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng hay màu sắc của tổ yến. Màu sắc của tổ yến bị tác động bởi ẩm độ và tình trạng vệ sinh trong nhà yến. Ẩm độ nhiều và phân chim yến nhiều sẽ làm tổ yến đổi màu từ trắng ngà sáng sang tối dần hoặc chuyển qua màu hồng đến đỏ hay chuyển qua màu vàng tùy theo hàm lượng từng loại khí phân hủy từ phân chim yến nhiều hay ít.

Nguồn: www.toyenvietnam.vn

 

VẤN ĐỀ ÁNH SÁNG TRONG NHÀ YẾN

Theo sách vở thì ánh sáng trong nhà yến từ mờ tối đến tối, có thể từ 0-2 lux, thế nhưng trên thực tế có những hang động hoặc một khu vực nào đó của hang động và nhà nuôi yến rất sáng chim vẫn thích ở, lấy thí dụ :
+Hang Tò vò ở Quảng Nam chỉ là một khoảng vòm hang rất sáng với dung tích như một căn nhà rộng lõm vào núi đá, có không ít tổ yến .
+Hang Khô, hình ảnh mà chimyen.net chụp cho thấy chim làm tổ cả ở khu vực khá sáng (ảnh 1)
+Một hang khác, cửa hình chữ nhật dựng đứng vuông vắn, công ty cải tạo bằng cách xây tường hai bên hang và che mái xây ra phía biển (có chú ý đên cách thông gió), càng xây ra bao nhiêu chim làm tổ ra đến đấy bấy nhiêu một năm có thể chim làm tổ ra vài mét.
+ Trong nhà yến cũng vậy, khi chim con bay vào nhà thường ở tầng trên cùng; thậm chí xây tổ ngay trần cầu thang sau cửa ra vào của chim.
+Hai căn phòng chim vào tự nhiên ở Tuy hòa (ảnh 2) và Nha trang đều khá sáng
+Những phòng tối nhất đường vào ngoắc ngoéo không có chút ánh sáng nào thì phòng cuối cùng gần như chim không muốn ở, có lẽ vì chúng không thấy ánh sáng để thức dậy đi kiếm ăn.
Thế cho nên khi xây nhà cho chim không cần tạo thành nhiều phòng để che tối dần đi như kiểu cũ, chỉ cần phía trên trần, khu vực chim làm tổ tối hơn là được, vì vậy về mặt kỹ thuật người ta mới làm các ô khung trên trần, ngăn cách bởi các xà chắn thấp xuống khoảng 40 cm. Phía dưới cần thông rộng, để chim bay lượn dể dàng. Cửa ra vào thông với phòng lượn hoặc thông với đường luồng thông tầng có thể làm phên che tối phía trên cửa là được (ảnh 3). Về mặt kỹ thuật ta bố trí ánh sáng sao để khi ta đứng ở chổ xa cửa nhất vẫn nhìn thấy một chút ánh sáng mờ mờ là được.
+Tại Vn có những nhà chim đã chia nhà thành các phòng hẹp ngangkhoảng 2m x 4m, họ nhận thấy chim dể lưu lại làm tổ hơn so với để phòng rộng, theo tôi nghỉ đó là một hình thức bẫy chim để chim khó tìm lối ra và lưu lại đó ( ảnh 4). Tuy nhiên về tập tính, chim thích một vòng bay lượn khoảng 4m. Nên có thể ban đầu làm các làm phòng chật với vách ngăn giả bằng vật liệu nhẹ để chim khó tìm đường ra (để bẫy chim), nhưng sau đó khi đã có một số chim ở lại và làm tổ rồi thì ta cần tháo vách ngăn ra để chim bay lượn dể dàng. Một nhà yến mà chimyen.net thường xuyên quan tâm đến kỹ thuật, có kích thước rộng 8 x20 m chỉ có một phòng dài không hề có vách ngăn, hiện nay sau 5 năm vận hành đã có hơn 4000 chim.
Như vậy vấn đề thiết kế nhà yến, vị trí xây nhà (môi trường, khu vực chim sinh sống) kỹ thuật dụ chim và cuối cùng là thu hoạch hợp lý là một tổng thể làm nhà chim thành công. Ngay cả việc chế biến- tinh chế tổ yến tại chổ cũng làm cho khu vực nuôi yến của mình có mùi đặc trưng của chúng làm chúng ưa thích trở về.

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác