Say đắm một huyền thoại

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 3218
  • Tổng lượt truy cập 11,489,842

Fanpage facebook

Ngày đăng: 11/09/2013, 10:39 pm

Từ xa xưa, khi những khu vườn trồng cà phê lớn ở Việt nam còn nằm bên cạnh những cánh rừng, người trồng cà phê phải chung sống với rất nhiều loại thú rừng hoang, người ta thường gặp nhất là sóc, nhím, chồn chạy nhảy trong khu vườn trồng của họ.

Trong các loài thú hoang thuộc giống ăn thịt như chồn thỉnh thoảng vẫn thích gậm nhấm quả cà phê chín khi mùa vụ thu hoạch đến. Thiên nhiên thật khéo biết chọn lựa, trong khu rừng cà phê rộng lớn, loài chồn hương như chẳng biết sợ ai, thường nhởn nhơ leo từ cây cà phê này sang cây khác để tìm những quả cà phê chín vừa tới, là giai đoạn có nhiều chất ngọt nhất.

Cũng chẳng phải ngẫu nhiên khi mà đây là giai đoạn tốt nhất để người nông dân nên thu hái quả, không phải còn xanh mà cũng không quá chín, để bị lên men trên cây.

chon huong trong thien nhien

Loài chồn hương ăn những quả cà phê trong thiên nhiên

Chồn luôn chọn những quả không bị lỗi, không chọn loại vẫn còn vàng vàng, trái còn cứng, cũng không chọn loại chín mềm rục để ăn. Khác với các loài khác chỉ gậm nhấm phần ngọt của vỏ thịt và nhả hạt nhân, chồn lại nuốt luôn cả hạt nhân còn dính cả lớp cùi .

Hạt cà phê sau khi vào bao tử chồn có lẽ được kết hợp với một loại enzim nào đó, phần vỏ thịt của qủa được lên men làm chuyển hóa một số hóa tính trong hạt khiến cho chất lượng sau khi rang lên tỏa ngát một hương thơm kỳ lạ.

Lúc đầu người Nông dân vẫn chưa biết được điều đặc biệt này từ cà phê cứt chồn, nhưng do loài chồn có một tập tính kỳ lạ là khi thải phân ra ngoài, bao giờ chúng cũng chỉ đến đúng một số điểm do nó đã chọn, không đi lung tung, nay đây mai đó.

Thoạt đầu, khi nhận thấy tự nhiên có cả một khoảnh cà phê dính từng chuỗi với nhau người Nông dân cũng không biết từ đâu mà có loại cà phê như phân con vật vậy, nhưng có lẽ tiếc lượng lớn cà phê vương vãi trong vườn, cho nên họ đã gom lại, đem phơi khô, giã ra bằng tay và nhận thấy từ vỏ lụa cho đến hạt nhân bên trong trong tình trạng được bảo vệ rất tốt, khi rang lên thấy thơm lạ thường và vị uống rất dịu, hơi ngọt về sau, đặc biệt nhất là sự hưng phấn, sảng khoái sau khi uống loại cà phê này, ngay cả với những người không thích hợp với cafein lắm cũng không thấy cảm giác hồi hộp như khi uống một tách cà phê bình thường.

thoi ca phe chon trong thien nhien

Những thỏi cà phê nằm rải rác trong các vườn cà phê

Về sau này người ta mới biết thêm cà phê chồn có tác dụng như giữ lại và nâng cao các phẩm chất tốt đẹp của cà phê mà lại làm giảm nhẹ tối đa mức cafein có trong cà phê, ngay cả đối với loại cà phê nổi tiếng là có hàm lượng cafein rất cao như Robusta (cà phê vối).

Trước khi người Nông dân biết cách làm cà phê chồn từ trang trại, loại cà phê này tuyệt nhiên không thấy bán trên thị trường, bởi số lượng quá ít mà lại quá thơm ngon, nên người dân thường nhặt lại, phơi khô để cho mình dùng, hoặc chỉ để biếu tặng những bạn bè rất thân thiết biết thưởng thức loại cà phê rất đặc biệt này.

Sự đô thị hóa ngày càng thu hẹp môi trường sinh sống của loài chồn, cũng như do sự săn bắt vô tội vạ, loài chồn hương ngày càng hiếm trong thiên nhiên, bẵng đi một thời gian khoảng gần 10-15 năm dường như không ai còn nhớ đến hay biết đến cà phê chồn, thậm chí một số giới trẻ sau này còn không tin vào một loại cà phê từng một thời nứt tiếng.

Từ sự tự phát mà cũng có khi vì lưu luyến về một loại cà phê tuyệt hảo đang có nguy cơ dần mai một, một số Nông dân trồng cà phê đã nuôi những con chồn hương bắt được từ thiên nhiên và gầy giống. Theo bài học mà thiên nhiên đã từng dạy họ, ngày nay một số Nông dân rất thành thạo trong việc kiểm soát việc sinh đẻ của chồn để tạo giống, chọn hái những loại cà phê đúng theo khẩu vị để cho chồn ăn khi mùa thu hoạch đến và bảo đảm thức ăn chủ yếu của chồn là các loại thịt cho trong suốt thời gian trong năm, bởi cà phê không phải là thức ăn chính của chồn.

(Theo Ỵ5caphe)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác