Kỳ công cà phê chồn

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 6008
  • Tổng lượt truy cập 11,294,823

Fanpage facebook

Ngày đăng: 17/09/2013, 03:40 pm

Kỳ công cà phê chồn

Chủ Nhật, 25/08/2013 22:04

Mới đây, ngay tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã xuất hiện một trang trại cà phê chồn ở phường 10.

Trang trại này đang trở thành điểm đến ưa thích của nhiều du khách trong và ngoài nước. Du khách đến đây không chỉ tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất cà phê chồn mà còn được thưởng thức tại chỗ loại thức uống danh tiếng này.

Chủ trang trại - luật sư Nguyễn Quốc Minh - cho biết sau hơn 10 năm nghiên cứu, tìm tòi, ngày 25-4, trang trại cà phê chồn đầu tiên của Đà Lạt đã được đưa vào phục vụ du khách. Với mức đầu tư hơn 42 tỉ đồng trên diện tích khoảng 2,4 ha cà phê moka đang kỳ thu hoạch và 120 con chồn hương, trang trại của ông Minh đang được xem là một trong những nơi sản xuất cà phê chồn lớn nhất Việt Nam.

Tại sao lại chọn Đà Lạt mở trang trại cà phê chồn chứ không phải một nơi nào khác? Ông Minh giải thích: “Đà Lạt có loại cà phê moka nổi tiếng ở Việt Nam. Nếu chồn hương ăn loại cà phê này thì chắc chắn sản phẩm chúng “sản xuất” ra sẽ có hương vị cũng như giá trị cao hơn rất nhiều so với nơi khác”.


Du khách thưởng thức cà phê chồn

Dự kiến mỗi năm, trang trại sản xuất được khoảng 300-400 kg cà phê chồn. Với giá bán hiện nay là 20 triệu đồng/kg, cà phê chồn là một trong những thức uống đắt nhất thế giới. Về nguồn gốc 120 con chồn hương, ông Minh cho biết trang trại nhập một ít ở Indonesia, còn lại mua ở Đắk Lắk, tất cả đều có nguồn gốc và lai lịch rõ ràng.

Để tạo ra được ly cà phê chồn thơm ngon đúng điệu, đòi hỏi phải có một quy trình nghiêm ngặt, cầu kỳ từ khâu chăm sóc cho đến lúc thành phẩm. Trước hết, cà phê được trồng phải đảm bảo sạch, không dùng thuốc trừ sâu, phân hóa học.

Khi cho chồn ăn, phải lựa những trái cà phê chín đỏ. Mỗi ngày, một con chồn tiêu thụ khoảng 20-30 g trái cà phê tươi và “sản xuất” ra khoảng 10 g cà phê nhân. Chồn thường ăn cà phê vào chiều tối, sau một đêm sẽ thải ra những hạt không tiêu hóa được. Sáng sáng, nhân viên trang trại lại đi thu gom phân chồn để sơ chế.

“Sau khi chồn ăn vào, trái cà phê chín mọng được tiêu hóa phần cùi, còn hạt thì bài tiết ra, bên ngoài có lớp vỏ mỏng. Lớp vỏ này được bóc bỏ lấy nhân cà phê. Nhân được rửa, sấy thật sạch rồi mới đem chế biến. Quá trình tiêu hóa tạo ra sự lên men của enzyme trong dạ dày chồn. Chính công đoạn đó sẽ tạo ra hương vị cà phê chồn đặc biệt, độc đáo mà không có loại cà phê nào sánh kịp” - ông Minh lý giải.


Chồn hương ăn cà phê

Sau khi rửa sạch bằng nước, những hạt cà phê lẫn trong phân chồn được nhân viên đem phơi khô rồi ủ một thời gian cho dậy mùi. Sau đó, cà phê chồn được đem rang sao cho không quá lửa để khỏi làm mất hương vị tự nhiên. Cà phê chồn sau khi rang sẽ có mùi thơm đặc trưng, không lẫn vào đâu được.

Cà phê chồn cũng cần phải được pha chế theo cách đặc biệt. Ở trang trại của ông Minh, cà phê chồn được pha bằng một loại máy chuyên dụng nhập từ Nhật Bản. Bộ pha chế này sẽ giúp hương vị của cà phê chồn được giữ lại tối đa.

“Hương vị cà phê chồn quả thật đặc biệt. Đến “thành phố mộng mơ”, bên cạnh khung cảnh tuyệt vời, được thưởng thức loại cà phê ngon nhất thế giới với giá khoảng 200.000 đồng/bình cho 3-4 người uống quả thật rất thú vị” - ông Trần Đức Tân, một du khách từ Đà Nẵng, hào hứng.

Bài và ảnh: Nguyễn Tiến
http://nld.com.vn/kinh-te/ky-cong-ca-phe-chon
Lời bình: Trang trại này đúng là số một về cà phê chồn rồi nhưng giá sao mắc thế nhỉ. Ở Đắk Lắk, cơ sở Kiên Cường là sáng gái nhất cũng chỉ bán cỡ chục triệu /1 kí và như thế 1 ly đã là 200.000đ rồi? Ở đây 3-4 người uống 1 bình/ 200k  thì …lõang xẹt mất thôi

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác