ĐỀ ÁN QUY HOẠCH, THIẾT KẾ, XÂY DỰNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH LÀNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ĐẢO YẾN BUÔN ĐÔN

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 2598
  • Tổng lượt truy cập 10,313,040

Fanpage facebook

Ngày đăng: 16/02/2024, 04:25 pm

ĐỀ ÁN

QUY HOẠCH, THIẾT KẾ, XÂY DỰNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH

LÀNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG  ĐẢO YẾN BUÔN ĐÔN

I.Đánh giá về  tiềm năng, lợi thế và cơ hội phát triển Du lịch của vùng Đảo Yến - Buôn Đôn:

Về tài nguyên nước: Đảo Yến - Buôn Đôn (theo tên gọi của người dân) là một bán đảo rộng khoảng chừng 30ha trên vùng hồ Thủy điện Sê Rê Pốk 3 thuộc địa bàn các Xã Tân Hòa, Ea Nuôl - Huyện Buôn Đôn – Đắk Lắk  và xã Ea Pô -Huyện Cư Jut – Đắk Nông; Hồ có mặt nước rộng trên 1.700 ha và là hồ nước lớn thứ 2 ở Đắk Lắk. Tuy là hồ nhân tạo hình thành do đắp đập ngăn dòng sông Sê Rê Pốk nhưng vùng mặt nước quanh khu vực đảo Yến rất ổn định, trong vùng lòng hồ có nhiều đảo đất tự nhiên mà trong thời gian qua các hộ nông dân xã viên  HTX Du lịch Cộng đồng  Đảo Yến - Buôn Đôn  đã tích cực bảo vệ và trồng thêm cây xanh để gìn giữ, cảnh quan làm du lịch cộng với mặt nước rộng lớn tạo thành  quanh cảnh thiên nhiên đẹp hiếm có của vùng tây nguyên và là lợi thế to lớn để tổ chức thêm các Tour tham quan và các trò chơi trên mặt hồ hấp dẫn.

Về tài nguyên động  thực vật: Nơi đây có hệ động thực vật phong phú, đa dạng về cây  công nghiệp, cây ăn quả và nông nghiệp ngắn ngày (có đầy đủ các loài cây công nghiệp lợi thế của Đắk Lắk như  Cà phê, Tiêu, Điều, Ca cao, Cao su ... và là một  trong những vùng chuyên canh cây ăn trái lớn của tỉnh) đặc biệt có những sản vật đặc trưng vùng miền có thể xây dựng thành thương hiệu để thu hút du khách đến tham quan, đón nhận như thu hái, chế biến trà từ cây Đàn hương một loài cây có giá trị kinh tế cao mà nơi đây là nơi đầu tiên trong cả nước trồng thử nghiệm thành công; Có sản phẩm Yến sào Lâu Đài Yến - Buôn Đôn tuy mới chỉ đang trong thời gian xây dựng thương hiệu nhưng đã được đón nhận, phản hồi rất tốt; cả hai sản phẩm trên đều được đánh giá rất tốt với sức khỏe và có thể gọi là đặc thù khi xây dựng thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Về tài nguyên khí hậu: Tuy nằm ở Buôn Đôn, là vùng có đặc sản  là số giờ nắng cao nhưng do vị trí của Đảo Yến ở gần hồ lớn lại chỉ cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng chừng 25 km nên phần lớn các tháng trong năm có khí hậu tương đồng với Buôn Ma Thuột, khá mát mẻ vào buổi sáng và buổi tối. Ngoài ra, cũng có một vài tháng giao mùa hơi bị nóng nhưng nếu ví đây là Địa Trung Hải của Tây nguyên thì đó có khi lại là một món quà vì nó tốt cho sức khỏe hơn xứ lạnh và cũng còn có nhiều khách sợ lạnh? Ngoài ra biển cũng không phải là sự lựa chọn cho du lịch quanh năm.

Về tài nguyên du lịch nhân văn: Đảo yến cách Buôn Ma Thuột 25km, cách sân bay 35km, đường đi vào vùng Đảo Yến - Buôn Đôn  rất thuận lợi do được nhà máy Thủy điện Sê Rê Pốk 3  đầu tư đường nhựa đẹp, ít xe cộ vào đến tận bờ đập, có cầu để sang được xã Ea Pô - Cư Jut - Đắk Nông và tiện đường đi Buôn Đôn là 1 trong 2 vùng du lịch nổi tiếng của Đắk Lắk (cách  các điểm du lịch Cầu treo, Vườn quốc gia Yok Đôn, thác Bảy nhánh 25km). Gần vùng Đảo Yến còn có các thắng cảnh và điểm du lịch như Khu bảo tồn lan Troh bư (cách 15km); Hồ đá xanh - Tuyệt tình cốc  (cách 4km) nên ở đây khách có thể dùng phương tiện xe máy thậm chí là xe đạp để khám phá các điểm này và các trang trại trong cộng đồng Làng. Ở đây còn rất nổi tiếng với các món ăn dân dã từ các loài thủy đặc sản sông Sê Rê Pốk và ẩm thực vùng Tây nguyên.

Từ những yếu tố trên,  cơ hội xây dựng  vùng Đảo Yến - Buôn Đôn  thành một điểm  du lịch nông nghiệp phát triển là rất rõ nét. Hi vọng với sự chung tay của cộng đồng, sẽ cùng nhau làm được việc lớn là biến Đảo Yến - Buôn Đôn  cùng hồ Serepok 3 này thành vùng du lịch nổi tiếng của VN, một thị trấn du lịch trong tương lai. Hãy chú ý người ta nói hoặc nghĩ đến đi du lịch Măng Đen chứ ko phải đi Kon tum, đi du lịch Sapa chứ ko phải đi Lào cai, đi du lịch Tà đùng chứ ko phải đi Dak Nông, đi du lịch Bà Nà chứ ko phải đi Đà Nẵng, đi du lịch Lý Sơn chứ ko phải đi Quảng Ngãi...Vậy tại sao không làm mọi người phải nghĩ đến đi Buôn Đôn ngay khi nghĩ đến Dak lak, Buôn Ma Thuột khi mà Buôn Đôn cảnh thật đẹp và văn hóa cũng tuyệt hay.

 

II. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG

Vẫn muốn làm những cái gì đó đặc biệt cho du lịch Dak Lak, đặc biệt là Buôn Đôn. Luôn nghĩ rằng có thể làm du lịch rất tốt bằng các Trang trại và Farmstay Việt Nam là giấc mơ có thật, người ít tiền, nông dân vẫn có thể làm du lịch và du lịch có thể giúp những mảnh đất cằn cỗi không thể trồng chuyên canh cây đặc sản vẫn làm nông nghiệp có hiệu quả. Muốn thay đổi cái tư duy phải đầu tư thật nhiều tiền mới làm được du lịch Farmstay thành công. Mơ ước làm được cái gì đó để đời nên sau khu hoàn thành Khu bảo tồn lan rừng vườn Troh Bư Buôn Đôn và cho thuê làm du lịch mình lại làm tiếp cái  Lâu Đài Yến - Buôn Đôn là  kiểu nông trại xây dựng trên sở thích làm nông nghiệp và du lịch của mình để tái hiện tuổi thơ dữ dội của lứa bọn mình cho trẻ em sau này cũng được trải nghiệm như một không gian giáo dục thực nghiệm cho trẻ và trải nghiệm cho gia đình, một cái “Rẫy” mà mình và người Dak Lak sẽ phải hãnh diện đem khoe với bạn bè như kiểu nói chuyện ở Dak lak người ta đi học bằng voi vậy hoặc đơn giản hơn là để các tỉnh khác phải nể nông dân Dak Lak mình. Hi vọng với 2 dự án này mình sẽ chứng minh được tư duy mới và sẽ góp phần làm du lịch  Buôn Đôn không những giữ vững được ngôi vị du lịch hàng đầu của tỉnh mà còn cất cánh bay cao nữa.

Mình chọn cách làm du lịch nông nghiệp và trung thành với nó vì đây là giấc mơ vẫn đang bị dở dang từ 25 năm trước, ngay khi bắt đầu làm vườn Trohbu và vì nó phù hợp với điều kiện và sở thích của mình. Mục tiêu mình đặt ra khi làm Lâu đài yến lần này tiếp tục sẽ lại là một Nông trại du lịch. Do nó có diện tích đất tương đối nhỏ, chỉ tầm hơn 2 ha nên ngoài sản phẩm yến ra mình không thể sản xuất chuyên canh để có thêm mặt hàng nông sản có số lượng lớn làm doanh thu chính nên sẽ phải hướng cái đích đến là một Farmstay trên nền nông trại tổng hợp để kinh doanh du lịch lấy nó làm nguồn thu chính nên mình chọn sẽ làm theo kiểu farm theo sở thích và giấc mơ của mình là còn phải làm được một cái gì đó to tát hơn, đó là một Làng du lịch kiểu như Làng du lịch Bình Quới TP HCM  với nhiều dịch vụ ăn, chơi, ngủ nghỉ vì cần để có thể thoả mãn mọi nhu cầu chỉ trong khuôn viên làng. Chính vì vậy, trong vườn mình đã chia ra để làm mấy khu nhà theo kiểu dáng nông thôn biệt lập, khác nhau về phong cách, có đầy đủ công năng, chỗ sinh hoạt tập thể như sân rộng, bếp ngoài trời, cổng và xích đu, sau có điều kiện sẽ phát triển thành từng khu Bungalow bao quanh các ngôi nhà chính có sẵn này theo các trường phái riêng để dễ làm và có đa dạng khách từ bình dân đến cao cấp.

Vì chọn làm du lịch nông nghiệp nên mình sẽ chọn cách thiên về nguồn thu từ Yến hơn và sau đó du lịch sẽ là nguồn thu bổ sung. Thu trong thời gian đầu, khi sản phẩm yến chưa nhiều thì nguồn thu có lẽ là chủ yếu từ  đón khách đến check in, cắm trại  và nhờ họ lan toả nên sẽ phải chú ý mảng hoa, tiểu cảnh, chỗ tham quan cắm trại. Lý do là mình chưa mặn mà làm lưu trú vì vướng cơ chế và đang nghĩ mảng lưu trú trong Farm sẽ khó lấy giá cao lại kén khách ở. Tuy nhiên, mình rất thích mô hình kiểu  Farmstay nên mình sẽ mày mò làm theo kiểu Farmstay của nước ngoài một cách đơn giản nhất. Hiện tại ở Việt Nam định nghĩa về Farmstay chưa thống nhất và chưa có mô hình chính xác, thành công mà vẫn đang mỗi nơi mỗi kiểu thậm chí khá nhiều người còn đang trông chờ, trông đợi xem cách mình làm nó như thế nào. Với mình, Việt Nam sẽ không có kiểu Farmstay thật sự kiểu như ở nước ngoài mà sẽ là các nông trại Việt Nam làm du lịch theo kiểu Farmstay, có nghĩa là sẽ chủ động đón khách đến ở nông trại trong điều kiện mình cho phép, có thể thiên về cắm trại trong vườn hay trong những ngôi nhà thoáng mở  và thiên về trải nghiệm hơn lưu trú tiện nghi, sanh chảnh kiểu như homestay hiện nay vậy rồi sau đó mới tiến đến làm thêm các phòng và nhà nghỉ tiện nghi hài hoà trong mô hình làng khi nhu cầu tăng cao. Vì vậy, sẽ cố để không bị ám ảnh bởi du lịch hưởng thụ, chạy theo đòi hỏi của khách bởi vì rằng đã là trải nghiệm thì phải chấp nhận thiếu thốn tiện nghi,  một đêm mất điện thắp đèn dầu hoặc cố tình tắt điện để  nhìn trời ngắm sao hoặc tuyệt hơn nữa là đêm đó lại có trăng, có đom đóm bay lập loè và nghe tiếng côn trùng kêu rả rích cũng là một trải nghiệm đáng nhớ không dễ gì có trong đời. Nếu khách hàng có thể chấp nhận việc có thể có những trải nghiệm đó thì mình nhận, còn không  thì thôi mình sẽ không nhận. Có lẽ về vấn đề này mình phải có bản thông báo trước để khách hàng hình dung quẹo lựa? Hi vọng sẽ có người thích và tạo dựng được tệp khách quen.

 

Về vấn đề quán cà phê, nhà hàng: Do mình bắt đầu kinh doanh theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể với tên đăng ký là: Cà phê Farm Yến sào Đảo Yến Buôn Đôn, nên quán cần sẽ bám theo ý tưởng này và mình định sẽ chỉ làm một cái quán duy nhất ở nhà trên đồi ngoài cà phê tự pha còn có phục vụ ăn uống, lưu trú cắm trại để tập trung khách ăn uống cà phê về một chỗ để dễ phục vụ và khỏi ảnh hưởng đến hoạt động khác của Farm.

Về vấn đề Cắm trại: Vì mảng lưu trú còn khó làm với điều kiện hiện nay của Farm nên trước mắt mình sẽ thiết kế kiểu lưu trú không đồng  ở nhà lưng đồi (ngủ võng ở tầng dưới và ngủ chiếu ở tầng trên)  kết hợp làm khu Dã ngoại, cắm trại trong Nông trại cho khách ngủ lều trên sàn nhà các ngôi nhà trong làng … để mọi người có điều kiện trải nghiệm cuộc sống ở nông thôn, để xem ở đây người ta làm trang trại như thế nào. Ban đầu mình định chỉ làm khu cắm trại bờ sông nhưng nó hơi nhỏ và hơi mất an toàn đối với trẻ em và không lợi thế bằng các khu xung quanh  trong khi mình muốn hướng đến dịch vụ cắm trại trong nông trại cho các gia đình ở Buôn Mê vì vậy mình sẽ tập trung làm khu cắm trại trong bãi xe ô tô kiêm quảng trường yến và thêm bãi trong vườn quả nhà trên đồi, trong làng thỏ.

Về vấn đề các Khu nhà trong Farm: Vì làm mô hình làng nên mình đã làm  nhiều khu nhà các kiểu vì là đất của mấy anh em trong nhà chung nhau mua, chia ra mỗi người làm một khu theo ý mình thế rồi thành cái làng nhỏ này. Trong đó mình đang sử dụng tối đa các vật liệu tái chế, thi công theo kiểu DYD khi làm nhà và luôn làm kiểu không gian mở, không tường  và luôn tâm niệm mình làm du lịch nông nghiệp từ cái Farm nhà mình. Sẽ thiên về đầu tư mảng trải nghiệm như một người chủ farm cố gắng chăm sóc đứa con tinh thần trong sức lực mình có thể chứ không đua đòi làm du lịch homestay, nghỉ dưỡng để tránh bị dao động với những nhận xét cứng nhắc (Tuy nhiên, chắc chắn là mình cũng sẽ cố gắng chỉn chu, thuê thợ xịn khi có điều kiện để có những công trình xịn sò, sạch nước cản, đủ chill và thẩm mỹ đáp ứng được cái nhìn khó tính của các khách tictocker thích chill… tất cả những điều này sẽ giúp mình đỡ tốn kém tiền đầu tư mà lại đáp ứng được tiêu chí thân thiện môi trường thể hiện rõ cái kiểu mình là người Nông dân làm du lịch hay làm mô hình để Nông dân có thể học theo làm du lịch.

Cuối cùng thì bản thân mình khá tin vào duyên số, tin rằng những cái gì phải đến thì nó sẽ đến trong đời, vì vậy hãy cứ để cho nó phát triển tự nhiên đi, hãy làm tất cả những cái nhỏ mình có thể làm trước khi mong muốn làm được những cái hoành tráng. Rốt cuộc cũng cần phải tự tin về những gì giờ mình có để khỏi tạo áp lực phải cố làm thêm này nọ cho khổ mình. Cái cốt lõi là mình sẽ phải trung thành với những gì mình đã chọn để không bị phá vỡ nguyên tắc, định hướng đã đề ra.

III.Về ý tưởng, định hướng kinh doanh

vẫn nghĩ về Lâu dài Đảo Yến nếu không phải là một Rì sọt, Ecolodge nghỉ dưỡng đẳng cấp thì chí ít cũng phải là một Làng du lịch mới xứng đáng bởi vì nó chiếm một vị trí không những đẹp mà còn rất phong thủy của vùng với thế đất đồi cao từ đường, có thung lũng, ao và suối phát lộ trong vườn, có bờ hồ và mặt nước rộng làm đại cảnh có tầm mắt thoải mái. Tuy nhiên, với sức của mình nếu tự kinh doanh thì mô hình du lịch nông nghiệp Farmstay với Farm làm theo kiểu vườn rừng vẫn là hợp lý, hay ho nhất, phù hợp với kiểu làm du lịch hộ gia đình mình muốn làm; bởi vì mình ít vốn nhưng lần này vẫn khá muốn tự kinh doanh và muốn làm hình mẫu cho bà con nông dân. Ngoài ra, do trong thời gian này và tương lai gần chắc chắn Lâu Đài Yến vẫn làm theo hướng chưa đầu tư hoàn thiện mảng stay để kinh doanh lưu trú vì  vẫn cứ phải trông chờ vào việc cởi trói cơ chế du lịch nông nghiệp. Trong thời gian chờ cơ chế và tìm ra phương án tối ưu để khai thác du lịch vừa với sức mình thì tạm thời có lẽ mình sẽ làm như sau:

Với mục tiêu là Farm Yến sào đón được khách đến và thu được tiền từ khách trong năm 2024 và được sự ủng hộ của con út nên nhà  mình đã làm xong giấy phép cho Trà Giang đứng tên hộ kinh doanh cá thể với tên đăng ký là: Hộ kinh doanh Cà phê Farm Yến sào Đảo Yến Buôn Đôn để ngoài Yến sào đang bán ra sẽ kinh doanh bằng được cái quán cà phê nhà trên đồi để kết hợp khai thác dịch vụ dã ngoại cắm trại để dần tiến đến làm homestay ở Đảo Yến Buôn Đôn. Đây cũng chính là khu dịch vụ chính của Farm và nơi chưng bày giới thiệu các sản phẩm của Farm (Kiểu vườn nho Ba Mọi). Mình đã nhận ra là khó có thể tìm được đối tác kinh doanh khi mình chưa làm thử như với Troh Bư cách đây đúng 10 năm (2014). Do tự làm, tự quản lý nên chắc chắn sẽ không thể kinh doanh lớn nên thời gian đầu để lôi kéo mọi  người đến và để lan toả, mình sẽ tạm thời dừng ở việc phục vụ khách check in làm chính với mô hình hoạt động như một  quán cà phê tự phục vụ để thu vé qua nước uống để giảm số người làm. Khách đến có thể thưởng thức cà phê tự pha ở đây hoặc cầm chai nước được phát thay tiền vé, thuê lều, bạt để ngồi dưới tán cây trong vườn quả quanh nhà trên đồi hoặc đi lang thang khắp Làng rồi ngồi nghỉ ở bất cứ vị trí nào, ở tất cả các nhà  có mở cửa trong làng.

Để tạo thêm nguồn khách, mình định sẽ kết hợp với Hợp tác xã để mở Tour chợ phiên cuối tuần để làm Du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn kiểu như: ” Cắm trại cuối tuần trong Nông trại", ” Làm khách Điền chủ Lâu đài Yến Buôn Đôn'' hay ” Về quê cho những ai không còn ai ở quê” và liên kết để cung cấp Dịch vụ trải nghiệm học tập ngoại khoá kiểu “ Hội trại thiếu nhi” cho các trường học để khai thác tốt nhất đối tượng khách thiếu nhi hay check in với đối tượng khách thanh niên và chị em… với cái chính là tham quan làng nghề nuôi yến, các Farm trái cây và khám phá vườn rừng thực phẩm, ăn trái cây miễn phí tự hái trong vườn, ngồi cà phê dưới tán cây hoặc tổ chức ăn cơm rẫy trong farm. Mình đang nghĩ hi vọng mô hình cà phê Farm nhà mình kiểu như vậy sẽ hấp dẫn vì có khu vườn rộng lớn và thoải mái cho trẻ con chạy nhảy. Ngoài ra, còn ở chỗ tự cung cấp và cho khách được trải nghiệm free tự đi lùng hái quả như Mít, ổi, mận, Mẵng cầu xiên, Sim, đu đủ, hồng xiêm, vú sữa… ; các loại đã qua chế biến dân gian như kem chuối, me ngâm, mứt chùm ruột, xi rô dâu, sinh tố mãng cầu và các loại trà, cà phê, rượu nhà làm khác...

Du lịch nông nghiệp Farmstay tuy hấp dẫn nhưng lại là loại hình du lịch kén khách, nhất là đối với khách Việt Nam nên để có khách đến farm, mình sẽ phải cố gắng làm cho Lâu đài Yến trở nên thật  hấp dẫn để tạo dựng tệp khách riêng. Mình sẽ phải hướng đến cung cấp cho khách những trải nghiệm hấp dẫn khi sống cùng người địa phương, sự gần gũi với chủ nhà và tìm hiểu văn hoá, ẩm thực bản địa, vườn rừng; khách đến đây ngoài ngắm, trải nghiệm còn được ăn uống dân dã nhưng mà ngon ( chủ yếu rau rừng kiểu cơm rẫy). Vì thiên về Tour trải nghiệm như đã nói ở trên nên để tạo sự  hấp dẫn cho Farm, mình nghĩ là chỉ nên tổ chức nhận khách chơi trong ngày hoặc 1 ngày 1 đêm để … khỏi chán; Tuy nhiên đối với khách là người thích trải nghiệm, chấp nhận cuộc sống thiếu tiện nghi và thích ở lại thật, đăng kí ở thêm hoặc ở dài hạn thì sẽ càng hoan nghênh và mình sẽ phải có thông báo rõ các vấn đề không tiện nghi, thoải mái như ở khách sạn, homestay, Rì sọt để khách biết và chấp nhận quyết định.

Để bớt mất công phục vụ, giai đoạn đầu mình định sẽ thu vào cổng là Mình đang tính phương án thu tiền thông qua vé  cà phê nước uống là 30k người lớn. Còn với khách vào chơi thôi thì 20k, trẻ em miễn phí. Thật ra cái này cũng đáng vì mình đầu tư không phải là ít cho check in và làm cả khu vui chơi trẻ em khá bài bản có thể thu tiền được nên cũng định chọn lấy giá vào cổng cao tý để lọai khách quá bình dân, coi đồng tiền to như cái bánh xe Balua và sẽ cố không nhận phục vụ khách vào đơn thuần chỉ là tìm chỗ để nhậu với sử dụng loa kẹo kéo (có thể vẫn chấp nhận khi ít khách hoặc các không gian tách biệt và không gần nhà yến vì thực tế cho thấy khách quá yêu ca hát kể cả tây) nhưng lại sợ mọi người ghét.  Đối với khách vào có ở lại buổi tối ban đầu theo kiểu cắm trại tự túc sẽ thu thêm 50k -100 k một người lớn; thu 200k tối thiểu cho mượn nhà sàn nếu dưới 4 người và phụ thu 50k nếu có trên 4 người ngoài tiền vé sau tiến đến cho thuê trọn gói khách ở trong ngày 500k - 2.000k ở qua đêm hoặc cao hơn cho từng loại nhà. Khách ở homestay kiểu ngủ lều trên sàn sẽ  thu 200k/ 1 phòng ở nhà lưng đồi; về ăn uống farm sẽ chỉ lo các bữa ăn đơn giản kiểu cơm rẫy cùng với mì tôm tự chế  và cà phê tự phục vụ free; còn không mọi người sẽ tự đi hoặc nhà mình giúp họ đi chợ làng chài, hoặc bán cho khách đồ đông lạnh có nhãn mác, xuất xứ như một siêu thị mini ở trong làng để tự nấu ăn. Mình cũng sẽ thử nghiệm bán tour họp lớp, kết nối gia đình trọn gói 200-300k/ người như đã tổ chức cho hội cựu học sinh BMT 1986-1989 với chỗ họp có bàn ghế, in tặng phông bạt, ăn uống, đi thuyền thậm chí ngủ lại trên các sàn nhà trong farm). với đối tượng này khách đến chủ yếu thuê nguyên căn nhà,  tự cắm trại và lo ăn uống, farm chỉ hỗ trợ bếp củi, bán đồ đông lạnh, đồ uống như kiểu Tiệm Tạp hoá, tạp phẩm của làng …

Với mô  hình  Làng du lịch, sau này mình cũng có thể mình sẽ áp dụng song song với mô hình nhà nghỉ dưỡng ở nông thôn của Úc? nghe nói ở Úc rất thịnh hành mô hình cho thuê các Villa kiểu trong rừng, ven hồ ... với quy mô một phòng khách, 2 hoặc 3 phòng ngủ giữa thiên nhiên hoang dã với giá 5-7 trđ; Khách thuê nhà chỉ cần đặt qua mạng, tự đến lấy chìa khóa ở chỗ dấu bí mật và dọn dẹp đổ rác trước khi rời khỏi nhà; Trong nhà có chuẩn bị bếp núc, củi lò sưởi và đồ ăn khô trong tủ lạnh. Mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng ở Làng mình với các khu Nhà ven hồ, Nhà Lưng đồi, Nhà bên suối  và Ven sông Lodge với mức giá 1-3 trđ mỗi một khu nhà. Mình đang tính sau khi hoàn thành, mở cửa kinh doanh cái quán cà phê Farm Nhà trên đồi cafeteria thì sẽ làm clip ngắn mô tả chân thực các ngôi nhà này để rao cho thuê như cho thuê ngôi nhà thứ 2 của gia đình những lúc không dùng đến để bù công chăm sóc. Bên cạnh đó, Nhà Lưng đồi sẽ làm khu homestay giá rẻ cho phong phú sự lựa chọn và làm khu dịch vụ gắn với bãi cắm trại quảng trường yến. Chú ý phần bên trong nhà yến và khu vực nhà bên hồ sẽ là nơi dành cho khách Vip đi tham quan (thu phí có hướng dẫn cùng với phần bên trong nhà yến) để tăng sự hấp dẫn  của vườn.

Nếu sau này được chuyển đổi đất TMDV sẽ có hai sự lựa chọn là làm cho  khu nhà trên đồi ra tới đường hoặc nửa phía trên của Nhà lưng đồi- bảy sắc cầu vồng để từ sẽ xây ở đây một biệt thự nhà hai tầng kiểu địa trung hải để có nhiều phòng nghỉ tiện nghi đảm bảo.

IV. Quy hoạch cụ thể

1.  Lâu đài yến  - Bảo tàng Nhà điền chủ “Tây” Đảo Yến Buôn Đôn.

Là tâm điểm của làng và chính là niềm tự hào lớn nhất của mình. Mình đã kiên định dù phải chịu nhiều gạch đá khi xây dựng nó như có người nói mình làm hỏng cả một mảnh đất đẹp khi nhét vào đó một khối bê tông to thù lù mà tại sao lại không làm kiểu ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên để kinh doanh? Nhưng bây giờ nếu bắt lựa chọn lại mình vẫn làm như thế vì thấy mình đúng; khu vườn giờ đang đẹp nhất vùng vì có nó, cái làm nên thương hiệu Đảo Yến Buôn Đôn Đôn và ngay trong làng bây giờ mình cũng đã có một cái ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên chỉ để check in. Với suy nghĩ của mình, có lẽ điểm cộng cho nó là điểm ngắm toàn cảnh hồ từ trên vọng yến đài rất cao mà lại cận bờ nước nhờ đặt trên tầng 3 của nhà yến, thậm chí sẽ là tầng 4 nếu không sợ ảnh hưởng chim và cái thư viện đã cơ bản xong với 5.000 đầu sách;  Không gian xưa với các đồ sưu tầm có hơi hướng châu Âu, pháp, lâu đài, đồ cũ xưa trước năm 1990  của một điền chủ Buôn mê France những thứ  dễ mất trộm, không để ở Bảo tàng Nhà điền chủ được.  Do mình sẽ thiên về phục vụ khách trẻ em nên cũng sẽ cố gắng biến nơi này trở thành nơi các em được làm Hoàng tử và công chúa ở chính cái Lâu đài trong rừng này.

Câu chuyện về Lâu đài yến:

Đây là cái ghim chính cho tất cả xoay quanh, nó có thể không lung linh như những gì người ta hay nghĩ về một lâu đài nhưng sẽ là nơi khách đến tham quan vì nó, nơi làm nên tên tuổi của cả khu Đảo Yến. Cái mình muốn thể hiện ở đây là khách sẽ được khám phá cuộc sống nơi nông trại của các điền chủ Buôn mê thời Pháp thuộc rất rất là thú vị trong hình hài của ngôi nhà chính có hình dáng của một toà Lâu Đài. Sở dĩ mình gọi đây là Bảo tàng Nhà điền chủ Tây Đảo Yến Buôn Đôn (tầng 2) vì nó giống cái lâu đài nên mình sẽ phải sưu tầm thêm thật nhiều hiện vật liên quan đến cuộc sống của các điền chủ Tây ở Buôn mê ngày xưa.

Ý tưởng Vọng Giang đài là tầng 3 của Lâu đài yến được thiết kế với không gian mở để ngắm hồ, toàn cảnh dòng sông Sê repok  ngoài ra từ đây còn có thể ngắm được cả làng từ trên cao.

Ý tưởng Thư viện sách là tầng lửng của Lâu đài yến được thiết kế với không gian thư viện 5.000 đầu sách. Vì mình là kẻ thích sách, giấc mơ của mình là có thật nhiều sách và cũng muốn cảm ơn sách đã đem lại cho mình những giá trị tốt đẹp ngày hôm nay nên ngay khi có điều kiện,  mình đã quyết định đem số sách mình có vào và mua thêm để xây dựng ở đây một thư viện 5.000 đầu sách.

Điểm check in Đảo Yến Km0:

Là khu đồ chơi check in sắt thép với Thuyền, xe Jeep và mô hình xe đạp cổ phía dưới Lâu đài Yến và giữa 2 nhà ngói và Ê đê house.

Ý tưởng Sàn trăng: Đây chính là cái sân xi măng có khung sắt gần chiếc xe Jeep. Nhiều người chưa thích chỗ này vì cứ hễ thấy cái gì làm bằng xi măng là la oai oái rồi nhưng mình vẫn kết nó vì sẽ rất sạch sẽ và an toàn để những khi ban ngày trời mát có thể chơi lò cò, trò chơi ăn quan hay đơn giản là trải chiếu ngồi nhậu BBQ lúc trời mát còn buổi tối thì quây quần bên bếp lửa ngoài trời hay trải chiếu nằm lăn giữa những khoảng sân rộng thoáng này để ngắm chị Hằng xinh đẹp hay hàng triệu vì sao lung linh. Giờ vấn đề có lẽ chỉ là sơn xanh nó cho đối trọng với màu xe jeep, xe đạp và tàu và mắc đèn ngoài trời + làm móc sẵn để treo rèm voan trắng ... khi đã mở cửa đón khách.

Ý tưởng Cầu đá theo triều chính là cây cầu đá đã làm lối đi chính từ hồ. Cái này khi làm đường vào mình phải móc lên một số tảng đá to mới có mặt đường bằng phẳng, mình định đưa xuống bờ hồ làm tam cấp nhưng khi chỉ thì kỹ vậy rồi khi vào xem thì xe múc lại rải trải dài vuông góc xuống hồ tới mép mực nước chết và ý tưởng cây cầu đá bỗng loé lên để rồi mình đã để nó nguyên xi vậy. Cây cầu này sẽ hay ở chỗ nó bị che khuất hoặc lộ ra theo mực nước lên xuống.

Ý tưởng Bến tầu Đảo Yến chính là vậy vì ở đây đã có xác tàu sắt cũ để làm định vị, cầu đá đi lên khiến nó trở nên quen thuộc với lái thuyền trong vùng; ngoài ra mình còn muốn nó sẽ càng ngày càng xứng đáng là một trong những bến chính nên đã đầu tư chăm chút cho góc này khá nhiều.

2. Nhà bên Biển Buôn Đôn - Bảo tàng Điền chủ Việt.

Là khu nhà có bàn bi lắc và bảo tàng nông cụ; Đây là khu vực quan trọng thứ 2 của Làng theo mình. Hình dung của mình về ngôi nhà  này nó sẽ như là khu Bảo tàng và đồng thời cũng  là nhà ở riêng của chính gia đình mình, ngôi nhà cổ mùa hè của Điền chủ Lâu đài yến để đỡ phải … đi biển.  Trước đây tên nó là nhà bên hồ nhưng mình thấy cái tên biển lãng mạn và hay hơn vì nhà bên hồ có quá nhiều rồi. Sở dĩ mình gọi đây là Bảo tàng Nhà điền chủ Việt - Đảo Yến Buôn Đôn vì nó đơn thuần chỉ là khu nhà gỗ vừa kiến trúc Việt mộc mạc lại pha tý Tây tây nên mình sẽ chú ý sưu tầm để ở đây các  hiện vật liên quan đến cuộc sống của các điền chủ người Việt ở Buôn mê ngày xưa.

Cái tên Nhà bên Biển Buôn Đôn này có lẽ sẽ rất thú vị và hấp dẫn để mình rao cho thuê nguyên căn với ngôi nhà này.

Với ngôi nhà này, để có nét hấp dẫn mình đã làm ở đây là Vườn Lan rừng tự nhiên; Bảo tàng nông cụ + vật dụng đời sống nông thôn. Do nó gắn với khu bảo tồn lan rừng nên mình đang cân nhắc để tham quan tự do hay  sẽ đóng cửa và tổ chức tham quan theo đoàn có người hướng dẫn để tìm hiểu cuộc sống của chủ đồn điền.

3. Ê đê house Ven sông Lodge – Góc Bảo tàng văn hoá Ê đê Là khu nhà sàn giáp cầu đá. Hình dung của mình về ngôi nhà  này nó sẽ như là nơi Farm nhà mình thể hiện để giới thiệu bản sắc văn hóa của người Ê đê bản địa cho khách tham quan check in như một Bảo tàng văn hoá Ê đê. Vì vậy, mình đã làm ở đây là bộ sưu tập choé xưa, thể hiện nét kiến trúc của nhà dài ê đê và biến nó thành phiên bản của Toà công sứ đầu tiên ở Dak Lak. Ngoài ra, khi đã biết cây cà phê đầu tiên của Dak Lak được trồng ở Buôn Đôn thì hà cớ gì lại không cho cà phê lên ngôi nên mình đang tính sửa khu này sẽ làm nơi ngồi cà phê chill chill ven hồ kiểu nhà Ede.

4. Nhà bên hồ Đảo yến Buôn Đôn Camp - Khu chèo Súp, cắm trại bờ sông

Là khu bãi cỏ đường lên từ hồ thủy điện đã làm có sẵn cái nhà tôn định là khu đón tiếp khách và chỗ trú mưa, nắng, nấu bếp chỗ tắm rửa vệ sinh phục vụ khách tham quan check in và đặc biệt là cắm trại, chơi camping  do  mảng lưu trú còn khó xin giấy phép và cũng rất khó làm trong điều kiện hiện nay của mình nên mình sẽ kết hợp khu này với Quảng trường yến, khu vườn quả nhà trên đồi để làm khu Dã ngoại, cắm trại trong Nông trại. Sẽ làm một số sàn dọn sẵn chỗ cho khách cắm trại sạch sẽ và khách cắm trại có thể cho xe ô tô nhỏ xuống tận nơi thì có thể tạm ổn.

Ý tưởng Bãi tắm sông và Khu chèo Súp Đảo yến Buôn Đôn

Có nhiều người thích tắm sông vì vậy cần chuẩn bị bãi tắm an toàn nhất có thể. Khu vực được chọn là đoạn bờ hồ từ cầu đá đến hết các xích đu ngập nước là nơi có thế đất triền đều thoải, rộng không có chỗ nào bị sâu đột ngột lại có sẵn lối xuống nên sẽ là nơi lý tưởng để triển khai ý tưởng này. Khu này nằm giáp nhánh hồ nên rất hợp để tổ chức chơi Súp.

5.Nhà Lưng đồi – Hội quán biên thuỳ – Bảy sắc cầu vồng Homestay, Bảo tàng nơi thời gian ngừng lại:

Là nhà quản lý để ngừời làm, bảo vệ  ở và chứa đồ dùng đang làm, xưởng chế tác và  nơi lưu trú cho tình nguyện viên. Hình dung của mình về ngôi nhà  này nó sẽ như là khu homestay,  nhà nghỉ ở nông thôn, khu lưu trú phòng dorm, bếp chung cho mượn nấu và hậu cần cắm trại của Làng sau này. Đây cũng sẽ là không gian nghệ thuật cho trẻ em có chỗ ngồi vẽ tranh, tô tượng kiêm nhà hàng cơm rẫy ngồi bệt theo phong cách Nhật. Gọi là nhà lưng đồi vì nó ở đúng lưng đồi của  Đảo Yến nên gọi vậy vì ám ảnh bởi lời bài hát Nhà em ở lưng đồi và nó theo hệ thống nhà trong làng.

Đây cũng sẽ là nơi giới thiệu chung về vùng đất Darlac, Ban Đôn, xưa, về lịch sử cà phê Darlac., câu chuyện quanh việc làm Lâu đài và đảo yến, lịch sử Buôn ma Thuột , Ban đon …qua tranh ảnh, áp phích treo tường.

Do nhà này cạnh nơi ở quản gia nên thuận lợi nhất nếu làm Homestay và cơ bản đã nên hình, giờ mình chỉ cần hoàn thiện và sơn phết cho đúng bảy sắc cầu vồng là có thể làm homestay và hoàn thiện dần để chill theo kiểu homestay nhưng trước mắt sẽ chỉ là nơi ở cho công nhân và khách lưu trú free cùng với Tình nguyện viên nên mình sẽ chỉ làm cơ bản đáp ứng nhu cầu ngủ lều trên sàn sau đó sẽ dành việc chăm chút nó cho chính Tình nguyện viên thực hiện.

Sau này mình cũng sẽ chọn Nhà lưng đồi làm khu dịch vụ hậu cần chính phục vụ khách cắm trại của Farm do cạnh quảng trường yến và gần khu cắm trại bờ sông nhất, là nhà xây có căn bếp rộng rãi rất dễ cho việc cải tạo đạt chuẩn khi đăng ký kinh doanh. Khách có thể vào mua sắm thực phẩm; vệ sinh và mượn bếp. Tuy nhiên mình sẽ thiên về cung cấp đồ đông lạnh kiểu siêu thị như siêu thị mini của làng  để phục vụ khách tổ chức BBQ và làm các món đơn giản.

Mình cũng sẽ để xưởng chế tác DYD ở đây  vì thuận đường vào nên sẽ tiện lợi hơn. Khách đến có thể dễ dàng ngồi xem hoặc trực tiếp tham gia công việc cùng chủ nhà, mà mình thì vẫn cần có một chỗ để đồ nghề, để quân nhà mình và các tình nguyện viên có chỗ chế tác những cái đồ trang trí  chill chill.

6.  Thạch gia trang – Quán Lâm trường - Nhà trên đồi cafetéria.

Hình dung của mình về ngôi nhà  này nó sẽ như là nhà hàng vườn rừng, quán cà phê view hồ của Farm, đây là ngôi nhà ở khu vực cao nhất vườn, cuối vườn cây phía giáp đường vào và gần cổng chính của Lâu đài Yến Farmstay theo đường bộ. Nó có một cảnh quan gần như không nơi nào trong vùng hồ Serepok có được vì vậy mình cần tập trung làm tốt khu này để làm điểm đầu tiên khi kinh doanh.

Đây sẽ là nơi giới thiệu về chim yến lịch sử nghề yến, nơi để khách thử và mua bán sản phẩm yến sào và cũng chính  là khu bảo tàng giới thiệu chung về Đảo Yến, Lâm trường Bản Đôn.

Do mình muốn bắt đầu đi vào kinh doanh hộ cá thể với tên đăng ký là: Hộ kinh doanh Cà phê Farm Yến sào Đảo Yến Buôn Đôn và định sẽ chỉ làm một cái quán duy nhất ở nhà trên đồi để khỏi ảnh hưởng. Đây sẽ  là nơi cho khách đến tham quan có chỗ nghỉ chân uống nước,  check in cánh đồng hoa,  ngắm view hồ từ trên cao theo kiểu nhà hàng vườn rừng, quán cafeteria tự phục vụ chính của vườn được mô phỏng theo phong cách của một Nông trại nước ngoài nhưng vừa phải giữ nét thô mộc kiểu quán, chợ Lâm trường xưa để tận dụng tốt nhất cái nền tảng là nhà gỗ cũ 2 tầng lâm trường cũ được làm theo phong cách quán cà phê, nhà tây.

Ý tưởng về Nghinh phong quán ở đây chính là chòi gỗ 4 trụ làm từ xác cái nhà bếp cũ để trống  không thưng vách đã dựng trước nhà trên đồi, ở vị trí cao nhất mà từ đây có thể ngắm được gần như toàn cảnh hồ, sông. Do nó nằm trên đỉnh đồi và ở mép đồi cao nhất nên cái tên này quá trúng luôn nên mình quyết định đổi dùng thay cho tên Vọng yến đài trước đây vì ở đây bị vướng cây to không thể ngắm được toàn cảnh Lâu đài yến.

Ý tưởng về Vọng Yến đài là khu đất trống quay heo sau nhà bếp bên trên cho cái tên này nhưng cần lôi mấy cục đá to ra đặt ở đây. Từ vị trí này có thể ngắm được toàn cảnh Lâu đài yến và thấy rõ chim về. Sẽ bổ sung nhà trên cây cho khu vực này.

Ý tưởng về Chợ Lâm trường, quán của thời Thanh xuân, Nhà làm việc HTX Đảo Yến Buôn Đôn Nếu ai biết hát bài hát Hoàng hôn màu lá chắc chắn sẽ thích ý tưởng này. Có thể mình sẽ dùng nhà trên đồi  làm quán Lâm trường hay chợ Lâm trường vì ngày xưa ở Tây nguyên khi mới có chính sách khai hoang mở đất làm Vùng kinh tế mới, các Nông, Lâm trường bộ lúc đó được xây dựng làm bà đỡ để phát triển kinh tế cả một vùng xa xôi, hẻo lánh; người dân là công nhân khi đó không có chỗ nào gần hơn để chợ búa, mua sắm nhu yếu phầm ngoài đến quán Lâm trường hay chợ Lâm trường và ở đây khi đó cũng luôn vui như các khu chợ phiên vùng cao vậy. Chả gì thì cái nhà này cũng là nhà Lâm trường Cư mốt Eahleo dỡ về để phục dựng nơi đây thành nhà Lâm trường Bản Đôn vì có cái hay là nhà Lâm trường Bản Đôn xưa cũng bên dòng Sê rê Pốk chỉ có điều nó cách xa chỗ mình 25 km; khi đó nhà này sẽ được trang trí thành quán chợ lâm trường và phòng dorm  lưu trú tập thể kiêm thư viện thiếu nhi ở tầng 2.

Cùng ý nghĩa quán Lâm trường là quán Thanh Xuân như một nơi gặp nhau của những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong từ thành phố Hồ Chí Minh xa xôi ngày xưa từng lên lập làng xây dựng vùng kinh tế mới Tây nguyên, để lại một thời thanh xuân tươi đẹp cho vùng đất này. Một Tình nguyện viên khi ở đây đã nhận ra sự tương đồng này giữa quán Lâm trường với quán Thanh xuân ở Đà Lạt và mình thì rất thích điều đó nên cũng gọi vậy luôn.

Ý tưởng về Thư viện sách thiếu nhi: Nhà trên đồi sẽ là thư viện mở cho trẻ con của làng cho nên sẽ tập trung mảng sách thiếu nhi lên khu này. Như vậy trên tầng 2 mình sẽ thiết kế làm thành một phòng đọc đúng nghĩa.

Ý tưởng nhà em có hoa vàng trước ngõ: Để thực hiện ý tưởng này, lối đi dốc lên Nhà trên đồi sẽ được tập trung trồng Hoa Sò đo vàng. Lời bài hát là : Nhà em có hoa vàng trước ngõ. Tường thật là cao, gió leo cây kín rào. Nhà anh cuối con đường ngoại ô …” Mình sẽ thay là Đường thật là cao. Hihi.

Ý tưởng hoa Sứ nhà Nàng: Để thực hiện ý tưởng này, phía trước Nhà trên đồi sẽ được nghiên cứu trồng 1 cây hoa Sứ to to cho mau thấy còn không sẽ phải bứng cây hoa sứ trước nhà bên suối về đây trồng.

Ý tưởng Giếng làng: Là cái ao trải bạt trước Nhà trên đồi, vì là làng nên hình ảnh cái giếng làng sẽ là một hình ảnh đáng nhớ,  sẽ có nhiều sinh hoạt của làng được tổ chức quanh cái Giếng làng này. Có thể làm một cái cần tre hay gỗ để lấy nước, cất vó mi ni bắt cá cho trẻ con xem. Nó cũng rất liên kết với ý tưởng sân nhà hợp tác xã. Tuy nhiên mình đang phân vân sẽ làm cái giếng làng thực sự ở lũng trước nhà lưng đồi để lấy nước ngấm từ hồ vào cung cấp cho nhu cầu sử dụng của làng.

Ý tưởng Chợ Lâm trường ( chợ quê hay chợ phiên) Vì làm theo kiểu làng nên rất cần có một không gian chợ quê ở đây. Ngày xưa ở những vùng Nông thôn hay vùng xa mà Lâm trường  đứng chân thường không thể tổ chức chợ bán cả ngày hay thậm chí là vài ba ngày mới có thể họp chợ một lần thường ở sân trụ sở Hợp tác xã hay các Lâm trường  bộ. Mình sẽ tổ chức lại Chợ Lâm trường, chợ phiên nông thôn xưa vào cuối tuần, sẽ có các hàng ăn vặt theo phong cách chợ quê và hoa trái trong vườn, nông sản trong vùng... Nó cũng rất liên kết với ý tưởng sân trụ sở Hợp tác xã. Nó cũng sẽ giúp ích tốt cho việc chào bán các sản phẩm từ vườn rừng như me ngâm, chùm ruột ngào đường … theo mùa.

7.Vườn rừng thực phẩm Đảo Yến Buôn Đôn Food Forest

Gọi là Vườn rừng thực phẩm vì mục tiêu của Lâu đài yến sẽ là Farm tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi và làm dịch vụ du lịch. Hiện chăn nuôi thì thì có nhà Yến rồi, mình xác định không mở rộng cái lại gia súc gia cầm để tránh ô nhiễm và né sát sinh nên sẽ tập trung vào mảng vườn trái cây đặc sản, giống cũ, ăn tươi tại chỗ ... được sản xuất theo hướng hữu cơ và tự nhiên theo hướng vườn rừng.

8. Quảng trường Yến – Khu trò chơi dân gian; Rừng hoa dẻ, Thung lũng hoa bông Trang (mẫu đơn).

Là khu vực bãi trống đất bằng sát Lâu đài yến mình đang thiết kế làm bãi xe kết hợp làm mô hình cắm trại trong nông trại. Gọi là quảng trường Yến vì chim nhiều lúc đi ăn rất thấp ở khu này và cũng phải có tí dính dáng đến chữ Yến mới chuẩn; ngoài ra là vì lâu đài là vườn kiểu châu Âu nên rất cần có quảng trường kiểu châu âu  với tượng, bãi cỏ, vườn hoa rực rỡ sắc màu quanh năm ở đây với các loài  hoa như mua thái, cây lá màu, trang, hoa giấy, cau cọ.

Do mảng lưu trú khó xin giấy phép và khó làm nên mình định bước đầu sẽ chỉ dừng ở mức làm khu Dã ngoại, cắm trại trong Nông trại để phục vụ đối tượng khách chính là các gia đình có con nhỏ hay các trường cho học sinh đi trải nghiệm ngoại khoá. Do điểm chính sẽ là bãi xe quảng trường Yến này kết hợp cho khách ngủ lều trên sàn trống các ngôi nhà trong làng nên rất cần giữ bãi cỏ luôn thoáng sạch, trồng hoa ở thảm cây rừng ven rào, chú ý chừa thêm lối đi ở giữa. Trổ thêm đường bám hàng rào quanh khu vực này để tăng diện tích trồng hoa ven đường và tiện đi lại chụp ảnh.

Bố trí ở đây một số tiểu cảnh trang trí như cối xay gió, chuồng bồ câu lộn ngược, cầu thang lên trời nữa và thậm chí là … cả một cánh đồng chong chóng; khu này cũng hoàn toàn có thể trang trí màu mè vì cùng tông với nhà yến. Sau này khi mở du lịch sẽ đầu tư hoàn chỉnh hệ thống các tiểu cảnh check in cho ra dáng Quảng trường châu Âu như tượng, cổng, trụ cột ... đợi khi có điều kiện.

Về hoa, chủ lực khu này là Mai và phải rực rỡ mai vàng khi xuân về + Tường vi khoe sắc và Tập trung các giống Mẫu đơn (Bông trang)  trồng nhiều kiểu như rừng thay cho cây Đỗ Quyên là loài hoa khó trồng.

9. Ý tưởng Nhà bên suối Là chiếc nhà mình rất muốn có vì lời bài hát Về xây Nhà bên suối nó ám ảnh mình miết rồi. Thật vừa vặn là trong vườn Mít mình mới mua năm ngoái có dòng suối Nàng Hương (do mọc nhiều cây gỗ Hương tự nhiên và là tên bà xã mình) tuy bé xíu và có mùa ngưng chảy trong năm nhưng dẫu sao vẫn cứ là con suối và nó làm mình có thể về xây Nhà bên suối không gượng gạo.

Hình dung của mình về ngôi nhà  này nó là cái nhà sàn gỗ trống vách, tuềnh toàng, bụi bặm như cái nhà chỉ để ở trông rẫy vậy. Vì vậy, khu vực này mình sẽ cố gắng ít can thiệp nhất có thể vào tự nhiên để thể hiện hình ảnh một cái nhà trông rẫy trong vườn rừng. Sẽ nghiên cứu làm một số cửa tôn sáng chống lên ở phía nam và phía tây nhà để khi lều trại ngủ buồi tối khi đi chơi khỏi bị tạt nước mưa. Ở ngôi nhà này mình sẽ duy trì cái  bếp củi  để lấy hình ảnh khói lam chiều và để gỗ khỏi hỏng và sẽ nói không với Điện đóm ở khu này.

10. Ý tưởng Đồi hoa Sim Là nguyên khu vườn mít mình mới mua sau này định để làm vườn rừng thực phẩm kể cả thung lũng và quảng trường bà trên khu vườn sát cổng vì chỗ nào nhét được Sim vào mình đều đã nhét rồi. Mình rất thích Sim và nghĩ có nhiều người thích sim như mình nên cố đeo đuổi từ khi ở Troh bư, rồi khi bắt đầu làm Lâu Đài Yến cũng tìm giống về trồng ngay nhưng lúc đó diện tích vườn mới chỉ có 5 sào đã đặc ngắc tiêu, cà phê nên chỉ dám trồng viền đường đi và duyên may đã đến để mình được thoải mái trồng khi sau này mình mua được thêm khu vườn mít rộng 01 ha để mở rộng vườn và làm cho đáng cái đường vào Farm. Thật sự cái tên Đồi hoa Sim đúng đốn tim nhiều người qua lời các bài hát và nó gắn liền với thuở ấu thơ của nhiều người trong đó có cả mình nên mình không thể không quyết định tái hiện bằng được cái cảnh này trong Farm ngay. Tuy nhiên, tâm điểm của đồi hoa sim chắc sẽ vẫn phải là cái triền đất dốc ở giữa vườn. Khu này hiện tại đã có thể ngưng trồng thêm sim mua nhỏ để có thể vào giai đoạn nuôi dưỡng cỏ tự nhiên để cắt thấp tạo thảm hoa dại đi vào được để đáp ứng được nhu cầu check in nhưng cũng không nên biến góc đồi sim này thành vườn hoa vì so với một vườn hoa thì đồi sim sẽ ấn tượng và đỡ vất vả hơn nhiều nên sẽ phải giữ cho nó tự nhiên nhất có thể; Tức là cần chú ý sao cho mảng vườn triền đồi hoa sim nhà trên đồi nhất là trước nhà nhỏ thảo nguyên sẽ không được trồng thêm cây to, bụi  lớn để che mất ngừơi và xen hoa, các loài cây hoa nhỏ dễ nhân giống như Trang trắng, Chuông vàng, dẻ, dũ dẻ, dừa sữa, dừa vàng, di nha, tường vi, bạch thiên hương, bạch trầm hương, mỏ két; Có thể trồng dâu tằm ăn quả (vừa để hái ăn tười vừa có thể làm siro, rượu ngâm)… xen với Sim nhưng chỉ được ở mức độ ít nhất. Để có màu tím quanh năm nên  nghiên cứu để trồng xen các loại hoa tím thêm vào vì hoa mua cũng không cho hoa

Ý tưởng về một triền đồi và thung lũng hoa mai vàng Cũng chính là khu vực Đồi hoa Sim để chơi dịp tết đến, xuân về. Chính vì vậy, mình đã trồng khá nhiều Mai vàng trong thời gian qua và sẽ còn tích cực trồng bổ sung để làm thành cả triền đồi và thung lũng hoa mai vàng như một rừng mai và sẽ ghép cây để có hoa mai đẹp ở những nơi có thể.

Ý tưởng về Xóm gà, thỏ, vịt, dê, hươu nai Sẽ có các khu vực có tên như vậy để nuôi gia súc, gia cầm.

Ý tưởng Làng thỏ, Farm dành cho trẻ con hay Alice lạc vào xứ sở thần tiên Vì mình muốn lôi kéo,  phục vụ khách trẻ con nên sẽ làm Farm trẻ con ở khu vườn quả giáp đường kết hợp làm khu nuôi thỏ thế là thành cái làng thỏ.

Ý tưởng về con đường thanh lọc trong khu vườn chữa lành ở đây chính là đọan đường  từ dốc tây bắc trước nhà trên đồi xuống tới suối Nàng hương. Hai bên con đường quanh co này mình trồng rất dày cây và hoa để có cảm giác như đi trên đường rừng, nó  sẽ làm cho con người có cảm giác thư thái khi đi trên nó nhất là lúc bình minh hay hoàng hôn. Trong thời gian tới hai bên đường và ven sân bãi sẽ thôi hẳn bổ sung Sim mà bổ sung hoa mai, ngũ sắc tím, mua thái mua úc sau đó  khi cây đủ lớn sẽ thêm dừa vàng, dừa sữa, chuối hạnh phúc, Diên vĩ Iris Lan hoàng để tạo màu sắc hoa. là con đường thanh lọc, kết hợp với trị liệu bằng hình thức làm việc trong vườn rừng chữa lành.

Ý tưởng về dốc Tây Bắc Do vườn nhà mình là vườn rừng thực phẩm bốn mùa làm kiểu 3 miền nên mình muốn làm khu vực đỉnh đồi theo phong cách vùng cao như Tây bắc Việt Nam. Thật hay là sau khi móc hồ trải bạt mình có nhiều đá xếp bờ để tô điểm để tạo dựng phong cảnh ở đây sao cho có nét Tây bắc như  “Dốc Tây bắc”, cổng trời, “vườn trái cây vùng cao Tây bắc”.

Ý tưởng ai lên xứ hoa đào Tiếp tục xem xét sự phù hợp của hoa đào (hoa và quả, đầu tiên tưởng chừng không hợp khí hậu và thổ nhưỡng nhưng hiện đã thấy chịu sống và phát triển dù mình trồng từ cây con yếu ớt, trái tuy nhỏ nhưng sẽ có thể làm siro và trà đào) để tiếp tục mua cây con phát triển thêm ở khu vực quanh dốc Tây bắc để cùng với mai vàng làm thành những mùa xuân rực rỡ.

Ý tưởng về  suối Nàng Hương: Trong vườn thật may mắn khi có nguồn suối phát lộ dù có năm chỉ đủ nước chảy trong mùa mưa nhưng cũng để làm mình phê như con tê tê. Mình đã tích cực trồng thêm cây Giáng hương để sau này đúng đây là rừng Hương, suối nàng Hương.

Ý tưởng Rừng Hương: Trong khu vườn nhà mình có rất nhiều cây Giáng hương tự nhiên và thời gian qua mình cũng đã tích cực trồng thêm cây Hương để sau này khu vườn đúng là rừng Hương đúng nghĩa; Tuy nhiên, cái tên rừng Hương còn có ý nghĩa khác do ở vườn nhà mình có rất nhiều loài cây hoa cho hương thơm như Lài trâu, Lài Nhật, Bạch trầm hương, Trang trắng, Hoa dẻ, Dạ lý hương …  sắp tới nhất định mình sẽ bổ sung thêm Hồng thiên Hương cũng như sưu tầm thêm một số loài hoa có hương thơm khác và sẽ tập trung trồng ở khu vực vườn giáp cổng vào để chỗ này lúc nào cũng ngan ngát hương thơm và gây ấn tượng ngay từ lúc ban đầu cho khách đến chơi vườn.

Ý tưởng Rượu Đảo Yến

Ngoài rượu sâm cau, sim sẽ ngâm tươi các loại như Lá đinh lăng tác dụng an thần, tăng sinh lực và dưỡng não; Cỏ xước tác dụng xương khớp; Cỏ trai (thài lài) tác dụng xương khớp; Rễ cỏ tranh tác dụng bổ thận;  Râu ngô, mã đề cả thân bông tác dụng bổ thận;  Trái Dành dành, hoa đu đủ đực, Trứng cá … cũng đều có thể  ngâm rượu uống lạ miệng. Chú ý nghiên cứu món bia Gừng.

Ý tưởng Trà Đảo Yến

Sẽ có các loại trà như đậu biếc, lá vối, các loại như rễ tranh, mã đề … có tác dụng an thần và đặc biệt là trà ướp hoa cà phê mới héo đem phơi sương.

Chú ý loại trà mùng 5 (mix các loại lá).

Ý tưởng Vườn quả bốn mùa

Do không thể trồng các loài có quả đẹp nên mình sẽ chú ý chỉnh trang, chăm chút các loại cây ăn trái đã ổn định trong vườn như Mít, mận, xoài, dâu da, ca cao, nhãn, sapoche, vú sữa và sẽ dành nguyên một góc vườn giáp đường để làm dàn trồng chanh dây, dưa tây phục vụ khách thích check in vườn quả.

Ý tưởng về Nhà hàng thực dưỡng, Cơm rẫy Restaurant Với mình, dịch vụ ăn uống và yếu tố ẩm thực luôn là yếu tố quyết định cho thành công của một khu du lịch. Tuy nhiên trong khả năng của mình khá khó làm tốt nhất điều này và một cái Nhà hàng cá sông, rau rừng và cơm rẫy sẽ là hướng kết hợp hay với vườn rừng. Với lợi thế vườn rừng đã xây dựng cơ bản mình sẽ có các món ăn nhẹ nhàng như rau muống, rau lang, lạc tiên, mướp đắng rừng; lá mì xào cá hấp; lá mì, đọt môn muối chua nấu cá; trứng đúc lá mơ; cà đắng; hoa đu đủ đực, núc nác; rau càng cua trộn bò hay thịt cá hộp, các món giã của đồng bào Ede; đặc biệt nếu có điều kiện sẽ là các món chiên xào với nguyên liệu là Bơ xanh Pinkerton, Xa kê.

Hãy nghĩ Cơm Rẫy sẽ là một đề tài thú vị để khai thác, một trải nghiệm hấp dẫn của Farm. Khi đó chỉ cần chuẩn bị một số món đơn giản cần đưa vào thực đơn cơm rẫy của nhà hàng làng là tép xào khế trộn rau má; đùi heo chiên bóp riềng; cá bống kho; cá hấp chiên; gà nấu lá giang, nấu gừng; chả cá mương, canh tập tàng trứng bắp thảo, ba chỉ ngâm mắm... Ngoài ra còn có một món rất hay là khô cá thu, sặc rằn nướng ăn với cơm trắng cũng là một trải nghiệm thú vị lại dễ làm. Khách đến đây sẽ còn được thưởng thức free xi rô dâu, sinh tố mãng cầu  và các loại trà, cà phê nhà làm thu hái từ trong vườn. Mình cũng sẽ không cố gắng phát triển vườn rau thông thường mà sẽ chuyên tâm các loại cây ăn lá ăn với thịt heo luộc chấm mắm cái vì đã thấy khách thật ra không quá thích ăn rau bằng ăn kèm nhẹ nhàng các loại lá, củ quả tự thu hái trong vườn. Bổ sung thêm cây dược liệu chú ý nhất là các loại có thể làm rau để có thể làm chuyên đề nhà hàng heo thì (sức khoẻ) vườn rừng để đón khách du lịch đến ăn kết hợp với giới thiệu sản phẩm yến sào Lâu đài yến.

11. Về các tên gọi chung:

Câu chuyện về Đảo yến: Câu chuyện của em về việc tại sao lựa cái tên nghe chừng là lạ này vì ở Buôn Đôn lại có đảo yến đó là: Đảo Yến Buôn Đôn thực ra là một bán đảo rộng chừng 50 ha nằm gần cuối hồ thuỷ điện Sêrepôk 3 là hồ nước nhân tạo lớn thứ 2 trên dòng Sêrepôk được hình thành do chặn dòng sông để làm thuỷ điện. Hồ nằm ở địa phận xã Ea Nuôl, Tân Hoà -Buôn Đôn là 2 xã giáp ranh cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng chừng 15km. Ở nơi đây ngoài phong cảnh tuyệt đẹp do mặt hồ thoáng rộng giúp du khách có những trải nghiệm thú vị như đi thuyền khám phá vùng lòng hồ rộng hơn 1.700 ha vốn được ví là Biển Hồ Buôn Đôn hay Địa Trung Hải - Tây nguyên với nhiều đảo nổi nhỏ cùng hệ thống nhà vườn đẹp ven hồ. Câu chuyện bắt đầu từ việc sau khi ở đây chặn dòng làm thuỷ điện thì chim Yến tự nhiên về ở rất nhiều nơi cửa xả lũ của thuỷ điện và hàng ngày chúng kéo nhau bay kiếm ăn quanh quẩn ở vùng bán đảo này nhiều vô kể. Người dân đã tận dụng cơ hội trời cho này để xây dựng ở đây rất nhiều nhà dụ chim Yến và nhanh chóng hình thành nên một làng nghề yến sào đông đúc. Để khai thác tiềm năng du lịch của vùng thắng cảnh đẹp này người dân ở đây đã liên kết nhau thành Hợp tác xã  Du lịch cộng đồng Đảo Yến - Buôn Đôn với hệ thống các nhà vườn, điểm tham quan du lịch nông nghiệp ở ven bờ nhưng trong số đó nổi tiếng nhất vẫn là Lâu đài Yến Buôn Đôn.

Gọi là Đảo Yến có phần còn vì mình khi còn nhỏ từng là một tín đồ truyện thiếu nhi nước ngoài mình thích có lâu đài cho riêng mình và quá  ấn tượng với Lâu đài Yến ở châu âu, thích câu chuyện lãng mạn trong tiểu thuyết Đảo Hoàng yến của nhà

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác