http://trungtamkhcnthanhhoa.vicet.vn/Print/769/10-Dac-tinh-sinh-hoc-cua-chim-yen.aspx
Đặc tính sinh học của chim yến.
1.Chim yến là một loài rất trung thành
Một khi chúng đã vào nhà ở và làm tổ thì chúng sẽ gần như ở lại suốt đời trừ khi ngôi nhà đó có những yếu tố làm chim yến bị bấn an như bị phá hoại hay khai thác tổ không đúng cách. Do đó, càng lâu năm, đàn yến càng đông. Chúng ta cũng tính tới trường hợp mở rộng nhà nuôi sau này. Chim yến mà chúng ta dụ được chủ yếu là các con chim non.
2.Chim yến ăn những loại côn trùng nhỏ ngoài tự nhiên
Chim yến bắt côn trùng khi chúng đang bay. Như vậy các bạn không phải tốn tiền mua thức ăn cho chim yến. Để bổ sung thêm nguồn thức ăn cho chim, xung quanh nhà nuôi chim yến các bạn có thể trồng những loại cây thu hút côn trùng như keo dậu, sung, vả, ... hoặc các bạn có thể đập nát quả đu đủ chín xung quanh nhà để thu hút nguồn côn trùng
3. Chim yến có thị lực tốt
Chúng thích làm tổ ở những nơi có cường độ sáng khoảng 2 lux, những nơi này giúp chim yến có thể tránh được kẻ thù như cú mèo, dơi, các loài chim khác.
Vì vậy khi xây dựng nhà yến cần phải đảm bảo độ tối thích hợp cho các phòng nuôi. Tốt nhất là nên có phòng bay lượn và phòng yên tỉnh cho chim nghỉ ngơi, đẻ trứng, ấp và nuôi con
4.Chim yến có thính giác ngửi mùi tốt
Vì vậy khi xây dựng nhà yến cần phải tránh mùi lạ trong nhà, các nhà mới xây cần phải khử mùi xi măng, có làm được như vậy thì chim yến mới nhanh chóng vào làm tổ trong nhà nuôi yến. Ngoài ra khi xây dựng nhà yến cần phải chống ồn tốt.
Chim yến thường làm tổ ở những nơi có chim yến từng làm tổ
Đây là đặc tính bầy đàn của chim yến. Chúng ngầm hiểu rằng, nếu đã bạn yến ở, nghĩa là nơi đó an toàn, thích hợp cho việc sinh sản sau này.
5.Chim yến nhạy cảm đặc biệt
Bởi vì là mội trường mới, nơi chốn chúng sẽ làm tổ cho nên chúng sẽ cảm thấy bất an, không làm tổ ở những ngôi nhà không an toàn cho chúng. Yến rất nhạy cảm với mùi lạ, âm thanh lạ, độ ẩm và nhiệt độ thay đổi. Do đó, môi trường bên trong quyết định 50% sự thành công của nhà yến. Đôi khi một lỗi rất nhỏ, rất sơ đẳng cũng làm thất bại một nhà nuôi yến.
6. Tổ yến là thức ăn cao cấp
Phân tích thành phần dinh dưỡng trong tổ yến có đủ các chất cần thiết cho cơ thể người và động vật. Đó là protein, gluxit, lipit, vitamin, enzin, hocmon và nhất là các nguyên tố khoáng. Trong protein có đủ 10 loại axit amin quí hiếm như met, phe, tre, val, liz, lowxx, trip, his, acg.
Vì vậy cần phải tạo môi trường an toàn cho chim yến bằng cách tiêu diệt và bảo vệ nhà yến tránh khỏi những loài vật có hại chim yến như chuột, dơi, rắn, nhện, ong, kiến… và nhất là sự phá hoại, trộm cắp của con người.
7. Chim yến không bao giờ đậu
Một đặc điểm để phân biệt chim yến và các loài khác cùng họ với yến như én, đó là chim yến không bao giờ đậu, chúng chỉ treo mình trên các vách đá dựng đứng hoặc những thanh làm tổ.
Đây có thể là một trong những lý do chim yến không bị nhiễm cúm gia cầm. Cho đến nay chúng ta chưa phát hiện cá thể yến nào bị nhiễm cúm gia cầm
8.Chim yến bay rất nhanh
Vận tốc bay tối đa có thể lên tới 130-160 km/h, do đó khoảng cách lý tưởng đến nơi có nguồi thức ăn không nên quá 20km. Bán kính vòng bay tối thiểu của chim yến 1.5-2 m. Đây là một đặc điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng để xây dựng một ngôi nhà yến thành công. Tức là: nhà yến phải có chiều rộng tối thiểu là 6m mới phát huy hiệu quả.
Một điều rất quan trọng, khi chim non bắt đầu rời tổ và tập bay, chúng bay chưa vững nên dễ va chạm vào các vách xung quanh, rớt và chết. Nếu chúng không chết, chúng sẽ bay khỏi nhà và không bao giờ trở lại. Do đó, một số nhà nuôi có bề rộng nhà nhỏ thường thất bại hoặc không phát triển sau nhiều năm.
9.Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà yến
Chim yến là loài ưa nóng, gặp rét chúng phải di cư. Nhiệt độ thích hợp từ 27-29C. Độ ẩm thích hợp: 80-95%. Cần phải đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà yến để chim yến có thể đến và làm tổ
10.Chu trình sinh sản của chim yến
Từ lúc chim yến bắt đầu làm tổ cho đến lúc chim con có thể bay là 115~132 ngày. Như vậy trong một năm, một cặp chim yến có thể làm tổ 2~3 lần.
Đó là đặc tính rất đặc biệt của loài chim yến. Do đó, để thành công trong việc làm nhà nuôi yến, chúng ta sẽ áp dụng những đặc tính này để làm cho đúng.
Lê Oánh - Thanh Tịnh
Sưu tầm thêm
Điều tra những nhà yến cũ của VN cho thấy: hầu hết đều nằm gần bờ sông, và thường phía bắc của dòng sông: Nhà yến Quảng Ngãi (rạp hát Hòa Bình và một nhà yến cũ khác) nằm ngay trong thành phố Quảng Ngãi, kẹp giữa 2 con sông: Trà Khúc ở phía Bắc sát ngay thành phố và sông Vệ ở phía nam-cách thành phố 10km; nhà yến Tuy Hòa gần sông Đà rằng, cách khoảng 200-300 m; nhà yến Nha Trang gần sông Cái; nhà yến Ninh Thuận cách sông Dinh khoảng 300 m; các nhà yến ở Gò Công cũng nằm cạnh sông Gò Cửa. Khu nuôi yến thành công ở Cần Giờ-TPHCM cũng có một dòng sông chạy sát sau dãy nhà yến (hình 4) . Điều này có thể có quan hệ với hướng gió, gió đông nam và tây nam thổi qua dòng sông đem lại hơi ẩm và sự mát mẽ cho chim yến, tiện lợi để chim uống nước và tắm mỗi chiều về. Các nhà yến cũ đều gần các khu chợ, nơi chim dể tìm kiếm thức ăn.Vấn đề kỹ thuật đặt ra ở đây là chọn địa điểm xây dựng của từng hộ đầu tư và vị trí quy hoạch xây dựng làng nghề – khu nuôi yến tập trung ở đâu là hợp lý để đàn phát triển nhanh.
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook