Kỹ thuật vận hành nhà yến

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 5595
  • Tổng lượt truy cập 11,294,410

Fanpage facebook

Ngày đăng: 03/07/2019, 11:27 am

Kỹ thuật vận hành nhà yến

09:3625/09/2016
http://khoahocthoidai.vn/ky-thuat-van-hanh-nha-yen-4101.html

Vận hành nhà yến bao gồm công việc kiểm tra, theo dõi, điều chỉnh các thông số kỹ thuật quan trọng của nhà yến đảm bảo trong biên độ lý tưởng, giảm tối thiểu biến động theo thời gian và môi trường tác động. Các thông số kỹ thuật cần kiểm soát là: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng âm thanh nhà yến, kỹ thuật tạo mùi nhà yến. Ngoài ra còn phải biết cách vận hành, sử dụng các thiết bị phụ trợ như: máy phát âm thanh, máy tạo ẩm, máy hút gió, máy bơm, máy phát điện… Nhiều nhà yến khi nghiên cứu cho thấy, những nhà nào được chăm sóc đầy đủ, thường xuyên thì hiệu quả dẫn dụ chim yến nhanh hơn. Việc chăm sóc còn phát hiện các loại địch hại của chim yến để có phương án xử lý kịp thời.

Để đảm bảo vận hành nhà yến thành công cần từ một đến hai nhân viên kỹ thuật vận hành được đào tạo kỹ lưỡng, có kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học chim yến, am hiểu về quy trình hoạt động của nhà yến, nắm được các thông số kỹ thuật, biết sử dụng các máy móc và thiết bị trong nhà yến.

1. Vận hành hệ thống âm thanh

Máy phát âm thanh chim yến phát cả âm thanh bên trong và bên ngoài nhà yến. Hệ thống được vận hành tự động thông qua hộp điều khiển lập trình sẵn theo thời gian. Thời gian mở âm thanh ngoài trời buổi sáng từ 5h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h30 đến 19h00 tùy theo mùa và theo vùng, miền. Âm thanh trong nhà được duy trì hoạt động 24/24 giờ. Âm thanh bên ngoài nhà yến phát với công suất 40 ÷ 50 dB. Âm thanh bên trong nhà yến thì mở nhỏ hơn ở mức 15 ÷ 20 dB.

2. Vận hành hệ thống phun sương tạo ẩm

Nhà yến luôn duy trì hai hệ thống phun sương bên trong và phun sương bên ngoài. Hệ thống được điều khiển tự động theo chế độ lập trình sẵn.

- Phun sương bên ngoài có tác dụng làm mát ngôi nhà yến vào mùa nắng nóng, tăng độ ẩm không khí và tạo hạt sương cho chim về tắm, thu hút chim về đảo lượn. Tùy thời tiết từng mùa trong năm và từng vùng khí hậu cụ thể để có chế độ hoạt động hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Thông thường thời gian phun sương bên ngoài là: buổi sáng 6h00 ÷ 9h00, buổi trưa 11h00 ÷ 14h00 và buổi chiều 15h00 ÷ 18h00, tần suất phun là 1 giờ/lần, phun trong 5 phút. Nếu trời mưa thì cho máy phun ngừng phun sương ngoài trời.

- Phun sương bên trong nhà yến có tác dụng tăng độ ẩm và duy trì độ ẩm trong nhà yến đạt trên 75%. Phun sương bên trong còn làm giảm nhiệt độ bên trong nhà yến vào mùa nắng nóng.

Thời gian phun sương: 9h00 ÷ 17h00 hàng ngày. Buổi sáng 9h00 ÷ 11h00 thì cho máy hoạt động phun 01 giờ/lần, mỗi lần phun trong 3 phút. Buổi chiều 12h00 ÷ 17h00 thì cho phun 01 giờ/lần, mỗi lần phun 5 phút.

Vào mùa mưa khi độ ẩm trong nhà yến đạt trên 75% thì cho hệ thống ngừng hoạt động.

3. Kiểm tra đo các chỉ tiêu môi trường nhà yến

Định kỳ hàng tháng sử dụng máy đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng để kiểm tra đo các thông số kỹ thuật bên trong và bên ngoài nhà yến.

Thông số kỹ thuật trong nhà yến chuẩn:

- Nhiệt độ: 27 ÷ 30 oC

- Độ ẩm: 75 ÷ 85 %

- Ánh sáng: 0,02 ÷ 0,6 lux.

Đo thông số nhiệt độ, độ ẩm định kỳ hàng tháng để đối chiếu với thông số chuẩn, từ đó có sự điều chỉnh hệ thống phun sương hoạt động phù hợp và hiệu quả.

Nếu nhiệt độ bên trong nhà yến trên 30oC, độ ẩm nhỏ hơn 75% thì cần tăng thêm thời gian phun sương bên trong nhà yến.

Nếu nhiệt độ bên trong nhà yến nhỏ hơn 27oC, độ ẩm lớn hơn 85% thì cần giảm thời gian phun sương bên trong nhà yến.

4. Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống thiết bị

Trong quá trình hoạt động nhà yến, định kỳ hàng tháng phải kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đối với các hệ thống.

4.1. Hệ thống phun sương

- Kiểm tra hoạt động máy phun sương bên trong và máy phun sương bên ngoài nhà yến.

- Kiểm tra hộp điều khiển để lập trình giờ điều khiển phù hợp với môi trường khí hậu khu vực nhà yến và bên trong nhà yến.

- Kiểm tra vệ sinh béc phun sương đảm bảo béc phun sương hoạt động tốt.

- Đối với những nhà yến mà nguồn nước cấp từ giếng nước khoan thì cần phải lắp bộ lọc nước và định kỳ hàng tháng phải kiểm tra bộ lọc, nếu bị đóng cặn nhiều thì phải thay thế ruột lọc.

4.2. Hệ thống âm thanh

Đối với hệ thống âm thanh thì kiểm tra hoạt động các thiết bị sau: Hệ thống loa bên trong nhà yến gồm: loa lỗ, loa dẫn, loa trong nhà. Kiểm tra từng loa xem loa có hoạt động tốt không. Thông thường loa trong nhà yến sau thời gian hoạt động khoảng 01 năm thì các mối nối dây loa với loa bị oxy hóa. Vì vậy, cần sửa chữa lại các đầu nối để hệ thống hoạt động tốt.

Loa nóc được lắp đặt trên nóc chuồng cu và nóc nhà yến nên thường xuyên tiếp xúc với môi trường ngoài trời, do đó dễ hỏng các mối nối và hỏng loa. Vì vậy, cần kiểm tra các mối nối giữa loa và dây loa để khắc phục kịp thời.

4.3. Hệ thống giá tổ

Hệ thống giá tổ làm bằng gỗ, do vậy khi độ ẩm trong nhà quá cao (trên 90%) và không có sự thông thoáng trong nhà yến thì các loại nấm mốc sẽ xuất hiện. Vì vậy, phải kiểm tra hệ thống giá tổ định kỳ cùng với đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm và sự thông thoáng của nhà yến để đảm bảo hệ thống giá tổ luôn sạch sẽ.

5. Kiểm tra tốc độ phát triển quần đàn chim yến

Kiểm tra tốc độ phát triển quần đàn chim yến bằng phương pháp theo dõi và so sánh tốc độ phát triển của nhà yến tháng sau so với tháng trước đó.

Hàng tháng nhân viên kỹ thuật phải kiểm tra đếm số lượng chim ở lại nhà yến, số dấu phân chim trong nhà yến, số tổ và các giai đoạn chim làm tổ, chim con… Sau kiểm tra, các số liệu phải được ghi chép cẩn thận và lưu hồ sơ để làm cơ sở so sánh.

Phương pháp kiểm tra:

- Kiểm tra và đếm đấu phân chim yến: Nhà yến khi mới hoạt động để biết chim yến có ở lại trong nhà yến hay không thông qua dấu phân chim yến. Sau này khi nhà yến có số lượng chim ở lại trên 500 con thì không phải kiểm tra dấu phân chim nữa.

- Kiểm tra chim làm tổ và sinh sản: Chim làm tổ được chia làm ba giai đoạn chính: giai đoạn kích thước tổ R ≤ 30 mm, tổ nguyên (R ≥ 45 mm). Kiểm tra, đếm tổ và ghi chép số liệu các giai đoạn làm tổ của chim để so sánh với tháng tiếp theo.

6. Năm bước vận hành phát triển bầy đàn chim yến trong nhà

6.1. Dẫn dụ chim yến vào nhà yến

Nhà yến sau khi đã tiến hành lắp đặt trang thiết bị thì được xử lý mùi nhà yến và tạo mùi cho nhà yến mới. Vệ sinh sạch sẽ và xử lý các mùi xi măng bằng dung dịch SL3 và hợp chất SR. Đây là dung dịch được sử dụng chuyên dùng cho những ngôi nhà yến mới xây. SL3 có chức năng khử mùi xi măng và mùi tạp chất. Hỗn hợp SR được làm hoàn toàn từ nguyên liệu là hữu cơ thiên nhiên an toàn tuyệt đối với môi trường và có công dụng khử mùi nhà yến cũng như tạo mùi bầy đàn chim yến.

Bên cạnh tạo mùi bầy đàn chim yến cần phải chú trọng âm thanh thu hút chim yến. Khi phát tiếng âm thanh cho các ngôi nhà yến mới cần phải theo dõi tiếng âm thanh và tần số âm thanh đã phù hợp chưa, từ đó điều chỉnh âm thanh và thay đổi âm thanh phù hợp với từng vùng.

Hệ thống âm thanh gồm âm thanh ngoài trời có công dụng dẫn dụ chim yến về ngôi nhà yến và âm thanh trong nhà giúp chim yến vào bên trong nhà yến, tham quan ngôi nhà yến mới. Thời gian mở âm thanh ngoài trời từ 5h30 đến 19h00 tùy theo mùa và theo vùng miền, còn âm thanh trong nhà được duy trì hoạt động 24/24h.

6.2. Thu hút chim yến ở lại nhà yến

Nhà yến phải đảm bảo nhiệt độ 27 - 29 oC, độ ẩm 70 - 85%, ánh sáng nhỏ hơn 0,2 lux. Tạo mùi bầy đàn chim yến cho nhà yến sẽ được kết hợp giữa dung dịch dẫn dụ SL1, SL4 và hỗn hợp SP. Mùi bầy đàn chim yến được duy trì thường xuyên định kỳ 2 lần/tháng trong 3 tháng đầu tiên khi nhà yến đi vào hoạt động và 1 tháng/lần trong thời gian sau 3 tháng đến lúc chim ở ổn định. Âm thanh trong nhà yến phải duy trì ổn định, tạo thức ăn là côn trùng tự nhiên thu hút chim yến, hạn chế ra vào nhà yến nhiều để chim có cảm giác yên tâm, ngăn ngừa các loại thiên địch của chim yến, tạo cảm giác an toàn cho chim yến ở lại ổn định.

6.3. Kích thích chim yến làm tổ trong nhà yến

Sau khi nhà yến đã có chim ở ổn định, ngoài các dung dịch SL1, SL4, hỗn hợp SP, cần được xử lý thêm dung dịch SL2 có chức năng kích thích chim làm tổ. SL2 được nghiên cứu và sản xuất từ tổ chim yến kết hợp các chất kích thích sự cặp đôi của chim yến.

Thường thì chim hay làm tổ ngay bên loa phát tiếng kêu nên trong nhà yến cần gắn thêm loa (1,5m2/loa). Sử dụng tổ mô phỏng để kích thích chim làm tổ, bên cạnh đó chúng ta cần ngăn ngừa địch hại liên tục và triệt để, tạo cảm giác an toàn trong quá trình chim làm tổ. Giai đoạn này có thể thấy rõ tác dụng thực tiễn của tổ yến mô phỏng, chim yến tới thời điểm sinh sản, có một số cặp làm tổ vội vàng trên tổ mô phỏng và đẻ trứng.

6.4. Phát triển bầy đàn chim yến trong nhà yến

Giai đoạn này chim yến đang làm tổ để sinh sản. Do đó, các nhà yến không nên khai thác tổ mà cần dưỡng chim để tăng hiệu suất sinh sản của bầy đàn chim yến. Để phát triển nhanh bầy đàn chim yến cần ngăn phòng, tạo nhiệt độ, độ ẩm và độ thông thoáng lý tưởng nhất cho mỗi phòng nuôi, có không gian riêng cho chim con tập bay, vòng đảo lượn của chim đủ rộng. Vệ sinh nhà yến định kỳ, ngăn ngừa địch hại như gián, chuột, rắn, cú mèo, kiến… Những địch hại này sẽ làm ảnh hưởng đến chim yến sinh sống trong nhà yến.

6.5. Nâng cao năng suất sản lượng nhà yến

Định kỳ kiểm tra hệ thống giá gỗ làm tổ, gắn thêm giá tổ tăng diện tích làm tổ cho chim yến, điều chỉnh hệ thống phun sương trong nhà và ngoài trời phù hợp với từng ngôi nhà yến và từng mùa trong năm để tránh tình trạng độ ẩm quá cao thì các loại nấm mốc sẽ phát triển làm hỏng hệ thống giá gỗ làm tổ.

Định kỳ hàng tháng tiến hành chăm sóc nhà yến gồm kiểm tra hoạt động của hệ thống âm thanh, hệ thống phun sương, nhiệt độ, độ ẩm, xử lý mùi định kỳ cũng như theo dõi và xử lý địch hại đối với nhà yến. Theo dõi sự phát triển và vệ sinh xử lý phân chim, các loại côn trùng gây hại như gián, rệp, mạt… Và đánh giá sự phát triển của nhà yến để định ngày thu tổ có sản lượng và chất lượng tốt nhất.

7. Khai tác tổ yến trong nhà yến hiệu quả

Để có được một nhà yến đạt hiệu quả về kinh tế, nhà yến cần được quản lý, theo dõi và khai thác tổ yến đúng thời gian, phù hợp với tập tính sinh sản của chim yến.

Muốn thành công các chủ nhà yến cần sử dụng kỹ thuật thu hoạch hữu hiệu nhất cho từng giai đoạn phát triển của nhà yến. Chúng ta cần nắm bắt một số đặc điểm về sinh học sinh sản của chim yến: thời gian xây dựng tổ là bao nhiêu ngày, khoảng thời gian từ lúc ghép đôi đến lúc đẻ trứng bao nhiêu ngày, thời gian ấp trứng bao nhiêu ngày, thời gian từ khi chim nở đến khi chim bay bao nhiêu ngày, thời gian từ lúc chim nở đến lúc thành thục sinh dục bao nhiêu ngày. Từ những quan sát đặc điểm sinh học trên ta mới tiến hành đưa ra số lần khai thác tổ yến trong năm một cách hợp lý nhất, góp phần thu hoạch sản lượng tổ yến cao nhất mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần đàn chim yến nuôi trong nhà.

Đối với những nhà yến mới xây dựng có số lượng tổ dưới 500 tổ: Những nhà yến này đang trong quá trình thực hiện các giải pháp kỹ thuật chim nên hạn chế khai thác tổ.

Đối với những nhà yến có số lượng tổ từ 500 đến 2.000 tổ: Những nhà yến này đang trong quá trình thực hiện các giải pháp kỹ thuật gia tăng quần đàn, quá trình khai thác tổ thường được thực hiện định kỳ hàng tháng kết hợp chăm sóc bảo trì bảo dưỡng nhà yến. Để khai thác tổ không ảnh hưởng đến sự phát triển quần thể thì chúng ta chọn những tổ chim đã qua sinh sản, chim con đã bay, hạn chế khai thác các tổ chim mới làm chưa qua sinh sản để đảm bảo sự phát triển, gia tăng nhanh quần đàn của nhà yến.

Đối với những nhà yến có số lượng tổ trên 2.000 tổ: Những nhà yến này đã bước vào giai đoạn thu hoạch mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Quá trình khai thác tổ thường được thực hiện định kỳ hàng tháng kết hợp chăm sóc bảo trì, bảo dưỡng nhà yến, khai thác các tổ trống (không có trứng và chim con), tổ có kích thước R ≥ 45 mm hoặc tổ đã qua sinh sản. Sau khi thu hoạch xong thì kỹ thuật viên phải kiểm tra đếm số lượng tổ còn lại trong nhà yến, số tổ có trứng, tổ chim con mới nở, chim đâm lông ống, chim đu tổ để làm cơ sở lập kế hoạch cho ngày khai thác tiếp theo.

8. Phòng chống địch hại cho nhà yến

Chim yến có rất nhiều địch hại như: chim cắt, cú, đại bàng, diều hâu, gián, kiến, chuột… nên khi xây dựng nhà yến phải tính đến các giải pháp ngăn và phòng chống sự xâm nhập của địch hại đối với nhà yến. Đối với địch hại là các loài chim ăn thịt chủ yếu là chim cú thì phải lắp đặt các đèn có ánh sáng đỏ ngoài nhà yến, ở lỗ chim vào và chuồng cu, trên mái để xua đuổi. Lắp đặt các chông hay tạo ô nhỏ ở lỗ chim vào để ngăn chặn chim cú vào nhà yến.

Gián xuất hiện bên trong nhà yến, chúng ăn tổ yến. Sự ẩm ướt bên trong nhà yến rất thuận lợi cho gián sinh sản, phát triển nên số lượng gián nhiều sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến đàn chim yến nhất là trong giai đoạn chúng đang ấp trứng. Mặt khác, chất thải của gián sẽ gây mùi cho tổ yến, làm giảm chất lượng tổ nên cần thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà yến để đảm bảo nhà yến không có gián.

Trong các nhà yến, định kỳ hàng tháng phải phun hóa chất (không gây hại cho chim) để diệt côn trùng gián, kiến, rận, rệp…

9. Vệ sinh khử trùng nhà yến

Để bảo vệ an toàn quần thể đàn chim yến, bảo đảm an toàn cho người nuôi chim yến, nhân viên chăm sóc nhà yến cần phải thực hiện quy trình kỹ thuật vệ sinh khử trùng nhà yến như sau:

a) Khu vực xung quanh nhà yến

Nhà yến có sân vườn:

- Dọn vệ sinh, phát hoang bụi rậm xung quanh khu vực nhà yến.

- Rải vôi bột xung quanh nhà yến với bán kính 5 m.

- Phun thuốc sát trùng Virkon-S xung quanh nhà yến với bán kính 20 m.

- Phun thuốc Solfac diệt côn trùng (gián, kiến, mối) xung quanh nhà yến.

Nhà yến không có sân vườn:

- Rải vôi bột xung quanh nhà yến.

- Phun thuốc sát trùng Virkon-S xung quanh nhà yến.

Liều lượng và cách dùng:

- Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Định kỳ đối với vôi bột: 1 lần/tháng.

- Phun thuốc sát trùng Virkon-S: 1 lần/tháng.

- Phun thuốc Solfac: 1 lần/tuần.

- Dùng nước sạch để pha thuốc sát trùng, không nên dùng nước cứng để pha thuốc.

b) Khu vực bên trong nhà yến

- Vệ sinh sàn nhà, tường nhà, trang thiết bị kỹ thuật nhà yến.

- Thu gom phân chim.

- Vệ sinh hồ chứa nước.

- Xử lý thuốc diệt côn trùng Solfac, thuốc khử trùng Virkon-S theo định kỳ.

- Phòng thay quần áo bảo hộ lao động cho công nhân và khách tham quan phải được quét dọn hàng ngày.

Trước khi vào nhà yến, phải:

- Tắm, rửa sạch sẽ.

- Thay đồ bảo hộ lao động đã được khử trùng (áo blue, mũ, khẩu trang, giày ủng) tại phòng kỹ thuật trước khi vào nhà yến.

- Mang ủng đi qua hồ sát trùng có chứa dung dịch Virkon-S.

Sau khi ra khỏi nhà yến, phải:

- Thay đồ bảo hộ lao động, tẩy giặt sạch sẽ.

- Vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.

- Ghi nhật ký vệ sinh khử trùng.

10. Đúc kết một số kinh nghiệm nuôi chim yến trong nhà

Điều kiện bắt buộc là nhà yến phải xây dựng ở những nơi có sự phân bố của chim yến, vùng chim yến kiếm ăn hoặc ở những vùng đã có nhà yến. Khi xây dựng nhà yến phải khảo sát kỹ thuật và nghiên cứu về môi trường, đường chim bay, ước đoán số lượng cá thể chim yến phân bố trong vùng.

Người nuôi chim yến không nên vay vốn với lãi suất cao để đầu tư vào nhà yến nhằm phòng tránh những rủi ro, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính để đầu tư vào nhà yến mà không ảnh hưởng đến cuộc sống kinh tế hàng ngày. Về vấn đề này, Công ty Yến sào Khánh Hòa đang nghiên cứu các giải pháp để đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư.

Không sử dụng những trang thiết bị kém chất lượng, dung dịch hợp chất dẫn dụ kém chất lượng, dung dịch hợp chất dẫn dụ kém hiệu quả. Định kỳ hàng tháng trong thời gian đầu phải chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng và xử lý tạo mùi cho nhà yến.

Vận hành hệ thống thiết bị nhà yến phải đảm bảo nhiệt độ trong nhà yến 27 - 29 oC, độ ẩm duy trì 70 - 85%, nhà yến phải đảm bảo thông thoáng, ánh sáng phù hợp, không để nấm mốc xuất hiện trong nhà yến, trên hệ thống gỗ làm giá tổ.

Để đầu tư một nhà nuôi chim yến thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi cần phải đảm bảo kỹ thuật, khoa học và công nghệ nuôi chim yến tốt. Nghề nuôi chim yến là nghề mang lại nguồn lợi kinh tế cao, song vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Do đó, để đảm bảo cho hoạt động thường xuyên cũng như nguồn vốn đầu tư vào nghề, người nuôi chim yến phải cân nhắc kỹ trong việc huy động vốn, sử dụng hài hòa nguồn vốn. Hiện Công ty cũng đang nghiên cứu tìm ra giải pháp tốt nhất, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào nhà yến, khắc phục những rủi ro có thể gặp phải để đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư.

Phải lựa chọn những nhà tư vấn có uy tín, kinh nghiệm truyền thống ngành nghề, có kỹ thuật chuyên sâu và am hiểu về đặc tính sinh học của chim yến, các nhà tư vấn phải có trách nhiệm với ngành nghề.

Chủ đầu tư xây dựng nhà yến phải thực sự tâm huyết, có đam mê, kiên trì trong lĩnh vực này và phải tìm hiểu kỹ thuật trước khi nuôi. Phải thường xuyên tìm hiểu nâng cao hiểu biết của mình về chim yến và không ngừng sáng tạo để đưa ra các giải pháp kỹ thuật mới phù hợp với đặc điểm riêng của ngôi nhà yến của mình nhằm nâng cao hiệu quả nhà yến, không quá nóng vội, bình tĩnh và đón nhận chim yến về nhà yến trong thời gian đầu. Mỗi ngôi nhà yến thành công phải kiên trì trong thời gian 1 - 3 năm.

Người nuôi chim yến nên nghiên cứu vấn đề phong thủy dựa trên khoa học thực tiễn để chọn vị thế tốt nhất cho ngôi nhà yến, phù hợp với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngôi nhà yến.

(Tác giả: Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng)

- Khi vào nhà chim ta nên quan sát Camera xem chim còn ở trong nhà hay không, nếu có thấy chim ta nên tắt hết hệ thống âm thanh trong nhà. Và đợi khoảng 15 đến 30 phút chim bay hết rồi ta mới vào.

kiem tra nha chim yen

 

- Ta quan sát thường ngày vào giờ nào là vắng chim thì ta vào nhà giờ đó là hợp lý nhất thường là 9h - 15h

- Cứ 10 đến 15 ngày ta vào kiểm tra định kỳ 1 lần.

- Châm mùi vào các máy tạo mùi, các chậu (theo sự hướng dẫn trực tiếp của kỹ thuật)

- Kiểm tra các hệ thống loa trong nhà có hoạt động không

- Quan sát vết phân chim và đánh giá số lượng chim ở lại

- Phòng kỹ thuật nên kiểm tra thường xuyên hằng ngày nếu có thời gian

- Kiểm tra nguồn điện, nguồn nước, các thiết bị có hoạt động để xử lý kịp thời. Tránh tình trạng chủ đầu tư không quan tâm khi có sự cố mà không hay biết sẽ làm gián đoạn quá trình dẫn dụ chim về nhà.

*Trong thời gian đầu khi muốn vào nhà chim nên gọi cho kỹ thuật để được hướng dẫn

Công dụng:

- Duy trình mùi cho nhà chim ban đầu được ổn định

- Xem âm thanh có hoạt động tốt hay không

- Đánh giá lượng phân => chim trong nhà

- Kiểm tra thiết bị hoạt động hay không để xử lý kịp thời

NHỮNG QUY TẮC VÀNG KHI VÀO NHÀ YẾN
https://yenbaphi.com/tu-van/nhung-quy-tac-vang-khi-vao-nha-yen-65.html

Môi trường nhà yến không giống như những môi trường khác, trong nhà yến rất tối, ẩm, trơn trượt và chứa đựng đầy nguy hiểm nếu chúng ta không có những biện pháp bảo vệ bản thân. Vì vậy, mỗi khi vào nhà yến, chủ nhà cũng như nhân viên kĩ thuật cần đặt ra cho mình những quy tắc không chỉ để đảm bảo sự an toàn cho bản thân mà còn đảm bảo sự an toàn cho nhà yến.

Dưới đây là những quy tắc bạn phải nhớ khi vào nhà yến:

1. Trước khi vào nhà yến phải vào phòng kĩ thuật quan sát các hệ thống máy móc hoạt động như thế nào:

+ Các âm ly hoạt động ổn định hay không.

+ Hệ thống tích điện dự phòng có hoạt động tốt không (thử bằng cách cúp cầu dao xem hệ thống có kích hoạt tự động hay không).

+ Hệ thống điều khiển tự động: timer có chạy đúng khung giờ đã cài đặt hay không.

+ Kiểm tra hệ thống lọc nước có bị cặn, nhiễm phèn,..v.v hay không.

+ Khởi động hệ thống phun sương tạo ẩm để kiểm tra có hoạt động ổn định hay không...

2. Không được hút thuốc, uống rượu bia trước khi vào nhà yến;

3. Không xịt nước nước hoa hoặc có mùi lạ trên người khi vào nhà yến;

4. Vào nhà yến nên chuẩn bị đèn pin để đảm bảo đủ ánh sáng cho việc bảo trì, bảo dưỡng, thu tổ,..v.v;

5. Chỉ được vào nhà yến trong các khung giờ: 8h-11h, 13h-15h, tối kỵ vào nhà yến vào ban đêm trừ trường hợp khẩn cấp bất khả khán

6. Khi vào nhà yến chú ý soi nền nhà, góc tường, lên trên trần nhà để kiểm tra gián, tắc kè, rắn,...v.v;

7. Khi vào nhà yến nên đi từ ít nhất 2 người trở nên đề phòng sự cố xảy ra có người ứng cứu;

8. Phải có cây gậy cứng mang theo đề phòng rắn, rết tấn công khi chúng bị gây động;

9. Đối với các công việc yêu cầu leo trèo hoặc phải ở trên cao thì cần chú ý tới điểm tựa vững chắc, thang leo chắc chắn. Không leo trèo cao khi ở 1 mình;

10. Tắt nguồn điện khi thay thế, sửa chữa, vệ sinh máy móc để đảm bảo an toàn và tránh sự cố chập cháy..

Trên đây là những nguyên tắc mà bất kỳ chủ nhà yến, kĩ thuật nhà yến nào cũng phải biết để đảm bảo sự an toàn cho chính bản thân khi vào nhà yến như đảm bảo việc sửa chữa, bảo dưỡng nhà yến không gây ra tác động tiêu cực nào đến sự phát triển lâu dài của nhà chim cũng như an toàn bản thân khi vào nhà yến

Để một nhà yến thành công thì không thể bỏ qua công việc chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng máy móc. Nếu nhà yến không được chăm sóc thường xuyên thì chủ nhà, kĩ thuật nhà yến sẽ không nắm bắt được tình trạng hiện tại của nhà yến. Khi có sự cố hỏng hóc máy móc hoặc thiên địch tấn công sẽ kịp thời xử lý, để tránh trương hợp chim yến hoảng sợ mà bỏ đi.

Tuy nhiên, nếu nhà bạn mới đưa vào vận hành cần tuân thủ những quy định do kỹ thuật đưa ra, hạn chế ra vào nhà chim khi chưa hỏi ý kiến của kỹ thuật. Vì thời gian này là thời gian chim đang thăm dò ngôi nhà có an toàn hay không, nếu chủ nhà thường xuyên ra vào vì tò mò và lo lắng hay tự ý điều chỉnh máy móc thì sẽ ảnh hưởng xấu đến việc dẫn dụ, tăng đàn cũng như phát triển nhà chim về sau.

-----------------------------------------------------------------------------------

Yến Sào Ba Phi


Sưu tầm thêm:

Theo kinh nghiệm của ông Hiểu, khi nhà nuôi yến đi vào vận hành được 15 ngày, chủ nhà lập “hồ sơ lý lịch” toàn bộ nhà yến. Nghĩa là phải theo dõi sát chim yến bay đảo ở bên ngoài như thế nào, phía trong nhà đánh dấu những chỗ chim ở (theo dấu phân chim rơi xuống sàn).

Cách làm này để xác định vị trí loa dẫn dụ nào bị “méo tiếng” hoặc mất tiếng (bên trong nhà yến có cả ngàn loa nhỏ), mùi dẫn dụ, ánh sáng không đảm bảo… Từ đó mới có phương án điều chỉnh phù hợp.

Ông Lưu Văn Tiền, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, nêu kinh nghiệm: “Cần xác định rõ, nghề nuôi chim yến ở giai đoạn đầu chưa có thu nhập gì. Nhiều người mới vào nuôi chưa có kinh nghiệm, mấy tháng đầu dẫn dụ, ngày nào cũng lên sàn nhà “dòm ngó” xem có chim vào ở chưa? Đôi khi cả năm chỉ có vài cặp chim đến ở, quá nôn nóng muốn có nhiều chim về làm tổ ngay, vội vã kêu người đến đập sửa chữa nhà, thay thiết bị, làm như vậy chẳng khác nào chủ nhà thường xuyên đi “đuổi” chim. Thật yên tĩnh, thật an toàn, chim mới đến ở”.

Nên thu hoạch tổ  3 tháng một lần, thay vì thu tỉa hàng tháng như nhiều người đang làm hiện nay; điều này có lợi cho tăng quần đàn, tăng sức khỏe chim và ngay cả tăng sản lượng. Nếu không tin các bạn hãy thử làm đối chứng xem.
Người nuôi chuyên nghiệp thường phát loa tiếng chim yến lúc khoảng 5h sáng tới 11h trưa, sau đó tiếp tục phát từ 15h chiều đến 19h tối để gọi chim về. Âm lượng phát tiếng chim yến không quá to nên không gây ảnh hưởng nhiều tới mọi người

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác