1. Kiêng cử đối với người thợ săn voi:
Vào trong rừng các thợ săn phải nói tiếng lóng, tiếng lạ, cứ gọi đúng tên con vật và những từ liên quan đến sinh hoạt hàng ngày của họ. Để nói chuyện được và hiểu nhau, các thợ săn trước khi đi săn bắt voi phải học thuộc, người không hiểu thứ ngôn ngữ này không thể tham gia săn voi được.
Trong việc ăn uống các thợ săn cũng phải kiêng kem, các Gru được ăn bằng muỗng, Rmăk chỉ được ăn bốc. Ngoài ra Rmăk còn cữ ăn đầu và đuôi các con vật vì họ quy định ai bắt được 16 con voi trở lên mới được phép ăn đầu. Cả Gru và Rmăk đều phải cử ăn một số thức ăn sau: trái nđvăl, tôm, cua, tép. Cá trầu, cá trê, cà mướp… Khi ăn xong, Gru đứng dậy trước, Rmăk đứng dậy sau.
Rmăk chỉ được quấn khố, ở trần không được mặc áo, tối ngủ mới được đắp chăn. Nếu đang đi săn, trời trở lạnh thì Rmăk có thể quấn thêm một tấm vải đen để thay áo. Gru được quấn khố, mặc áo. Vì trong ba điều luật của vua săn voi khunjunob quy định: Ai mới đi săn voi chỉ được quấn khố, trên 18 voi mới được mặc một áo và đủ 36 voi mới được mặc đủ cả áo lẫn quần.
Khi quang thòng lòng để bắt voi, chỉ được đưa tròng vào chân trái phía saucủa voi. Ba chân còn lại không được đưa tròng vào khi ngủ đầu phải quay xuống suối (ba điều cấm kỵ săn voi)
2. Kiêng cữ đối với các thành viên trong gia đình có người đi săn voi:
Trong gia đình có người chồng đang đi săn voi, người vợ ở nhà phải luôn giữ sự chung thuỷ, tối kỵ sự ngoại tình tơ tưởng với ai. Trai gái cũng không được quan hệ bất chính, không được yêu đương tỏ tình vì đồng bào tin rằng, nếu người nhà phạm vào điều cấm này thì con voi thợ khi gặp voi rừng không chịu đánh đuổi, vây bắt voi con theo sự điều khiển của thợ săn mà nó lại thích “làm quen với voi rừng”. Từ đó con voi nhà sẽ bị con voi rừng quật ngã và đánh chết.
Người nhà không được tắm và gội đầu bằng nước vo gạo hoặc bằng các cây gộim đầu khác nếu làm sai thì người đi săn nấu cơm trong rừng, cơm sẽ bị hôi không thể ăn được. Không được dùng kim để may vá quần áo vào buổi tối vì làm như vậy con voi thợ đi trong rừng sẽ bị đạp chông hoăc bị gai đâm, cuộc săn bắt không thành.
Trong suốt thời gian vào trong rừng săn voi, người nhà không được chơi giỡn với ai, nếu người nhà cố tình vi phạm thì voi thợ trong rừng cũng bắt chước như thế, ccuộc đi săn voi sẽ bị thất bại.
Nguyươì ta không được làm ngã cái cối và cai chày vì làm như thế con voi thợ sẽ bị voi rừng đánh ngã, đoàn thợ săn sẽ bị thua cuộc.
Không được vào nhà có người đẻ hoặc có người chết vì vào nhà người chết con voi thợ sẽ bị chết, vào nhà người đẻ con thợ sẽ bị tiêu chảy
Trong thời gian đi bắt voi, người vợ ở nhà không được tiếp khách trong ba ngày đầu. Dấu hiệu cấm là người ta cắm nhành lá cây ở đầu cầu thang, cửa ra vào hoặc đóng hẳn cửa.
3.Kiêng cử của những người nuôi voi:
Trong cuộc sóng hàng ngày của chủ nuôi voi cũng phải tuân theo những điều kiêng cấm để những điều không hay cho voi nhà. Đồng bào cho rằng voi giở chứng đánh lại người, quấy phá lì lợm hoặc đau bệnh, bỏ ăn đều do con người vi phạm điều cấm kỵ làm thần voi phật lòng, thấn ssẽ trừng phạt. Trong gia đình hoặc trong buôn làng có ai làm điều xấu, gây ô uế như chửa hoang… thì con voi tự thân cũng biết được điều ấy và sẽ phản ứng ngay, chẳng hạn như mống chân bị vỡ, lưng bị phỏng, da bị loét… Do đó chủ voi phải mời thầy cúng về để cúng tẩy ô uế cho con voi. Những người vi phạm các ô uế đó cũng phải cữ không được lên lưng voi. Ai vi phạm điều này phải cúng một trâu và 04 ché rượu cần. Trong lễ cúng phải làm con voi giả, chiêng giả, ché giả để đền cho thần Nguăch Ngual Cúng xong thần mới cho phép lên lưng con voi.
Sưu tầm.
Thanks a rất nhìu về bài viết ạ! Anh ui! anh cho em hỏi " tại sao khi đi săn voi,một trong những điều kị là khi ngủ đầu phải quay về suối" ạ! em có tìm hỉu nhưng chịu thua! phải chăng có liên quán đến tín ngưỡng nào đó ạ? em thanks anh nhìu!!!
Anh cũng chịu thôi vì đó là chuyện ngày xưa rồi, giờ có ai săn voi nữa đầu và người trẻ thì ko biết chỉ biết phải kiêng thế
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook