Kỹ thuật săn bắt và thuần dưỡng voi rừng của người Bản Đôn

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 2413
  • Tổng lượt truy cập 11,489,037

Fanpage facebook

Ngày đăng: 16/05/2013, 10:15 am

Kỹ thuật săn bắt và thuần dưỡng voi rừng của người Bản Đôn

Category: Văn hóa Tây nguyên, Tag: kỹ thuật săn voi,Linh tinh khác
05/03/2009 11:36 pm

1. Công tác chuẩn bị trước khi đi.

Một đội voi săn phải có 10 – 15 con voi chia thành 3 nhóm: Nhóm tấn công, nhóm kiềm chế và nhóm đuổi bắt voi. Mỗi nhóm có 3 đến 5 con mỗi voi có hai người điều khiển. Người thợ chính gọi là Gru, người phụ gọi là R’măk, phương tiện cho đội săn bắt voi gồm nhiều loại dây chuyên dụng. Dây dùng cho việc săn voi hoàn toàn làm bằng chất liệu da trâu, dài hàng trăm mét, cuộn lại từng bó to tròn. Thông thường một con trâu có thể lấy được 40-50m/ 1 con. Ngoài ra còn hơn 20 công cụ như: Kreo (gậy điều kiển): Kôk (búa tăng tốc): Nong long gor (sào điều khiển có thòng lọng), A Nưng (tù và), N’ tâu bek ( tấm da trâu), Ng’ gan (bộ dây định vị nhôn (dây dắt voi về), Dam lole (vòng chông khoá cổ chữ V), Plai mat nhon (chốt xoay), Nơ keng (vòng khoá chân), Lekoter (sào)…

Muốn tổ chức một cuộc săn voi các tay săn phải hoạch định trước nhiều ngày để chuẩn bị các nghi lễ cúng bái và lương thực mang theo. Lương thực và các dụng cụ thiết yếu cho chuyến đi là: gạo, mắm muối, nến và đuốc để thắp sáng, đồ dùng đun nấu, chài lưới  để đánh bắt cá cải thiện cho chuyến đi dài ngày băng rừng vượt suối. Khi chuẩn bị lên đường săn voi, người ta tập trung voi tại trước nhà “đội trưởng” thợ săn để cúng. Nghi lễ thứ nhất được thực hiện trước khi xuất phát một ngày. Đây là lễ cúng mang tính chất giao ước với thần linh và linh hồn của những người đã khuất nên không có sự áp đặt quy mô lễ tế theo khuôn phép nhất định. Lễ cúng thường là một con heo hoặc một con gà và ché rượu cần. Khi công việc đã được chuẩn bị hoàn tất, nghi lễ thứ hai và là cũng nghi lễ cuối cùng được thực hiện trước lúc lên đường. Nghi lễ cúng bái này rất đơn giản gồm: 1 ché rượu nhỏ (tượng trưng cho sự no đủ), 2 viên than củi quấn bông gòn ( tượng trưng sự phù hộ núi rừng) và một cây nến cắm trong chén gạo (tượng trưng sự soi đường chỉ lối). Trong lúc cúng, họ cầu khẩn thần linh rắc gạo lên đầu voi 3 lần, rồi lấy gạo trong chén ném vào thân nến (nến cắm trong ché rượu cúng), nếu gạo trúng vào thân nến có nghĩa là chuyến đi gặp nhiều may mắn.

2. Kỹ thuật săn bắt voi rừng:

Voi là loại động vật sống không định cư một chỗ và cũng là loại thú rất thính tai và đánh hơi được rất xa. Do vậy chúng không là mục tiêu cố định cho những kẻ tấn công chúng và việc tiếp cận được chúng cũng không dễ dàng. Đối với người đi săn voi cũng vậy, có thể tháng trước khi đi trinh sát thì thấy voi ở khu vực này nhưng khi tổ chức được đội săn và tiếp cận được đến nơi thì voi đã đi kiếm ăn ở vùng khác rồi.

Thường thì đội săn cử người đi trinh sát, nếu phát hiện thì báo về cho đội săn, khi đội săn bắt gặp đàn voi rừng lập tức sẽ dừng lại làm công tác chuẩn bị vào cuộc săn bắt. Người chỉ huy lúc này phân công nhiệm vụ cho từng người trong đội: ai đánh, ai kiềm chế và rượt đuổi,… các nài phụ (Rmăk) chăm lo việc ăn uống cho voi, còn các nài chính (Gru) và người chỉ huy bí mật tiếp cận đàn voi, theo lệnh của người chỉ huy các nài điều khiển voi của mình áp sát khu vực đàn voi đang kiếm ăn, đàn voi rừng rất hiền lành đang ung dung kiếm ăn, chúng không ngờ được sự nguy hiểm đang đến gần, lúc này voi săn lần lượt được đưa vào trận, các nài nằm rạp trên mình voi bám thật chắc vào dây chằng bụng và bí mật điều khiển voi của mình tiếp cận đối thủ, giữa lúc đó người chỉ huy điều khiển voi chính cùng hai voi khác tiếp cận voi đầu đàn, đây là thời điểm quan trọng nhất, nếu chúng vẫn chưa áp sát vào voi rừng và nếu xảy ra cuộc chiến lúc này sẽ gây nổi loạn, thậm chí voi mẹ có thể dẫn đoàn voi con chạy mất thì voi nhà trở thành thua cuộc.

Voi rừng tuy rất hiền lành nhưng sẽ trở nên hung giữ khi phát hiện thấy đàn voi lạ xâm phạm vùng đất của mình, lập tức nó rống lên gữ dội rồi lao vào con mạnh nhất để đánh đuổi, voi nhà cùng voi rừng dùng vòi quật nhau, lôi nhau ra bãi rộng quần thảo nhưng voi rừng vẫn không quên bảo vệ voi con đang nhao nhác bám theo, lúc này đội săn cũng đang khép dần vòng vây hỗ trợ, tất cả mọi người nhớm dậy trên lưng voi, dùng giáo đâm, dao gạt, khiên mây reo hò hỗ trợ cho voi của mình chiến đấu nhưng họ không bao giờ đâm chết voi rừng. Các voi chiến dùng ngà lao vào đối phương hoạc dùng vòi đánh voi đực đầu đàn, đúng lúc này voi săn cũng áp sát voi con được chọn  đang được voi mẹ che chở.Trận quần thảo quyết liệt hàng giờ đồng hồ, khi voi rừng yếu thế và có dấu hiệu bỏ chạy, lập tức voi nhà bắt đầu một cuộc rượt đuổi đầy hào hứng của một kẻ chiến thắng. Theo mệnh lệnh của người chỉ huy các ngài có nhiệm vụ chẻ đàn, tách voi con ra khỏi voi mẹ, phối hợp lựa thế đẩy voi rừng phải chạy theo đường khác bằng voi phụ trợ, ba voi chiến vây hãm voi đầu đàn lại để cho voi khác rượt đuổi. Người ta chỉ bắt voi con ở độ từ 2-4 tuổi. Voi dưới 2 tuổi là voi sữa, bắt về không đủ sữa và chất dinh dưỡng để nuôi, voi trên 4 tuổi đã mang tính hoang dã của núi rừng nên rất khó thuần dưỡng sau này. Voi con chưa thông thạo đường rừng chỉ quen bám theo bố mẹ giờ chỉ biết chạy không theo đường nào cả. Người ta quăng tròng bám sát voi con, lựa lúc voi đã thấm mệt, loạn nhịp bước quăng dây tròng mốc lấy một trong hai chân sau của voi con. Khi tròng vào chân voi con rồi để voi con chạy thêm ít bước nữa, lựa một cây to nào đó bên dường chạy nhanh chống quang dây cột lại, voi con sẽ tự mình chạy quanh thân cây như tự trói lại. Đến đây coi như cuộc đi săn đã kết thúc. Họ thổi tù và báo cho mọi thành viên trong đoàn biết cuộc đi săn đã thành công tốt đẹp.

3.Thuần dưỡng voi rừng:

Mỗi khi voi rừng đã bắt được rồi, họ chưa đưa ngay về buôn mà chỉ cho người về báo tin vui hoặc thổi tù và sừng trâu báo hiệu cho người làng biết đã bắt voi rừng. Voi sẽ được đưa về khu rừng cạnh buôn nơi có bãi cỏ, cây to vừa che mát vừa cột voi khi tập và gần suối, ta có thể gọi đó là bãi thuần dưỡng.

Qua nhiều ngày tháng gian khó băng rừng vượt suối để lấy sự thành công có khi bằng cả tính mạng, các tay săn hoặc những tay thuần dưỡng voi lại bắt đầu công việc thuần dưỡng voi rừng. Người ta sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau như: cồng số 8 (prơt bung), chông quàng cổ (dam), long nhím sâu taihoặc kim sâu tai bằng tre vót nhọn (mỏng bòng tôr) sào đâm voi (tak n’ tâp) Blay mai nhôn và đoạn dây da to có con quay để treo gông lên cành cây, và kỷ năng thuần nhuiễn đưa voi vào một tư thế cưỡng chế khác nghiệt làm voi khuất phục con người.

Trong ba ngày đầu người ta cho voi ăn rất ít cốt làm cho nó suy yếu để bớt hung hăng dữ tợn, tiếp đến người ta dùng voi nhà hỗ trợ bằng cách kiềm chế bắt nó đướng im để đưa cồng vào hai chân sau, hai chân trước và xích một chân sau vào gốc cây để nó chỉ tiến hoặc lùi trong một khoảng ngắn. Người ta đóng gông cho hai tai nhọn xung quanh vào cổ và treo gông lên một cành cây trên đầu voi và đánh nhằm cho voi mất đi bản tính hoang dã bẩm sinh của nó và cùng để cho voi không thể quay đầu qua lại hoặc dùng vòi quật. Sau đó thì họ dùng lông nhím xâu lỗ tai cho voi đeo vào đó một sợi dây nhằm mục đích thông báo  voi đã có chủ.

Đây là thời điểm uy hiếp và dụ dỗ, người thuần dưỡng tìm mọi cách thuyết phục qua hành động để dần dần có thể đến gần được voi. Những bài tập đầu tiên cho voi phải theo khẩu lệnh đơn giản nhất như nhức chân lên, quỳ xuống, cúi đầu… với “phương pháp” phản xạ có điều kiện, người ta dùng một cây le già dài khoảng 2,5m, một đầu gắn đinh nhọm (dài 2cm) khi voi tỏ thái độ dữ tợn thì có thể 2 đến 3 người thuần dưỡng cầm cây này đâm vào voi, huyệt đâm làm nó sợ nhất là dọc sóng mũi, khi voi biểu hiện sợ sệt, mắt nhìn lấm lét và chảy nước mắt thật sự (khóc) thì người ta dùng lời dịu dàng dỗ mà cho voi ăn các thứ cỏ mà voi ưa thích và xoa bóp những vết thương do quá trình rượt bắt và đâm, đập gây nên. Khi voi đã quen hơi, người thuần dưỡng có thể tiến đến gần vuốt ve, đưa cỏ, tiếp đến người ta đưa cồng ra và tập cho voi xỏ cồng, người ta buộc cổ và một chân voi vào gốc cây, mỗi lần đặt cồng vào chân voi lại hét to ra lện nếu không nghe lời người ta dùng sào đâm voi đâm vào chân buộc nó phải nhấc lên. Các chân khác cũng được tập như vậy, thời gian tập tuỳ thuộc vào tuổi, tính tình và đặc biệt của từng con voi. Đây là bước cơ bản, xong động tác này người ta có thể thả voi tự do đi ăn cỏ.

Khi voi đã quen người ta tập cho voi đi lại theo sự điều khiển của con người. Một người cầm voi cho đi thẳng, người ngồi trên voi dùng móc nhọn đánh vào mông, hai chân trước thúc mạnh vào hốc tai voi, người đằng sau đâm mạnh vào chân voi ép đi thẳng với khẩu hiệu (hăk song năp) còn nếu bắt voi quay dang trái thì dắt voi đi theo hướng đã định. Muốn voi đứng lại đâm móc nhọn vào trán và hô (hâu hâu: dừng lại). Nếu không tuân lệnh các thợ thuần đâm, đấnh vào chân, mình, mông và vào chỗ hiểm. Lúc voi đã làm theo mọi điều khiển của người thuần dưỡng thì người ta đập cho voi xuống nước, tập cho voi tắm rửa và vệ sinh sau mỗi buổi tập thay lao động bằng cách dắt xuống và dắt lên, tập trong vòng từ 15 đến 20 ngày thì voi sẽ quen.

Sau cùng người ta tập cho voi chở người, thồ hàng và kéo gỗ. Thông thường tập hai người, mới đầu đi gần rồi sau mới đi xa để quen với trọng lượng trên lưng.

Khi voi đã thuần thục các động tác thì người ta nghỉ tập và đem voi buộc vào nơi chăn thả trong rừng, chú voi này phải làm quen với cách sống ở bãi chăn khi không có người và voi kèm cặp. Hai chân sau phải đeo một dây xích dày từ 10-15m, nặng 50kg với mục đích để nó khỏi đi xa vì vừa nặng vừa mắc vào cây rừng và khi người ta muốn tìm nó thì lần theo dây xích. Cứ 5-7 ngày thì voi được đưa về nơi thuần dưỡng để ôn bài cũ.

Về cơ bản việc thuần dưỡng đến đây đã xong. Sau này người ta tập thêm một số động tác, có thể tham gia giúp người lao động thì người ta cho nhập buôn.

Voi nhập buôn là bước khởi đầu quan trộng đối với buôn làng, gióng như con người nhập khẩu vào nơi ở mới. Theo quan niệm của đồng bào, thêm voi là thêm sức lao động của cộng đồng, đây là một tài sản qúy của buôn làng và con voi khi đã làm lễ cúng nhập buôn được coi như một thành viên của làng, được đối xử tử tế, được chăm sóc như con người. Được ăn cơm, chuối, rau quả và được uống nước suối – một loại nước tạo thêm sức khoẻ cho voi thì dù nó có bỏ vào rừng nó vẫn nhớ loại nước này và sẽ quay lại với chủ và buôn làng.

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác