Các nghi lễ cúng voi

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 2359
  • Tổng lượt truy cập 10,232,384

Fanpage facebook

Ngày đăng: 16/05/2013, 10:15 am

Các nghi lễ cúng voi

Category: Văn hóa Tây nguyên, Tag: Linh tinh khác
05/07/2009 09:39 pm

1. Lễ cúng các công cụ săn voi: Một số công cụ săn voi do người M’nông chế tạo ra, trước khi sử dụng nó đồng bào phải cúng để các thần núi, Thần sông tiếp thêm sức manh và may mắn cho người chủ voi. Đáng kể nhất là bộ dây bằng da trâu (Brăt Bung) và chiếc gậy điều khiển (Kreo)

a/ Cúng Brăt Bung:Được làm bằng hoàn toàn bằng da trâu. Mỗi khi ăn trâu đồng bào để lại bộ da. Người ta dùng dao thật bén cắt vòng quanh miếng da trâu, biến nó thành một dợi dây dài từ 40-50m. Sợi dây da trâu được căng thảng và se xoan một bên theo chiều tay phải. Khi nào da trâu được se tròn, người ta kéo cang ra phơi nắng cho thật khô rồi để dành. Ki nào để dành được 4 sợi người ta sẽ se thần 1 sợi. Vì sự chuẩn bị công phu, phải giết nhiều con trâu trong nhiều lần làm cúng vì tầm quan trọng sợi dây trong việc săn bắt và chăn giữ voi nên đồng bào phải làm lễ cúng long trọng để cầu mong thần phù hộ tạo sự linh nghiệm trong khi sử dụng. Lễ vật gồm 01 con heo, 01 con gà và một ché rượu.

b/ Cúng Kreo: Kreo là vật ly thân của nài voi trong quá trình săn bắt và thầu dưỡng voi nên khi sử dụng đi săn phải cúng để tăng nên sự mạnh vô hình của thần linh. Lời khành thành trong lễ cúng này thể hiện ước muốn tốt làm cho con người, của nài voi trong việc săn bắt, thuần dưỡng và nuôi dạy voi.

2. Lễ cúng khi mua được voi:

Việc tậu voi rất quan trọng vì voi là cơ nghiệp lớn lao của đồng bào nên trong lúc mua voi và dắt voi về buôn, đông bào thường làm các lễ vúng: cúng voi mới mua về ghé ngủ buôn người khác; cúng voi mơi mua về khi vừa dắt về đến nhà.

Khi mua voi dẫn về nhà, nếu lỡ đường, người mua voi phải buộc ghé ngủ nhờ nhà người buôn khác qua đêm thì chủ nhà đó phải cúng voi để lấy may. Vì đồng bào tin rằng mua voi ghé ngủ nhà ai thì hồn voi sẽ ở nhà đó: Người mua voi sẽ gặp rũi sau nay sẽ không mua voi được nữa. Trái lại nhà nào được chủ mua voi ghé ngủ lại là may, chủ nhà phải cúng để mừng cho voi. Vì vậy đồng bào M’nông có câu “con trâu ngủ đêm cúng gạo, con voi ngủ đêm cúng lợn”. Lễ cúng này được tiến hành như sau: chủ nhà phải giết 1 con lợn nhỏ, 4 ché rượu, lấy nước rượu máu lợn cúng cho voi. Người làm cúng lấy máu lợn hoà với rượu phết lên con voi, còn thịt lợn và ché rượu thì người trong buôn đến uống mừng với chủ voi. Chi phí lễ cúng của nhà đều chịu hết, chủ voi không mất gì cả. Nếu không cúng là chủ nhà khinh thần Ngăch Ngual thần sẽ làm cho người nhà điên dại.

Khi voi được đưa về đến nhà đồng bào làm hai lễ cúng riêng. Lễ cung thứ nhất là cúng mừng gồm 1 lọn và 4 ché rượu. Người ta lấy rượu, máu lợn, gan luộc chín xắt nhỏ bỏ lên đầu voi cúng vái: “ Xin báo cho thần voi biết từ nay voi đã đổi chủ, voi ở với chủ mới, voi ăn cho no, đừng có đi xa. Ban ngày đi ăn tối phải về nhà, không được đi hoang”. Lễ cúng thứ hai thần nguăch ngual phải giiết trâu và chuẩn bị 8 ché rượu, người ta đẽo cọc gỗ chôn gần nhà, sau đó giết trâu lấy huyết và gan phết vào đầu voi và cọc buộc voi, lễ cúng này được tiến hành chỉ trong vòng một ngày. Mọi người đến dụ lễ, uống rượu đến nữa đêm.

3. Cúng đi săn voi ( xem phần chuẩn bị trước khi đi )

4. Lễ cúng voi nhập buôn:

Đây là lễ quan trọng nhất trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng voi, ý nghĩa mừng thắng lợi của đội săn voi, đồng thời cầu mong sức khoẻ cho voi, sự bình yên và phát đạt của chủ voi, buôn làng từ nay có một thành viên mới.

Tuỳ theo khả năng kinh tế của gia đình mà sắm sữa lễ vật, lễ cúng lớn thì giết trâu ăn mừng, nhỏ thì giết heo, gà các lễ vật bắt buộc đi kèm là 7 ché rượu, một ché rượu có cắm đèn sáp, một chén cơm, một bầu nước, một chén lòng lợn lòng gà,… trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm nghi lễ cúng cầu sức khoẻ, bình an cho gia chủ, lễ này được cúng trong nhà dài.

Tiếp theo là cúng thần voi, lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Những chú voi lớn đã có công giúp sức bắt được voi rừng, giúp nài thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này, giàn cúng đặt ở giữa sàn trên để các lễ vật gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà. Phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ trên 4 cái cọc và đặt đầu heo lên đó để cúng, dàn cúng như một lễ đài, bên dưới giàn cúng cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật .

5. Lễ cúng được ngà voi và lễ cúng cưa ngà :

Chiếc ngà voi rất có giá trị có thể trao đổi ngang giá, thu lại nguồn lợi lớn cho chủ voi, do đó dù là ngà nhặt được trong rừng hoặc là ngà cưa từ voi nhà nuôi thì đều phải cúng thần voi. Xưa khi rừng và voi còn nhiều, voi chết già, chết bệnh thường để lại bộ ngà nên đòng bào thỉnh thoảng vẫn nhặt được. Người nhặt được ngà voi phải cúng thần để cảm tạ và không được đêm về nhà ngay mà phải cất dấu trong rừng hôm khác mới được mang về. Về nhà phải cúng mừng một con lợn và một ché rượu. Ngà voi là loại đặc sản cao giá nên đồng bào thường cắt bán để có thêm thu nhập, sắm sữa. Cắt ngà voi phải cẩn thận, nếu cẩu thả sẽ gây ra bệnh long ngà, hư ngà nên đồng bào thường làm lễ cúng cưa cắt ngà để con voi được an toàn.


6. Các lể cúng khác:

Ngoài các nghi lễ cúng voi trên, đồng bào còn có nhiều nghi lễ cúng voi khác như cúng khi bán voi, cúng tháo dây buộc voi, đặt tên cho voi, cúng voi nhà đẻ, cúng khi voi ốm, khi voi chết,…

Sưu tầm.

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác