Và đây là Quy hoạch và những toan tính cho Vườn Trohbư vào năm 2012 của người Ban mê:
1. KHU VỰC HỒ NHỎ PHÍA DƯỚI ĐẬP ĐƯỜNG ĐI
Nơi này cố gắng giữ nét tự nhiên vì đã có sẵn cả cánh rừng Khộp ở một bên, bên kia cây cũng nhiều.
Hồ này sẽ được giữ làm nơi nuôi giữ nguồn cá giống cho điểm tổ chức tát cá được xác định là cái hồ nhỏ phía dưới, là nơi cây cối xanh quanh năm và có nguồn cung cấp cá tự nhiên dồi dào thể hiện rõ nhất nét đẹp của huyền thọai và nó tương đối nhỏ, ít nước có thể bơm tát được, thuận tiện cho việc tổ chức chơi trò tát cá quanh năm.
Công việc năm 2012: Trồng thêm mai rừng, ở rìa đường ven hồ. trồng đa, chân chim để giở bờ đất nhưng sẽ cắt cho mọc thấp.
2. KHU VỰC ĐƯỜNG THOÁT NƯỚC
Ở đây có dáng vẻ của một dòng suối trong rừng với 2 vách đất cao cây cối um tùm, chỉ tiếc là không có nước trong mùa khô. Khu này sẽ là một khỏang rừng thường xanh nối khỏanh xanh bờ hồ với khỏanh xanh bám theo trục đường chính trên đỉnh đồi.
Công việc năm 2012: Tiếp tục trồng đa cho bám vào một số cây lớn cần cải tạo, để sau này có màu xanh thường xuyên hơn và để khu này có thêm độ ẩm cho rêu phong. Tập trung ở đây loài Trúc mây và phất dụ đốm mờ, lan vòi, ấm kiếm. Cho trầu bà cảnh các loại leo tứ tung lên cây để tạo nét tự nhiên
3. KHU VỰC NHÀ QUẢN GIA
Tiếp tục giữ nguyên nét của ngôi nhà cũ đơn sơ như một căn nhà thường thấy trong các tiểu đồn điền cà phê ở Buôn Ma Thuột. Chính nét dung dị này sẽ làm du khách thích chụp ảnh vì họ quá quen với những cái cầu kỳ, bóng loáng rồi nên vẻ cũ kĩ của căn nhà và cái bếp đầy bồ hóng lại là điều hay và đây cũng là kỉ niệm ngày đầu khai phá và xây dựng vườn Trohbư. Nét chủ đạo của khu này vẫn chính là vườn lan.
Xem thêm:Ngôi nhà đầu tiên ở trong vườn Trohbư
Công việc năm 2012: Chú ý tiếp tục bổ sung các loại cây cảnh như Cau Ha oai, Tuế Đài loan, Trúc mây vì có dáng đẹp nhất là trồng dưới tán cây rừng. Bổ sung các loài cho hoa đẹp, nở quanh năm lại chịu được hạn như Bát tiên, hoa Giấy…Dọc theo hàng rào B40 trồng các loài hoa nhỏ như dừa cạn, Xin đừng quên tôi, Quả nổ, Bóng nước, Păng sê, Sẹ vòng, Lá lốt, thài lài...
Bờ hồ phía tây nên trồng thêm đùng đình, Trúc mây, Bông trang, Kiến cò, Bụp rũ, Lộc vừng, Ngũ sắc, Sẹ vòng, Lá lốt, thài lài... Đoạn đường lên lô cà phê có rất nhiều mai vàng rồi nếu bờ hồ có ít mai chỉ thiên xen lá lốt có khi lại hay...
Cấy thêm Sanh, Đa, Bồ đề vào các bờ tường, móng nhà để tạo nét tự nhiên. Cho một gốc trầu bà rừng leo lên cây gạo. Bổ sung 1 ít phi lao để có thêm cây cho lan rừng đeo bám.
Quy hoạch mở rộng khu chuồng chim, chuồng thỏ, chỗ nuôi nhốt thú rừng ... cho hòan chỉnh.
Làm một dàn treo lan để chưng bày lan lai để có hoa quanh năm và làm tiền đề cho một trang trại lan lai trong Troh Bư. Địa điểm, phía nam nhà bếp kéo dài tới bể nứơc.
Xây dựng hệ thống tưới phun mưa tự động ở đây và cả cho toàn bộ khu vừơn
4. KHU VỰC NHÀ Ở RỪNG HOA ĐÀO
Khu này giữ nét thóang đãng, ít cây lớn như hiện trạng đang có. Bứng điều chỉnh Tường vi về trồng ở khu này vì loài cây này ít chịu rợp.
Công việc năm 2012: Tập trung trồng hoa, những loài cho hoa đẹp, nở quanh năm lại chịu được hạn như Trạng nguyên, Ti gôn. Có lẽ nên bổ sung ở đây vài gốc hoa đào để có nét bắc cho ngôi nhà trong dịp xuân về và đúng với ý tưởng nhà trong rừng hoa đào…Nơi này sau khi làm hồ câu ở hai hồ cuối vườn sẽ là nhà căng tin phục vụ nước nôi cho các chòi câu và làm nơi bán quán cà phê cho khách vào chơi vườn thưởng thức hương vị cà phê Trohbư nói riêng và văn hóa cà phê Đắk Lắk nói chung.
Nếu như vậy thi riêng ngôi nhà có lẽ đã tạm ổn, có lẽ nên kéo thêm một cái chái về phía nam nữa không cho đúng dáng nhà dài và để làm quán như một cái nhà chòi vậy.
Xem thêm: Về ngôi nhà thứ 2 trong vườn Trohbư
4. KHU VỰC BẾN NƯỚC
Bao gồm giếng đầu nguồn, hồ đầu nguồn, giếng khoan. Ở đây quy hoạch là tái hiện lại khung cảnh của một bến nước đồng bào vì có thể, sau này sẽ làm lễ cúng hàng năm.
Công việc năm 2012: Phần phía trên là rừng rậm, tiếp tục trồng thêm đa cho bám vào một số cây lớn cần cải tạo và phía trên các chỗ có mạch nứơc phát lộ để sau này có màu xanh thường xuyên hơn. Trồng thêm mai rừng rìa các bãi đất trống ở khu vực này. Khu vực suối đầu nguồn tiếp tục trồng thêm môn dại, muồng trâu, mỏ két. thêm một số cây lớn như sung, tre gai, Phi lao, muồng đen... Chú ý bảo tồn lòai hoa Ngót nghẻo mọc tự nhiên ở vùng này.
6. KHU VỰC LŨNG TROHBƯ
Hiện tại đây đã đựơc xác định là khu chăn nuôi giới thiệu mô hình trang trại. Sau này tiếp tục rào mở rộng khu chăn thả heo, nuôi cá trê và ...cá sấu.
7. KHU VỰC RỪNG KHỘP TROHBƯ
Là khu rừng nhỏ phía Tây Bắc vườn. Với hiện trạng có sẵn nên giữ nguyên, không trồng thêm cây để còn có rừng Khộp đúng nghĩa ở Trohbư. Chỉ trồng đa ở các khe cạn để tạo dáng mà thôi. Xen ít cây bằng lăng hoa dọc theo đường đi. Có thể sẽ xây ở đây một mô hình Tháp chàm Yang Prong với tỉ lệ 1:1. Góc phía tây bắc trồng muồng đen, trứng cá dày để tạo khoảnh cây rừn grậm rạp cho chim về làm tổ.
Đọan có mạch ngầm nổi giữa đường nên có một số đa để giữ và phát triển nước. Bờ hồ bên này cao nên thả Bìm bìm các màu và Cát đằng dại hoặc loài hoa leo gì đó cho hoa to màu trắng tôi đã trồng ở bờ đập đường đi giờ vẫn còn nhưng hoa không nhiều như những vùng khác Trohbư nên buồn quá không phát triển thêm, cho leo lên cỏ cây ven bờ hồ. Chịu khó đào hố lớn để trồng, bón phân và thỉnh thỏang tưới nước giữ hoa trong mùa khô (Làm một số điểm lấy nước) kết hợp trồng một ít đa rải rác với khỏang cách xa để lấy bóng mát. Bờ đất phía trên có thể thả hoa giấy nhiều màu, hoặc Tigôn trồng zích zắc cho từ trên đổ xuống và dưới bò lên đan xen nhau. Chú ý trồng cây cho chỗ ngập nước ven đường. Dọc bờ hồ trồng thêm giống gừa lá lớn lấy ở sông về. Chú ý trồng từng khóm 4 cây ở những chỗ định làm chòi, sau này khi cây đã lên xây mặt bằng để trải chiếu ngồi chơi và trong Trohbư sẽ chỉ có tuyền các chòi bằng cây tự nhiên như vậy mà thôi.
Lộc vừng tiếp tục được coi là loài cây chủ lực của khu này, sau này nơi đây sẽ là cả một rừng lộc vừng hòanh tráng.
Hồ này không nên thả cá nuôi mà giữ cá tự nhiên và chép hồng để vừa làm cảnh vừa làm nguồn cung cấp cho hồ cuối vườn kéo chài, mặt nước là sen và súng ...
Hoàn thiện cái thủy tạ nhỏ sau này bên dưới sẽ thả các lồng nuôi giữ cá mua về để phục vụ nhà hàng cá sông. Khách tới kéo lên cho tùy chọn thế mới thích. Với các đoàn ít khách có thể ngồi nhậu ở đây và câu cá tự nhiên luôn được đấy.
9. KHU VỰC HỒ CUỐI VƯỜN
Bao gồm hồ nhỏ cuối vườn,hồ lớn phía tây bắc và khu đất bờ đập lớn phía đông.
Hồ nhỏ cuối vườn này sẽ là hồ nuôi cá bổ sung cho các hồ khác vì cá đã chuyển sang các hồ kia nên không cho ăn để dễ câu. Cũng có thể làm một cái vó bè thật to ở đây cần là kéo một phát có ngay chục kí cá cho cả đoàn khách du lịch ăn mệt.
Bờ đập lớn phía trên nên để thông thoáng để thể hiện khu vườn đá trứ danh của vườn Trohbư. Điểm nhấn quan trọng của khu này là dòng suối đá và cái thác khi hồ cạn nước.
Khu vực này sẽ là khu hồ câu của vườn Trohbư dự kiến đưa vào khai thác trong năm này.
10. KHU VỰC ĐỒI PHÍA ĐÔNG
Khu đồi lớn phía đông với hiện trạng có sẵn nên giữ nguyên thông thoáng, bứng trồng thêm cây lớn như xà cừ quy họach lại trong vườn cho mau thấy, để sau này làm khu nhà hàng ăn uống. Hoặc nữa là trồng một rừng mít để sau này vừa có quả thu hoạch được vừa xanh quanh năm lấy lá nuôi hươu nai thỏ và thả heo, gà đồng bào, Dê, Ngỗng, thỏ rừng, . Có lẽ lúc đó phải xây tường bao còn phía nhìn xuống hồ thì làm một cái nhà dài hết cỡ để làm nhà hàng. Dưới sàn là nơi cho thú trú ẩn khi cần có thể dồn vào nhốt thả và con ra ngoài cho khách săn thôi. Quy hoạch nơi này là một trang trại chăn nuôi đúng mẫu.
Thiết kế nhà có thể thay đổi, vẫn giữ dáng nhà dài nhưng ở dưới chia nhỏ phòng để phục vụ ăn uống Vip hoặc nghỉ cả gia đình theo kiểu nhà bên Không gian cà phê. Chú ý có thể dựa theo mẫu biệt điện Bảo Đại ở Buôn Ma Thuột , tuy nhiên phần giữa sẽ thêm hàng hiên với các vòm cửa đặc trưng kiến trúc pháp cổ điển để che nắng phía tây. Phía trên lại đổ sàn để có một nhà hàng hoành tá tràng. Lần này làm mái ra hai bên thì sẽ không cần cửa sổ. Đàng sau trổ thêm trái làm bếp, Wc và chuồng trại.
11. Khu vực nhà sàn:
Thay mái tôn bằng mái ngói cho mát và phù hợp hơn với khu vườn.
Kết hợp khối tượng mồ dọc con đường phía trên và trong vườn lan. Cố gắng biến nơi này thành một bảo tàng đúng nghĩa về văn hóa đồng bào tây nguyên.
12. Khu vực trục đường đi trung tâm
Đây là con đường chính dọc theo đỉnh đồi trong vườn nối các cụm nhà trong vườn. Ở đây được quy họach là trục đường xanh quanh năm của vườn. Trồng thêm đa cách khảnh để có thêm nhiều tán cây xanh trong mùa khô.
Tập trung các lòai hoa nhiều màu sắc và phải tưới nhiều về đây. Chú ý cách quãng bằng các thảm hoa sát mặt đất như quả nổ, cúc dây...
13. Khu vực Nhà Không gian cà phê:
Ngôi nhà được xây theo ý tưởng tái hiện một ngôi nhà của chủ đồn điền cà phê thời pháp thuộc
Có lẽ sẽ phải chỉnh trang vườn ở khu vực này cho có hoa nhiều màu sắc, điểm đặc trưng cho các khu vườn cảnh Tây phương.
Trồng cau ở sườn đồi phía tây nhà. Dọc theo dòng suối phía dưới lô cà phê sẽ trồng dày muồng đen, găng để tạo chỗ cho chim và sóc ở. Dọc suối phía dưới nhà sẽ tròng dày Dâm bụt làm hàng rào hoa
Định hướng khai thác năm 2012:
Do sức của mình tự biết không thể làm ăn lớn ngay được, nên định hướng trong thời gian vài năm tới vẫn khai thác du lịch theo cung cách Trang trại gia đình. Song song đó là tiếp tục hòan thiện Trohbư theo hướng là một khu vườn cảnh đẹp phục vụ nhu cầu du lịch đúng như quy họach ban đầu. Chú trọng khai thác du lịch nghỉ cuối tuần của gia đình, píc níc hội nhóm.
Tập trung giới thiệu sản phẩm thịt heo rừng, heo đồng bào và Gà lai gà rừng thương hiệu vườn Trohbư.
Xem thêm:
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook