Dự án đầu tư khai thác du lịch Vườn Trohbư - Bản Đôn

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 7178
  • Tổng lượt truy cập 11,493,809

Fanpage facebook

Ngày đăng: 22/01/2013, 09:02 am

Dự án đầu tư khai thác du lịch Vườn Trohbư - Bản Đôn

Category: NHẬT KÝ VƯỜN TROHBƯ -BẢN ĐÔN, Tag: Buôn Đôn,Buôn Niêng,Du lịch,nghệ thuật,Tìm đối tác kinh doanh du lịch,Việt Nam,vườn cảnh,xã Ea Nuôl
10/10/2008 04:06 pm

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC ĐIỂM  DU LỊCH  SINH THÁI

Vườn Trohbư ( Xã EaNuôl- Huyện Buôn Đôn)

PHẦN  MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ

I. CHỦ ĐẦU TƯ :

Tên công ty :  Đang tìm kiếm liên doanh

Trụ sở chính: ..................– Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk

Số điện thọai: 05003505554-........

Mail: dotuanhungdaklak@yahoo.com.vn

Webside: trohbư.com; trohbư.com.vn và http://daklaktourist.com/

Mã số thuế :..............

Giấy chứng nhận kinh doanhsố ........... do Sở Kế họach và đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp lần thứ nhất ngày ../.../2009

Ngành nghề kinh doanh:

Người đại diện:...............................- Chức vụ Giám đốc công ty

II. TÊN DỰ ÁN :

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC ĐIỂM DU LỊCH VĂN HOÁ - SINH THÁI

VƯỜN TROHBƯ - BẢN ĐÔN

Địa điểm: Buôn Niêng 2 xã Ea Nuôl huyện Buôn Đôn tỉnh  Đắk Lắk

Quy mô: 20.000m2

Hình thức đầu tư và quản lý Dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý

 

PHẦN I CÁC CƠ SỞ, LUẬN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trohbư (Hay còn cách viết khác viết là Troh Bư) là một địa danh ở Buôn Niêng thuộc xã Ea Nuôl huyện Buôn Đôn, là huyện được đánh giá có tiềm năng to lớn về phát triển Du lịch do có cảnh quan thiên nhiên hoang dã và là nút "giao thoa" văn hóa cuả một cộng đồng nhiều dân tộc. Nơi có "Bản Đôn" vô cùng nổi tiếng với với nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng. Có vườn quốc gia Yok Đôn lớn nhất nước với diện tích trên 115.500 ha là nơi bảo tồn Voi châu Á và hệ sinh thái rừng khộp. Có dòng Serepôk thác ghềnh tạo nên nhiều thắng cảnh đẹp nằm tập trung như các bãi sông, thác Bảy nhánh… Sự năng động trong kinh doanh du lịch đã tạo nên ở đây một vùng du lịch nổi tiếng không chỉ của Đắk Lắk mà còn của cả Tây nguyênViệt Nam, đưa Bản Đôn trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất của du lịch Đắk Lắk, một nơi không thể không đến khi đến mảnh đất Tây nguyên đầy nắng và gío này. Cho đến bây giờ vẫn có thể khẳng định: Du khách trong nước và cả thế giới nữa, biết đến Bản Đôn nhiều hơn là cái tên Đắk Lắk rất nhiều, cũng giống như thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột vậy. Chính vì vậy. trong thời gian qua, họat động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Buôn Đôn rất sôi động với nhiều đơn vị tham gia như Công ty Banmeco với khu du lịch Cầu treo, Công ty Du lịch Bản Đôn với Thác Bảy nhánh, Công ty Cao su Đắk Lắk với Hồ Đắk Minh…Có lẽ trong một thời gian không xa nữa, Bản Đôn sẽ trở thành một thị trấn du lịch, một trung tâm du lịch nổi tiếng, trọng điểm của cả nước như Sa Pa, Đà Lạt. Troh Bư nằm trên tuyến du lịch trọng điểm hấp dẫn nhất Đắk LắkEa SúpBuôn ĐônBuôn Ma Thuột, trên trục đường tỉnh lộ 1 đang được quy họach để trở thành đường ra cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam với nước bạn Campuchia, một phần quan trọng của dự án du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”, tour du lịch được đánh giá là cực kì hấp dẫn, với điểm bắt đầu là Thành phố Đà Nẵng đến các tỉnh Tây nguyên như: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm đồng. Du khách theo tour này sẽ đến với Đắk Lắk qua đường 681 bắt đầu bằng Ea Súp với du lịch Ea Súp Thượng, hồ thủy lợi lớn thứ nhì Tây nguyên sau hồ A Jun Hạ. Tham quan Bản Đôn vùng đất huyền thọai của nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rất độc đáo và rất nhiều khả năng sẽ chọn Troh Bư là điểm nghỉ chân trước khi đến với thành phố Buôn Ma Thuột - Thủ phủ cà phê thế giới. Nói đến Buôn Ma Thuột, cũng chính là nhắc đến lợi thế thứ 2 của Trohbư, đó là Trohbư rất gần với thành phố trung tâm văn hóa chính trị xã hội của Đắk Lắk và của cả vùng Tây nguyên kì bí này, một thủ phủ cà phê của không những chỉ Việt Nam mà cả Thế giới. Do là vị trí trung tâm nên Buôn Ma Thuột chính là cầu nối, điểm tập trung, đầu mối của tất cả các tuyến Du lịch ở Đắk Lắk, từ đây có thể tỏa đi các điểm du lịch chính rất cuốn hút du khách của Đắk Lắk là Du lịch Bản Đôn, du lịch Hồ Lắk, Du lịch cụm thác Đray Sáp, thác Gia Long… Hiện tại, Buôn Ma Thuột cũng chính là trung tâm du lịch lớn nhất của Đăk Lăk. Do Buôn Ma Thuột là nơi đầu tiên người Kinh lưu lạc đến lập nghiệp để xây dựng nên Đăk Lăk hôm nay nên ở đây tập trung hầu hết các di tích có ý nghĩa lịch sử của Đăk Lăk như: Đình Lạc Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, khu Biệt điện Bảo Đại - hiện tại là Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk, Toà Giám mục địa phận Buôn Ma Thuột …Buôn Ma Thuột có hệ thống giao thông thuận tiện về cả đường bộ và hàng không, thành phố ngày rộng mở và đông đúc, trong một tương lai không xa sẽ trở thành một thành phố cấp I, nhu cầu du lịch của cư dân Buôn Ma Thuột sẽ dần một nhiều hơn và sẽ là một trong những đối tượng khai thác chính của điểm du lịch văn hóa –sinh thái vườn Trohbư. Hiện tại, ở Buôn Ma Thuột rất khó có thể tìm được một điểm du lịch có rừng, có hồ hoang dã đủ xa để tránh đi cái ồn ào náo nhiệt nơi phố thị, đủ gần để có thể trở về thành phố sau chỉ 15 –20 phút bằng phương tiện giao thông công cộng bình dân là xe Búyt giải quyết những công việc bất khả kháng và có thể quay lại ngay với Trohbư để không làm ảnh hưởng đến chuyến đi pícníc thú vị của mình, bạn bè và gia đình. Tuy nhiên, Du lịch ở Buôn Đôn cũng như ở cả Đắk Lắk cũng có nhiều mặt hạn chế như sự đơn điệu, trùng lặp sản phẩm du lịch giữa các đơn vị kinh doanh du lịch ở gần nhau khiến du lịch ở đây thiếu đi sự liên kết hấp dẫn để lôi cuốn du khách. Du khách cũng rất nhàm chán với chặng đường dài tẻ nhạt để đến với các điểm du lịch vốn tập trung ở địa danh Bản Đôn cũ cách Buôn Ma Thuột hơn 40km. Vì vậy khi khu du lịch văn hóa - sinh thái vườn Troh Bư đi vào họat động thì nơi đây sẽ là điểm dừng chân lý tưởng, vì nó làm ngắn bớt đọan đường đến với Bản Đôn cũng như làm phong phú thêm sản phẩm của du lịch Buôn Đôn; nhất là Troh Bư lại nằm trong vùng đất Buôn Niêng, một buôn làng của người Ê Đê mà trong kế hoạch phát triển du lịch đến 2010 tỉnh Đắk Lắk đã được quy hoạch để trở thành làng Văn hóa dân tộc nhằm bảo tồn và giới thiệu bản sắc văn hoá người Ê Đê bản địa. Liên kết với Troh bư là cả một hệ thống rất nhiều bến nước đẹp và hoang dã tại các buôn làng liền kề, một sản phẩm du lịch rất ăn khách bởi nét đặc sắc và bản sắc dân tộc của mình. Ngòai ra, Troh Bư còn một lợi thế khác không thể không ghi nhận, đó là do nó được xây dựng trên một vùng đất có tên tuổi và có cả một huyền thọai đẹp về mình, vì vậy sẽ rất thuận lợi để quảng bá và xây dựng thương hiệu về sau này. Hiện tại Troh Bư không chỉ còn là một cái tên quen thuộc của dân cư Buôn Niêng, Buôn Ma Thuột mà đã vượt lên, được nhiều người xa gần biết đến bởi nó đã có mặt trên Internet, trong những trang Web uy tín mà điển hình là tại Bách khoa tòan thư mở Wikipedia tiếng Việt.

PHẦN II

VỊ TRÍ – ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐIỂM  DU LỊCH VĂN HOÁ - SINH THÁI VƯỜN TROHBƯ

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:

Khu Du lịch Văn hoá - Sinh thái  Vườn Trohbư- Buôn Đôn nằm ở địa bàn buôn Niêng- xã Ea Nuôl, cách trung tâm xã 2 km. Vườn nằm trên tuyến đường Tỉnh lộ 1, cách địa danh Bản Đôn khỏang 25 km. Cách đều trung tâm huyện Buôn Đôn và thành phố Buôn Ma thuột 12 km về mỗi phía. Diện tích của khu vườn chỉ khoảng hai mươi ngàn mét vuông, tuy nhiên do xung quang vườn còn có bạt ngàn những lô cà phê  nằm san sát nhau không chia cách nên có một không gian mở, rộng gấp nhiều lần diện tích thực sự của vườn.

II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA VÙNG DỰ ÁN:

1. Điều kiện tự nhiên :

1.1. Khí hậu - thời tiết :

Khí hậu trong vùng thuộc vùng tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió muà đặc trưng cho cao nguyên Nam trung bộ, khí hậu trong vùng có những đặc trưng sau:

* Nhiệt độ không khí trung bình/ năm 24,5 0C

* Nhiệt độ trung bình cao nhất 35 0C

* Nhiệt độ trung bình thấp nhất 11 0C

* Lượng mưa trung bình / năm 1.800 mm

* Độ ẩm trung bình 85%

Mỗi năm có hai muà rõ rệt:

* Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa về mùa này rất phong phú, chiếm từ 90 % trong tổng số lượng mưa cả năm.

* Muà khô từ tháng 11 đến tháng 3 , mưa ít, ẩm độ thấp, tốc độ gió lớn nên gây khô hạn tương đối nghiêm trọng.

1.2.Thổ nhưỡng :

Ở Troh Bư, chủ yếu là nhóm đất feralit đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): là sản phẩm phong hóa từ đá trầm tích phiến sét có tầng mỏng và nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến cát pha, khả năng thấm giữ nước kém, dễ kết von.

1.3 - Chế độ thuỷ văn :

Trohbư nằm trong vùng hạ nguồn lưu vực của hệ thống sông Serepok, có cấu trúc bậc thang lắm thác ghềnh với độ dốc lòng là 7,54%. Lưu lượng dòng chảy bình quân 260 - 300 m3/s. lượng dòng chảy lũ > 2.000 m3/s và lưu lượng dòng chảy kiệt là 50 - 70 m3/s nước mặt có trữ lượng lớn song phân bố không đều theo diện và thời gian trong năm, toàn vùng có mạng lưới sông suối với mật độ tương đối cao, khoảng 0,40 - 0,60 km/km2. Suối chính trong vùng là Ea Nuôl tương đối dồi dào về dòng chảy và không bị cạn kiệt trong mùa khô.

1.4 - Địa hình:

Địa hình đồi bát úp trung bình, nhiều sườn dốc giữa khu vực bình nguyên, độ cao bình quân 250m , gần đó có đồi 559 với độ cao < 550m so với mặt nước biển như một bức bình phông và là một hậu cảnh đẹp ở phía đông vườn.

2. Tài nguyên:

2.1 - Tài nguyên rừng:

Trohbư nằm trong khu vực đặc trưng cho hệ sinh thái rừng khộp với nguồn gen thực vật hoang dã rất đặc trưng Tây nguyên. Tuy nhiên do được xây dựng trên cơ sở của một khu rừng từng bị phá và bỏ hoang nhiều lần để làm nương rẫy theo tập quán của người đồng bào nên chủ yếu là cây gỗ tái sinh, hiện vườn còn  được bổ sung thêm nhiều lọai gỗ quý của Đắk Lắk nói riêng, Tây nguyên nói chung. Tuy nhiên nhìn chung thì hệ sinh thái rừng ở đây hòan tòan đã được khôi phục với đầy đủ đa dạng sinh học của một khu rừng mưa nhiệt đới. Đặc biệt là Trohbư có rất nhiều lan rừng và mai rừng, 2 loài cây cảnh này  đã góp phần làm Trohbư trở nên một rừng cảnh đúng nghĩa.

2.4 - Tài nguyên du lịch:

Thiên nhiên đã ban tặng cho Trohbư một tiềm năng du lịch quý giá, có nhiều khả năng để đầu tư khai thác tạo thành một điểm du lịch hấp dẫn. Đó là khu đất có địa hình đẹp không phải đâu cũng có được như có rừng, có hồ và quan trọng nhất là có một cái tên và một huyền thọai rất đẹp ở địa phương về nó.

Có hai Bến nước rất đẹp ở gần vườn Trohbư, đó là bến nước buôn Niêng cách đó 3 km và bến nước buôn K’Đung cách đó 3 km là những sản phẩm văn hóa vật chất rất Tây nguyên và rất hấp dẫn với Du khách xa gần. Có buôn Niêng là buôn làng người Ê đê điển hình đang được quy họach làm khu bảo tồn văn hóa Ê đê bản địa, có thể liên kết những điểm trên thành một tour hòan hảo rất riêng.

2. Mục tiêu phát triển:

Xây dựng nên một khu vườn cảnh danh tiếngcho Đắk Lắk và  cho những thế hệ mai sau, một khu du lịch sinh thái, văn hóa độc đáo có quy mô phù hợp, mang tính cạnh tranh cao, tạo sức hút đối với khách du lịch trên cơ sở làm vệ tinh cho những địa danh vốn đã được khách du lịch trong và ngoaì nước biết đến là Bản Đôn và một thủ phủ của cà phê thế giới là thành phố Buôn Ma Thuột.

1I1. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT :

Đường giao thông:

Giao thông thuận lợi do có tỉnh lộ 1 được trải nhựa. Hiện đường vào vườn (bắt đầu từ Tỉnh lộ 1- km 11) là đường đã được trải cấp phối đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn, mặt đường rộng 5m với tổng chiều dài 1,5 km, không hề bị ảnh hưởng vào mùa mưa.

Hệ thống cấp điện: Điện lưới quốc gia hiện đã được xây dựng dọc theo tỉnh lộ 1, cách Trohbư 1 km theo đường chim bay. Hiện Trohbư đã có điện sinh hoạt được kéo từ điện lưới hòan tòan có thể cung cấp cho mọi họat động của Trohbư.

Hệ thống cấp nước: Hiện nước sinh hoạt đang sử dụng nước nguồn suối, có trạm bơm nhỏ, hệ thống bể nước tương đối có thể đáp ứng cho quy mô hiện tại của khu vườn, một giếng khoan cho nước chảy tràn tận bề mặt trong mùa mưa.

Thông tin liên lạc: Điện thoại không dây có thể lắp đặt trong tòan vùng dự án. Các mạng di động đang có ở Việt Nam đều cho sóng tốt ở Trohbư.

IV.HIỆN TRẠNG CỦA TROH BƯ:

Trohbư hiện là một khu vườn cảnh tư nhân đã được nhiều người biết đến ở Đắk Lắk. Tuy vườn quy mô tương đối nhỏ nhưng được đầu tư tốt, có phong cách và chiều sâu nên có thể đưa vào khai thác kinh doanh du lịch ngay mà không cần đầu tư quá lớn.

Với hơn 20.000m2 đất, vườn được xây dựng theo kiểu hồ và đồi, có đường đi dạo, có 6 hồ nước, hình thành do chặn hai dòng suối trong đó một dòng bắt nguồn ngay trong vườn. Vườn có địa thế đẹp với những đồi cây rừng bát úp và một một số lượng cây hoa cảnh phong phú. Trong vườn có rừng cây, đan xen cùng các những thảm cỏ, tụ hội và tái hiện nét đẹp của những cánh rừng nguyên thủy. Một bộ sưu tập thực vật rừng của Đắk Lắk tương đối đầy đủ với cây tầng thấp, tầng cao, tầng trung trong đó một số được định danh, treo bảng tên. Một vườn Lan rừng tự nhiên, với những giò Lan rừng đeo bám trên những thân cây khoe sắc khoe hương trông thật hoang dã. Một vườn Mai rừng tự nhiên đúng nghĩa, ở trong vườn Trohbư, đâu đâu cũng thấy Mai; Mai mọc ven đường đi, Mai e ấp nép mình bên những gốc cây rừng cổ thụ. Nét tự nhiên được tôn trọng đúng mức nên cá nước, chim trời bị quyến rủ về đây nghỉ chân, làm tổ, sinh sản tự nhiên khiến khu vườn càng thêm phần sinh động và hấp dẫn. Do Trohbư là một vườn cảnh nên không thể không nhắc đến những con đường đi dạo quanh co, lên dốc, xuống đồi hoặc men theo những viền hồ Liễu rủ, những con đường khiến mọi người có thể mỏi chân mà vẫn muốn bước đi, bởi cứ mỗi bước chân lại có thêm nhiều khám phá mới. Ở Trohbư còn có cả một bến nước thực sự, tuy quy mô thì be bé thôi vào cuối mùa khô thì kiệt nước nhưng cũng đủ để thể hiện một nét đẹp văn hóa của các buôn làng Tây nguyên. Bởi Trohbư còn là một khu vườn cổ tích, vì vậy đặc biệt phải nhắc đến 2 ngôi nhà nhỏ rêu phong, ẩn giữa rừng cây, những ngôi nhà gạch mộc mạc, đơn sơ hệt như trong những cuốn truyện tranh cổ tích với đầy đủ ống khói, lò sưởi, bàn đá ngoài trời. ..

V. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:

-Xây dựng trở thành Trohbư  một điểm du lịch sinh thái - văn hóa có quy mô phù hợp, có sản phẩm du lịch độc đáo mang tính cạnh tranh cao, có sức hút đối với Du khách trong nước và quốc tế. Để lại cho con cháu và quê hương Đắk Lắk một cái gì đó trường tồn và ngày càng đẹp thêm cùng thời gian.

-Đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế cho chủ đầu tư và địa phương.

-Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ nền kinh tế thuần nông chuyển sang nền kinh tế có sự đóng góp cuả du lịch, dịch vụ tạo nên nền kinh tế sản xuất hàng hoá góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm cho con em người đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội trong vùng. Cùng với các điểm du lịch khác ở Ea Súp, Buôn Đôn, Cư M’gar, Buôn Ma Thuột tạo thành một cụm du lịch phát triển, một tuyến du lịch hấp dẫn, một vùng kinh tế du lịch trọng điểm của Đắk Lắk và của cả Tây Nguyên, góp phần khẳng định vị trí và vai trò tương xứng của Đắk Lắk trong ngành Du lịch cả nước.

PHẦN III

PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

KHU DU LỊCH VĂN HOÁ SINH THÁI VƯỜN TROH BƯ

I. DỰ KIẾN QUY HỌACH TỔNG THỂ:

Khu du lịch sinh thái - văn hoá vườn Troh Bư cần được đặt nằm trong quần thể phát triển du lịch trọng điểm cuả Buôn Đôn - Đăk Lăk. Trohbư trong tương lai phải là một trong những vệ tinh quan trọng, một điểm dừng chân lý tưởng trong các tour du lịch có điểm đến là các khu du lịch ở Buôn Đôn như Vườn Quốc gia Yok Đôn, Khu du lịch cầu treo, Khu du lịch thác Bảy nhánh và Khu Du lịch Hồ Đức Minh. Tuy nhiên, cũng cần khai thác thế mạnh do gần Buôn Ma Thuột, Thủ phủ cà phê của Việt Nam bằng những sản phẩm du lịch đặc thù liên quan đến cây cà phê. Đặc biệt với sự liên kết với buôn Niêng thì Trohbư hòan tòan đáp ứng được yêu cầu của một tour du lịch nhỏ.

Khu du lịch văn hoá sinh thái vườn Trohbư sẽ được xây dựng theo định hướng sẽ trở thành khu du lịch sinh thái- văn hoá với phương án sau:

1. Nhà nghỉ cuối tuần:

Xây dựng một quần thể nhà nghỉ cuối tuần, tại đây ngòai hai ngôi nhà có sẵn cần đầu tư xây dựng thêm một số nhà nghỉ dạng biệt lập quy mô nhỏ, dưới tán rừng, sử dụng các lọai vật liệu thô mộc như gạch trần, gỗ thậm chí với nét dân dã, cổ tích như trong các bộ film họat hình của hãng Wall Dissney vậy... Thiết kế này sẽ không làm vỡ cảnh quan mà  vẫn tạo được sức hấp dẫn. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo có đủ các công trình phục vụ sinh hoạt như: Điện thắp sáng, khu vệ sinh, phòng ăn... có nội thất hiện đại, tiện nghi nhưng vẫn duy trì kiến trúc cổ bản địa, dân dã hoặc mang màu cổ tích cùng với việc tôn tạo cảnh quan mang tính hoang sơ, nguyên thủy. Du khách lưu trú tại đây sẽ được thưởng thức không khí trong lành cuả núi rừng Tây nguyên, đắm chìm trong khung cảnh tự nhiên kỳ thú. Nơi đây còn có thể là sự thể nghiệm hoà mình của du khách vào cuộc sống của người dân bản địa vùng sơn cước, một gia chủ đồn điền  cà phê ở Tây nguyên hay cuộc sống của những nhân vật cổ tích ngày xưa.

2. Giới thiệu văn hóa Cà phê:

Do Trohbư rất gần với Buôn Ma Thuột và là một trong những vùng chuyên canh cây Cà phê nên đây chính là điểm giới thiệu tuyệt vời cho văn hóa cà phê của vùng đất Buôn Ma Thuột -Thủ phủ cà phê thế giới này. Ở Trohbư có cả là một bảo tàng sống về cà phê vùng Buôn Ma Thuột - thủ phủ cà phê của Việt Nam và của cả thế giới vì có các vườn cà phê rộng lớn ở xung quanh với đủ các lòai cà phê, khu trưng bày các nông cụ phục vụ sản xuất và chế biến cà phê và cuộc sống của người nông dân sản xuất ra cà phê vẫn tiếp tục diễn ra hàng ngày.

3. Giới thiệu Văn hóa Tây nguyên:

- Giới thiệu các ngành nghề truyền thống của các dân tộc ở Tây nguyên như dệt thổ cẩm, đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ ...

- Giới thiệu bản sắc văn hoá đặc trưng cho các dân tộc sinh sống tại Buôn Đôn, Đắk Lắk và của cả Tây nguyên như các bến nước, lễ hội văn hóa. Giới thiệu Không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân lọai, Nghệ thuật tượng nhà mồ, tập quán canh tác...

4. Vui chơi giải trí, ẩm thực:

Hồ câu cá, địa điểm cắm trại píc níc, dã ngọai, chụp ảnh đám cưới, nhà hàng ăn uống với các món ăn dân dã mang đậm màu sắc Tây nguyên.

Cần xác định ẩm thực chính là một nét đặc sắc và lôi cuốn khách của Trohbư với các món ăn dân dã, đơn giản nhưng khó quên và phù hợp với nhưng tour du lịch sinh thái, dã ngọai, những chuyến píc níc, những ngày nghỉ vui vẻ trong nhà nghỉ cuối tuần cùng gia đình.

5. Vườn thực vật:

Chiếm phần lớn diện tích vườn, có thể cải tạo phần trung tâm thành diện tích rừng thường xanh. Cây rừng ở đây sẽ được định danh, gắn biển tên. Bổ sung thêm cây rừng đặc trưng của Tây nguyên, các lòai cây rừng cho hoa đẹp như Bằng lăng tím rừng, Muồng hoa đào, Vên vên...

II. QUY MÔ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

1. Đường giao thông:

1.1. Đường vào vùng dự án:

- Hiện trạng đường vào vùng dự án (bắt đầu từ Tỉnh lộ 1- km 12) là đường đất cấp phối từng phần mặt đường hẹp 4,5m với tổng chiều dài 1,5 km. Do vườn có quy mô nhỏ nên không thể đầu tư ra ngòai, chỉ cần làm lại cho tốt đọan vào vườn khỏang 500m, xử lý dốc đầu vườn.

1.2. Đường nội vùng: Hiện đã tương đối hòan chỉnh, đúng quy họach, chỉ cần chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ, gồm:

-Trục chính theo hướng Bắc – Nam rộng 3,5 m xe tải lớn có thể di chuyển được.

-Đường sang phân khu dịch vụ hành chính và đường ven hồ phía đông rộng 3,5m.

- Một số đường đi dạo nhỏ rộng 1,5m uốn lượn theo triền dốc, bờ hồ.

2. Hệ thống cấp điện:

Hiện trạng cách vùng dự án 1 km có lưới điện trung thế 10KV (trên tuyến tỉnh lộ 1), hiện tại chỉ mới có điện sinh họat kéo dây nhỏ tự phát, để cấp điện cho khu du lịch cần xây dựng hệ thống lươí điện hòan chỉnh hơn.

3. Hệ thống cấp nước sinh hoạt:

Hiện đã có 01 giếng khoan lấy nguồn nước ngầm mùa mua có nthời gian chảy tràn lên bề mặt đã cải tạo thành bến nước, tuy nhiên khó khai thác sử dụng vì bị nhiễm sắt phải xử lý tốn kém. Nguồn nước sinh hoạt nên khai thác từ nguồn nước mặt tại hồ đầu nguồn và phải qua xử lý bằng hoá chất và hệ thống màng thẩm thấu, bể lọc. Trên cơ sở cân đối nhu cầu cuả khu du lịch hệ thống cấp nước sinh hoạt sẽ được tính tóan cho phù hợp, không nên đầu tư quá mức.

5. Khu hành chính - dịch vụ:

Là nơi làm việc cuả ban quản lý khu du lịch, điểm đón tiếp du khách, nên đặt ở đồi lớn phía đông để khỏi làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu vườn. Trên tổng diện tích 0,3 ha, sẽ đầu tư xây dựng Văn phòng làm việc, Nhà nghỉ trung tâm, Trung tâm thông tin liên lạc, Bãi đậu xe, Nhà sàn, Nhà hàng và các dịch vụ giải trí, thư giãn khác, ở đây còn có khu Chăn nuôi Heo đồng bào lai heo rừng, Gà ta...

5. Hệ thống thông tin liên lạc:

Liên lạc bằng điện thoại hữu tuyến trong toàn khu du lịch.

6. Hệ thống xử lý và bảo vệ môi trường:

Để duy trì cảnh quan thường xuyên sạch đẹp theo đúng nghiã là nơi tham quan văn hoá và sinh thái cần xử lý kịp thời các nguồn ô nhiễm gây ra do kết quả cuả hoạt động du lịch.

PHẦN IV

PHÂN TÍCH LỢI THẾ KINH DOANH VÀ TÍNH KHẢ THI:

Dự án Điểm du lịch sinh thái - văn hoá vườn Trohbư có nhiều lợi thế kinh doanh và tính khả thi cao do các yếu tố sau:

1.Theo nhận định của các nhà chuyên môn thì trong thời gian tới, “du lịch sinh thái sẽ ngày càng phát triển. Bởi xu thế là mọi người muốn tìm đến thiên nhiên, những nơi còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, hoang dã".

Chính vì vậy, du lịch Bản Đôn nói riêng và Đắk Lắk nói chung đang trong một giai đọan phát trỉển thuận lợi, nếu không nói là bùng nổ bởi nơi đây hội tụ rất nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch nhất là du lịch sinh thái do có thiên nhiên hoang dã và truyền thống văn hóa dân tộc bản địa lâu đời.

Ngòai ra, hồ Ea Súp thượng đã được phê duyệt dự án đầu tư khu du lịch sinh thái và sau khi hòan chỉnh 2 công trình thủy điện lớn là Serepốk 3, 4 thì tuyến du lịch này chắc chắn sẽ càng thêm phần sôi động.

2.Dựa trên hiện trạng sẵn có và định hướng khai thác. Vườn Trohbư khi đưa vào kinh doanh du lịch sẽ không phải đầu tư quá nhiều, có nghĩa là mức độ rủi ro cho vốn đầu tư sẽ giảm bớt, điều mà các nhà đầu tư luôn mong muốn. Do suất đầu tư nhỏ và hiệu quả sử dụng vốn cao do quy mô nhỏ, vườn sẽ dễ quản lý mà vẫn có thể tăng tối đa hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Định hướng, hình thức kinh doanh không phức tạp dễ triển khai, khai thác. Không kén chọn khách nên có nhiều nguồn khách để chọn lựa như du lịch tour, khách vãng lai, tự phát...

3.Trohbư, một thương hiệu dựa trên một cái tên địa danh lâu đời ở địa phương với lợi thế gần Buôn Ma Thuột và trên đường đến Bản Đôn là hai điểm du lịch hấp dẫn, tập trung đông du khách nhất ở Đắk Lắk. Hiện tại giữa hai điểm này còn thiếu một điểm dừng chân để làm ngắn đọan đường và thời gian nhàm chán. Do sản phẩm du lịch của Troh Bư phong phú và có tính đặc thù hấp dẫn du khách. Đó là một vườn cảnh mang đậm nét Tây nguyên, những bến nước liền kề, nhà hàng đặc sản với các món ăn tươi sống mang đậm nét dân dã và rất Tây nguyên…Nếu tiếp thị tốt, có thể khai thác tối đa lượng du khách đến với Bản Đôn, Đắk Lắk .

Ngòai ra, Trohbư còn là điểm Du lịch cho người Đắk Lắk lựa chọn cho nhu cầu nơi nghỉ ngơi cuối tuần cho gia đình và bè bạn, nơi tổ chức họp lớp, sinh họat câu lạc bộ, những buổi dã ngọai, píc níc, để giới thiệu nét văn hóa nơi mình ở với bè bạn, họ hàng xa gần khi đến Đắk Lắk, để hãnh diện rằng Đắk Lắk thật sự là một vùng đất đáng để sống trọn đời.

4. Là nơi tuyệt vời để thưởng thức văn hóa ẩm thực Tây nguyên do ở giữa một thiên nhiên hoang dã, phù hợp cho việc thưởng thức các món ăn Tây nguyên, điều mà các nhà hàng ở Buôn Ma Thuột không bao giờ có được.

PHẦN V

NHỮNG KHÓ KHĂN, TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC CỦA DỰ ÁN

Bên cạnh những thuận lợi, Dự án khi thực hiện sẽ gặp những khó khăn, bất lợi cần phải khắc phục như sau:

Khí hậu bị ảnh hưởng một phần bởi khí hậu Buôn Đôn, tương đối khắc nghiệt, khô hanh vào giai đọan cuối mùa khô (tháng 3-4 hàng năm). Cây rừng phần lớn rụng lá, các hồ sụt giảm nước…Diện tích nhỏ, đất xung quanh đều đã có chủ khó mở rộng quy mô.

KHÓ KHĂN LỚN NHẤT: Chưa tìm được đối tác thích hợp để triển khai dự án. Tìm đối tác kinh doanh du lịch vườn Trohbư - Bản Đôn

Giải pháp: Có thể thời gian đầu phải tự làm, lấy ngắn nuôi dài  để xây dựng thương hiệu và tạo dựng lợi thế kinh doanh. Đầu tư phải chọn được một quy mô phù hợp, không quá lớn nhưng phải hòan chỉnh, đồng bộ, phải tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc thù, khác lạ với các điểm du lịch khác ở các vùng lân cận, có thể thu hút, hấp dẫn được du khách. Tận dụng lợi thế do gần Bản Đôn và Buôn Ma Thuột, gần các buôn đồng bào giàu bản sắc truyền thống có thể mở rộng, phối hợp để tổ chức, đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Cần chú trọng phát triển lọai hình Du lịch dã ngọai, Du lịch sinh thái, Du lịch văn hóa và Du lịch ẩm thực. Làm tốt việc bổ sung cây thường xanh và xây dựng một vườn hoa ở khu vực nhà ở để có màu xanh và hoa nở quanh năm, chăm và kích thích cho mai trong vườn nở đồng loạt vào dịp tết là lúc đông du khách và nhu cầu đi chơi lớn nhất.

Và đây là Card vườn nhà mình

Card Trohbu.jpg
Lê Khôi Khoa - Club47 *282* at 03/17/2012 02:26 am comment

Đọc cái dự án này làm em mê chết đi được. Ước gì mình có thật nhiều tiền để đầu tư cùng với anh để phát triển Tronbu.

Hihi, nghe...đã luôn. Mình kì vọng thế là...ko uổng công rồi. Cám ơn em nhaaaaa

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác