Em ... là Kiếm lá giáo.

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 3389
  • Tổng lượt truy cập 11,490,013

Fanpage facebook

Ngày đăng: 25/01/2019, 02:12 pm

Em ... là Kiếm lá giáo.

Đơn giản Em là Kiếm lá giáo, một trong những loài lan Kiếm đang chiếm số lượng đông đảo ... trong Bảo tồn lan rừng vườn Troh Bư - TrohBư Botanic Garden.
Thật ra do dòng lan lá kiếm ngoài sự đa dạng ra, lại dễ tìm... ít mất cắp nên xưa giờ em vẫn khá chú tâm phát triển.
Chỉ hơi ngại loài này, vì thấy vùng phân bố ...ở độ cao 1.200-1.400 m dưới tán rừng rậm ven suối, trên thảm lá mục và đất cát bồi.
Nghe cũng là nghe bảo luôn ...ra hoa quãng tháng 4-5 gì ấy.
Nhưng loài này thời gian qua trong Troh Bư ... lai rai nở như những loài cho hoa quanh cả năm?
Như chính trong ảnh đây, là em chụp ... cuối tuần qua thôi chứ mấy.
Và có vẻ, đang rộ lên... vào mùa.
Thôi thì thôi, cứ chịu sống và ra hoa tong Troh Bư là đủ sướng.
Rất vui vì ... em nó chịu ở lại trong Bảo tồn lan rừng vườn Troh Bư - TrohBư Botanic Garden của nhà em.

Tên Việt Nam: Lan kiếm lá giáo
Tên Latin: Cymbidium lancifolium
Đồng danh: Cymbidium lancifolium Hook.f.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất

Mô tả: Loài lan đất, cao 30 - 40cm, củ giả đứng, dạng trái xoan cao đến 10cm, nhiều xơ. Lá thuôn hình giáo, dài 20cm, rộng 4cm, nhiều gân mảnh, cuống tròn dài đến 10cm. Cụm hoa từ gốc củ giả, ngắn hơn lá (cao 30cm) mang 5 - 6 hoa. Hoa màu lục nhạt, hay lục vàng, lớn 4 - 5cm, thơm, cánh môi có vằn tím và đỏ tía.

Phân bố: Cây mọc ở vùng núi: Sapa (Lào Cai), Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Đà Lạt (Lâm Đồng), Kontum, và phân bố ở Lào, Nêpal, Nhật Bản đến Inđônêxia, Tân Ghi nê...

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 78..

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác