Ừ thì ...Mốc hồng.

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 584
  • Tổng lượt truy cập 11,552,553

Fanpage facebook

  • Ừ thì ...Mốc hồng.

Ngày đăng: 11/02/2019, 09:50 pm
Lượt xem: 1200

Ừ thì ...Mốc hồng.

Ừ thì Mốc hồng, ừ thì  Mốc hồng...ừ thì Hài Mốc hồng.
Xưa nay em vẫn ấn tượng với họ hàng nhà lan Hài, thậm chí còn đã từng ...thửa được một cuốn sách về lan hài đầy giá trị.
Tuy nhiên,  vùng Đăk Lăk hơi buồn ...vì ít có phân bố loài lan đẹp đỉnh này.
Chúng thích sống núi cao...  với ẩm độ và lạnh.
Còn Buôn Đôn nhà em, nơi đặt khu bảo tồn ... độ cao có cỡ 400m đã là cao.
Chính vì vậy, em quyết định chuyển giao nhà nuôi trồng lan Gấm ...sang trồng các em này cho tha hồ đỏng đảnh.
Và hôm nay thì là mà,  em ấy đã e thẹn nở ... trong cái Bảo tồn lan rừng vườn Troh Bư - TrohBư Botanic Garden của nhà em.

Lan hài mạng đỏ tía hay dân dã gọi là hài Mốc hồng.
Tên Latin: Paphiopedilum micranthum
Đồng danh: Paphiopedilum micranthum T. Tang & F.T. Wang, 1951.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất

Đặc điểm nhận dạng: Cây lâu năm, có 3 - 5 lá xếp thành 2 dãy; thân rễ có đường kính 2 - 3 mm, dài đến 25 cm. Lá thường hình thuôn - bầu dục, cỡ 5 - 12 x 1,5 - 2 cm, mặt trên màu lục với các đốm to màu lục thẫm, mặt dưới có nhiều chấm màu tím - tía. Cụm hoa có cuống dài 9 - 25 cm, mang 1 hoa. Hoa không có mùi, thường màu hồng hay vàng nhạt, thẫm hơn về chóp, rộng 6 - 8 cm và có mạng gân màu đỏ tía thẫm. Lá đài ở gần trục hoa hình trứng rộng, cỡ 1,5 - 3,6 x 1,7 - 3 cm; lá đài kia cỡ 1,8 - 3,3 x 1,1 - 2,5 cm; cánh hoa hình trứng ngược rộng, chóp tròn, cỡ 1,9 - 4,3 x 2,3 - 4,4 cm, có lông mép và nhiều lông dài màu trắng ở mặt trong; môi hình trứng rộng, lõm sâu, mép cuốn vào trong, cỡ 5 - 10 x 3,4 - 5,6 cm; nhị lép lồi, hình thuôn rộng hay hình bầu dục, dài 5 - 10 mm.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3 - 5. Tái sinh bằng thân rễ và hạt. Mọc thành từng đám nhỏ dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá kim rất ít khi hỗn giao cả với cây lá rộng trên núi đá vôi, ở độ cao thường 900 - 1600 m, ở chân các vách gần đỉnh và đỉnh núi, nơi có nhiều đất và rêu, có độ ẩm cao.

Phân bố:

Trong nước: Hà Giang (Quản Bạ: Cán Tỷ và Bát Đại Sơn, Yên Minh: Lao Và Chải, Vị Xuyên: Phong Quang), Tuyên Quang (Na Hang), Cao Bằng (Trà Lĩnh: Quốc Toản), Bắc Kạn (Chợ Đồn: Bản Thi).

Thế giới: Trung Quốc.

Giá trị: Loài cây làm cảnh quý vì hoa có môi to, màu sắc đẹp hài hòa và to so với kích thước của cây. Dạng cây có hoa màu trắng rất hiếm gặp, có giá trị đặc biệt để lai tạo các dạng Hài mới.

Tình trạng: Loài vốn có khu phân bố không quá hẹp và số lượng cá thể không ít, nhưng nơi cư trú bị chia cắt rất mạnh. Chỉ trong vài năm cuối cùng của thế kỷ trước đã bị thu hái ồ ạt đến hàng tấn, đến mức kiệt quệ để xuất khẩu và trồng làm cảnh ở trong nước vào dịp sau Tết Nguyên đán, kèm theo môi trường sống là rừng bị thu hẹp do chặt gỗ và lửa rừng nên đang bị tuyệt chủng.

Phân hạng: EN A1a,c,d+2d, B1+2e.

Biện pháp bảo vệ: Đã liệt kê vào Phụ lục 1 của công ước CITES và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích th­­­ư­ơng mại. Bảo vệ chung trong các Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, Phong Quang và Na Hang. Đồng thời nhân rộng việc gieo ươm để vừa tạo nguồn cây làm cảnh đồng thời bảo vệ nguồn gen.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 466..

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Tin tức khác