Nửa cuộc đời với ché cổ

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 564
  • Tổng lượt truy cập 11,297,297

Fanpage facebook

  • Nửa cuộc đời với ché cổ

Ngày đăng: 17/09/2020, 11:35 am
Lượt xem: 1883

Nửa cuộc đời với ché cổ

Thứ Bảy, 22/01/2011, 16:01 [GMT+7]
.
Nếu nói đời người là bách niên thì ông đã dành gần một nửa cho niềm đam mê ché cổ. Sau hơn 45 năm cất công sưu tầm, đến nay ông đã và đang sở hữu trên 100 chiếc ché cổ, trong đó có những chiếc ché rất quý giá có niên đại hàng trăm năm. Ông là Phạm Hiền, trú tại phường Hội Thương- TP. Pleiku.
“Nghề”… cha truyền con nối
Cảm giác chung của nhiều người khi bước vào nhà của ông Phạm Hiền chính là… “choáng” vì những vật cổ trong nhà. Trên 100 chiếc ché cổ mà ông đang sở hữu thì còn có nhiều cổ vật quý giá khác, hàng chục tác phẩm gỗ lũa và đá cảnh độc đáo. Tất cả chúng đều được xếp đặt cẩn thận và ngay ngắn. Đặc biệt mọi thứ đều bóng loáng vì được sự chăm sóc “tận tình và chu đáo” của gia chủ.
Ông Hiền bên chiếc trống cổ (một bên mặt trống là da bò tót, mặt còn lại là da trâu rừng). Ảnh: N.G
Ông Hiền bên chiếc trống cổ (một bên mặt trống là da bò tót, mặt còn lại là da trâu rừng). Ảnh: N.G
67 tuổi nhưng trông ông Phạm Hiền vẫn như thể ngoài 50. Có lẽ vốn là một võ sư nên việc ông “trẻ lâu” cũng không có gì là lạ. Chỉ có điều bây giờ sức khỏe đã suy giảm nhiều nên ông không còn nhanh nhẹn, khỏe mạnh như xưa. “Nếu ngày xưa một mình có thể đối mặt một lúc với chục thanh niên khỏe mạnh thì nay chắc xin… vái”- ông cười đùa. Học võ chỉ là để phòng thân, giúp đời và giúp người, chứ tự kiêu, ngạo mạn thì chắc không trụ được đến ngày nay…
Nói về duyên nghiệp với ché cổ, ông cho biết có lẽ là “cha truyền con nối”. Chính cha ông vốn là một võ sư (đất võ Bình Định) nhưng cũng là một người đam mê đồ cổ. Cha ông đã truyền cho ông niềm đam mê này từ bé và không ngừng động viên khích lệ, nuôi dưỡng chúng lớn lên cùng ông. Năm 18 tuổi ông đã bắt đầu hành trình với ché cổ của mình.
Bảo vật đầu tiên ông có được không phải do ông cất công sưu tầm mà chính là “vật gia bảo” cha ông để lại. Hai bảo vật này là 2 chiếc ché cổ (gốm men nâu) từ thời Lý; một chiếc có họa tiết hoa hướng dương, chiếc ché còn lại họa tiết hình rồng. Hai chiếc ché này đối với cha ông vốn là báu vật (mỗi chiếc đổi bằng 50 con bò) và khi mất ông đã truyền lại cho cậu con trai. Và cũng có lẽ từ đó mà ông Phạm Hiền đặc biệt đam mê với ché cổ.
Nghiệp và duyên
Nhưng không phải ai cũng có thể sưu tầm và “rước” được vật cổ về nhà nếu như không mát tay và có duyên. Đa số những vật cổ đều có niên đại từ trăm năm trở lên nên mỗi vật cổ đều có linh khí riêng. Đặc biệt, với ché cổ thì lại càng có linh khí bởi chúng vốn là vật thiêng trong tín ngưỡng của người xưa.
Với hầu hết các dân tộc Tây Nguyên, ché là hiện vật rất linh thiêng, là nơi trú ngụ của thần linh. Ché có mặt trong nhiều lễ nghi quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số, trong vòng đời của mỗi người đều có sự hiện diện của ché. Và vì thế mà ché cổ càng có linh khí hơn so với các vật cổ khác.
Hai chiếc ché cổ (gốm men nâu-thời Lý). Ảnh: Nguyễn Giác
Hai chiếc ché cổ (gốm men nâu-thời Lý). Ảnh: Nguyễn Giác
Chính vì vậy để “rước” được một chiếc ché cổ về nhà thì không chỉ người sưu tầm ngoài việc dồi dào về tiền bạc mà quan trọng nhất phải là người có duyên bởi “bảo vật tìm chủ” không phải là chuyện xưa nay hiếm. Trong số trên 100 chiếc ché cổ mà ông đang sở hữu có nhiều chiếc “hữu duyên” chứ không phải chỉ dựa vào sức mạnh của bạc tiền.
Để theo đuổi niềm đam mê của mình, ông Phạm Hiền đã đi rất nhiều nơi, không ngại lặn lội vào rừng sâu núi thẳm. Cũng không nhớ bao nhiêu lần ông “chết hụt” vì cổ vật. Nhưng âu cũng là nghiệp, là duyên… nên ông không nản lòng. Mỗi lần “rước” được một chiếc ché cổ về nhà, ông coi như đó là sự tưởng thưởng xứng đáng cho công sức mà mình bỏ ra và quên hết mọi mệt nhọc.
Đối với đồng bào Tây Nguyên không dễ gì họ khoe với ai những vật báu của mình nhất là ché cổ. Ông hiểu điều đó nên nghe nói nhà nào trong làng có nhiều ché cổ là ông lại tìm đến. Đến không phải để mua mà cốt chỉ để làm quen và xin được chiêm ngưỡng cho thỏa lòng. Dần dà ông trở thành người quen, được tín nhiệm. Những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước, nạn chảy máu cổ vật ở Tây Nguyên trở nên phổ biến. Nhiều nhà, nhiều người lần lượt mang cổ vật ra bán. Họ bán cổ vật một cách “rẻ như cho” khiến không ít cổ vật đã bị thất thoát.
Theo thống kê của Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Gia Lai, hiện Bảo tàng đang sở hữu trên 80 chiếc ché cổ. Và với trên 100 chiếc ché cổ mà ông Phạm Hiền đang có cũng có thể xem như một bảo tàng thu nhỏ.
Và họ sực nhớ đến ông. Người đã cất công nhiều ngày lội rừng đến… chỉ để ngắm cổ vật. Họ tìm đến và tự đặt vấn đề với ông, bởi lẽ trong số những người bán cổ vật đó dù vì miếng cơm manh áo nhưng cũng canh cánh trong lòng nỗi lo vật báu của gia đình rơi vào tay những người không biết quý trọng và hiểu được giá trị của nó. Những người tìm đến bán, ông đều mua lại với giá cao. Phần nhiều cổ vật đã đến với ông bằng cách đó. Âu cũng là hữu duyên!
Với ông những chiếc ché cổ là vô giá và bộ sưu tập ché cổ mà ông đang sở hữu là một tài sản không thể… định giá được. Rất nhiều người đã tìm đến để xin được mua lại, trong đó có người đã trả giá hàng trăm triệu đồng cho một chiếc ché cổ nhưng ông không bán. Bởi nếu chỉ đơn thuần mua đi bán lại thì có lẽ không nhiều vật cổ tìm đến ông như thế. Bởi cổ vật đều có linh khí và chúng biết người thật sự trân trọng quý và hiểu được giá trị của chúng...
Như Nguyện

 

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Tin tức khác