Mần cái này để lên giây cót tinh thần. Hihi!

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 5594
  • Tổng lượt truy cập 11,322,768

Fanpage facebook

  • Mần cái này để lên giây cót tinh thần. Hihi!

Ngày đăng: 22/09/2016, 02:54 pm
Lượt xem: 1515

Mần cái này để lên giây cót tinh thần.
Số là em mới học xong lớp tập huấn Marketing nên ...thử . Hihi! 

PHÂN TÍCH SWOT
Về cơ hội của Khu bảo tồn lan rừng
vừơn Troh Bư - Buôn Đôn (Troh Bư Botanic Garden)
khi tái trở lại kinh doanh du lịch

Loại hình: Du lịch sinh thái
Quy mô: 05 ha
Địa điểm: Xã Ea Nuôl - Buôn Đôn – Dak Lak
Sản phẩm: Tham quan vườn thực vật bảo tồn lan; Tìm hiểu và khám phá văn hóa tây nguyên qua các hiện vật tiêu biểu như Thuyền độc mộc to nhất, Dàn Chiêng đá cổ xưa nhiều thanh nhất…; Dã ngoại, cắm trại; dịch vụ quán cà phê du lịch, nhà hàng, nhà nghỉ Bungalow …
Thời gian dự kiến hoạt động trở lại: Tháng 1/2017.

Điểm mạnh

• -Trohbu chỉ cách TP Buôn Ma Thuột 12 km, là điểm du lịch sinh thái đủ xa, đủ gần, lại thuận tuyến du lịch Buôn Đôn nhộn nhịp.
• -Trohbu hấp dẫn vì là 1 vùng đất huyền thoại, đã có thương hiệu tương đối trong du lịch Đắk Lắk.
• - Trohbu có bản sắc riêng với sự đa dạng về cây trồng, vật nuôi và có phong cảnh đẹp.
• -Là Khu Bảo tồn lan rừng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm này.
• -Trohbu thể hiện được cái hồn và bản sắc của vùng Tây nguyên.
• -Ẩm thực ở Trohbu phong phú và hấp dẫn. Có thể khai thác từ chính cái tên” Lũng cá lóc” để làm thế mạnh ẩm thực.
• -Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và Quy hoạch nói chung đã tương đối ổn định do đã có hơn 20 năm xây dựng.
- Nhiệt huyết của chủ nhân và đối tác trong du lịch

Điểm yếu

• -Ít vốn, mức đầu tư hạn chế.
• - Đường vào điểm du lịch đang còn 1km đường đất xấu gây khó khăn cho việc kinh doanh du lịch.
• -Còn thiếu quảng bá, tiếp thị, tiếp cận khách hàng.
• -Thiếu sự gắn kết với các khu du lịch trong vùng và sự đỡ đầu thực sự của các công ty Lữ hành.
• -Chưa chuyên nghiệp trong phục vụ du lịch. Khả năng phản ứng nhạy bén với kinh doanh khai thác du lịch kém
• - Chưa có nhiều sản phẩm và định hướng rõ ràng trong chọn đối tượng khách.
• -Nguồn nhân lực còn rất kém về nghiệp vụ chuyên môn, các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực du lịch lại ít có cơ hội tập huấn để nâng cao.
• -Khả năng giao tiếp với người nước ngoài bằng ngọai ngữ rất hạn chế.
-Không đủ nhân lực để phục vụ khi có các đòan khách lớn và những thời gian cao điểm.

Cơ hội

-Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao.
-Du lịch Đắk Lắk và Buôn Đôn khá hấp dẫn du khách nhưng đang còn nghèo sản phẩm nên rất cần có thêm các sản phẩm mới.
• -Khí hậu ở Troh Bư khá tốt phù hợp với khai thác du lịch nghỉ dưỡng.
-Sản phẩm của Trohbu có vẻ hấp dẫn, đầu tư kinh doanh du lịch ở Trohbu khá an tòan, độ rủi ro thấp do chi phí đầu tư và giá thành thấp.
-Được chính quyền địa phương ủng hộ.

Thách thức

• -Du lịch Đắk Lắk chưa phát triển. Nhu cầu du lịch đang chững lại và giảm mạnh do sự suy thóai của kinh tế thế giới.
• -Du lịch thường có tính chất thời vụ, thất thường.
• -Lọai hình du lịch này quá mới còn đang có rất ít khách biết đến và biết đến cái tên Troh bư, nhất là người Đắk Lắk.
• -Các công ty du lịch lữ hành ít quan tâm khai thác lọai hình du lịch này.
• -Nguy cơ bị sao chép vì sản phẩm du lịch sinh thái là giống nhau nên rất dễ bị cạnh tranh gay gắt bởi các Khu du lịch trong vùng nếu họ đầu tư cung cấp sản phẩm tương tự.
• - Du lịch là mảng khó đối với người không chuyên

Phân tích:

* Tận dụng cơ hội: Du lịch Troh Bư có rất nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ thời gian tới vì những lý do sau.

- Du lịch Buôn Đôn và Đắk Lắk sẽ phát triển vì xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi du lịch càng tăng cao điều này là tất yếu.
- Đắk Lắk với vị trí trung tâm vùng Tây nguyên được đánh giá là có tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Hiện tại ngành du lịch cũng đã đựơc tỉnh xác định là mũi nhọn, là động lực để thúc đẩy kinh tế xã hội nên khách trong nước và ngoài nước đến với Đắk Lắk sẽ ngày càng tăng mạnh. Ngòai ra, do thành phố Buôn Ma Thụôt đã trở thành đô thị trung tâm vùng và theo lộ trình là TP trực thuộc Trung ương chính là thị trường đầy tiềm năng cung cấp nguồn khách du lịch nội tỉnh.
-Hiện tại, Buôn Đôn du lịch đã là vùng du lịch khá phát triển, nổi tiếng của Đắk Lắk, Việt Nam thậm chí còn có tên trên bản đồ du lịch Thế giới; Đa phần khách đến Buôn Ma Thuột đều muốn đi Buôn Đôn. Ngoài ra việc Buôn Đôn được chọn là 1 trong 10 vùng đầu tư trọng điểm của du lịch Việt Nam cũng chính là cú hích để du lịch Troh Bư phát triển mạnh mẽ thời gian tới.
-Thành phố Buôn Ma Thuột vẫn nổi tiếng như một thủ phủ cà phê, hiện tại du khách đang chú ý đến tour cà phê trong đó có việc về các trang trại như Troh Bư để xem tận mắt cuộc sống thường nhật của những người đang hàng ngày làm ra các hạt cà phê tuyệt hảo của xứ sở này…
- Du lịch Buôn Đôn và Đắk Lắk dù đã khá hấp dẫn đối với du khách trong và ngòai nứơc. Tuy nhiên, nó vẫn đang bị đáng giá là còn nghèo nàn về sản phẩm du lịch, nhất là trong giai đoạn hiện nay đàn voi nhà đã suy kiệt và ảnh hưởng nặng nề của các đập thủy điện chặn dòng Serepôk nên rất cần có thêm các sản phẩm mới như của Troh Bư để giữ chân du khách. Bản thân các khu du lịch trong vùng Buôn Đôn do nằm cách TP Buôn Ma Thuột khá xa (45km) nên rất cần có các điểm nghỉ chân thú vị như Trohbu để làm ngắn đoạn đường.
-Du lịch sinh thái là lọai hình du lịch hấp dẫn và giá rẻ nên dễ đựơc thị trường chấp nhận, có khả năng thu hút khách hàng cao. Trong đó, mảng du lịch Homestay hoặc ở nhà nghỉ Bungalow trong rừng bảo tồn lan, du lịch nông nghiệp về vùng nông thôn như Trohbu định hướng làm ngày càng trở nên hấp dẫn, được nhiều người biết đến và chọn lựa do không khí ở các vùng nông thôn ít bị ô nhiễm, phù hợp với túi tiền.
- Du lịch ngày càng trở thành một nhu cầu phổ biến với mọi người. Tuy nhiên, việc kinh tế thế giới suy thoái cũng phần nào hạn chế nhu cầu này. Ngày nay, du lịch giá rẻ luôn là sự lựa chọn của phần lớn du khách. Du lịch ở Trohbu có thể xem là một lọai hình du lịch giá rẻ nên dễ đựơc thị trường chấp nhận, có khả năng thu hút khách hàng cao.
- Du lịch sinh thái luôn được nhà nứơc quan tâm, có chính sách để khuyến khích và hỗ trợ trong việc mở rộng SXKD.

* Khai thác điểm mạnh để hạn chế các thách thức:

Khi làm Du lịch, Trohbu cũng gặp phải rất nhiều thách thức, vì vậy để phát triển mạnh mẽ thời gian tới, Trohbu cần Khai thác thật tốt những điểm mạnh để hạn chế các thách thức như
-Với lợi thế chỉ cách TP Buôn Ma Thuột 12 km,Trohbu sẽ là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn vì đủ xa, đủ gần, lại thuận tuyến du lịch Buôn Đôn nhộn nhịp; phù hợp để thiết kế cả City tour trong ngày hay tour ghép.
- Với lợi thế nằm trong vùng Buôn Đôn là vùng du lịch được nhiều người biết đến và là vùng trọng điểm phát triển du lịch của Đắk Lắk nên có thể yên tâm về nguồn du khách.
-Du lịch ở Trohbu do không phải đầu tư quá lớn về cơ sở hạ tầng cũng như về nhân công, nên có giá thành rẻ. Ngòai ra, đối tượng khách đến rất đa dạng nên có sức cạnh tranh cao. Với một suất đầu tư thấp nhưng cơ hội trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn cao cũng chính là điểm mạnh đáng kể giúp Trohbu thâm nhập thị trường du lịch.
- Du lịch Trohbu hấp dẫn vì đây là một vùng đất gắn với huyền thoại “Lũng cá lóc”, Trohbu hiện đã có thương hiệu tương đối trong du lịch Đắk Lắk. Trohbu có bản sắc riêng với sự đa dạng về cây trồng, vật nuôi và có phong cảnh đẹp, có thể nói Trohbu là một trong những khu rừng đẹp nhất Đắk Lắk. Là Khu Bảo tồn lan rừng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm này, bản thân cái tên Khu Bảo tồn lan rừng và Botanic Garden cũng tạo thêm sức hấp dẫn đáng kể. Trohbu hấp dẫn vì thể hiện được cái hồn và bản sắc của vùng Tây nguyên là rất tự nhiên và rất rừng, được ví như “Đắk Lắk thu nhỏ trong lòng Buôn Đôn”, đặc biệt Trohbu đang nắm giữ 03 Kỷ lục Việt Nam là: Thuyền độc mộc to nhất, Dàn Chiêng đá nguyên bản cổ xưa nhiều thanh nhất và Khu bảo tồn lan rừng tự nhiên lớn nhất. Khí hậu ở Troh Bư khá tốt, có nét tương đồng với khí hậu Buôn Ma Thuột chứ không khắc nghiệt như Buôn Đôn nên rất phù hợp với khai thác du lịch nghỉ dưỡng.
-Ẩm thực của Trohbu hấp dẫn nhờ vùng Buôn Đôn có rất nhiều đặc sản quý như Heo sóc, gà đồng bào, các loại cá sông như cá lăng, cá mõm trâu. Ở Buôn Đôn hiện có nhiều trang trại nuôi bán hoang dã các loại đặc sản quý như rùa, ba ba, kì đà, chồn, nhím, công, trĩ … có thể học tập để mở rộng sản xuất vừa có thể làm cảnh vừa có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn. Có thể khai thác từ chính cái tên” Lũng cá lóc” để làm thế mạnh ẩm thực. Ngoài ra Trohbu do lượng khách còn ít nên có nhiều cơ hội hơn để làm tốt hơn việc giới thiệu sản phẩm ẩm thực vùng miền so với các khu du lịch.
-Du lịch nông nghiệp, homestay ở Trohbu hấp dẫn vì có quy mô rộng nên có lợi thế hơn các nông hộ. Ở Trohbu người ta có thể thuê nhà nghỉ cuối tuần, cắm trại, câu cá, pic nic cùng gia đình và bạn bè, tự nấu ăn. Trẻ con có thể khám phá học hỏi, còn người lớn có thể hoài niệm về những gì vốn rất quen thuộc nhưng đã không còn có ở thành phố.
- Sự đam mê đối với lĩnh vực du lịch, sẵn sàng tham gia làm du lịch, nhiệt tình, cởi mở và phục vụ có trách nhiệm, tận tâm, hiếu khách của chủ vườn cũng chính là yếu tố đem lại sự thành công trong kinh doanh du lịch. Du khách khi lưu trú ở Trohbu có thể thấy thỏai mái như đang ở nhà và thích thú vì có nhiều cơ hội tiếp xúc với người bản địa.

* Điểm yếu và các giải pháp khắc phục:

Làm Du lịch, Trohbu do có quy mô nhỏ, mức đầu tư hạn chế, thiều chuyên nghiệp…vì vậy để phát triển, Trohbu cần khắc phục những điểm yếu để hạn chế các thách thức như
- Tích cực cho nhân viên tham gia các lớp tập huấn và trao đổi với khách có chuyên môn du lịch để nâng cao trình độ chuyên môn, các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch của nhân viên phục vụ.
- Chú ý tuyển nhân viên có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ vì khách nước ngoài thường thích du lịch nông nghiệp hơn khách trong nước.
-Tích cực tiếp thị và quảng bá sản phẩm du lịch của Trohbu với những người làm du lịch và du khách.
- Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa Trohbu với cộng đồng dân cư xung quanh và với các khu du lịch trong vùng để có thể được hỗ trợ về nhân lực phục vụ khi có các đòan khách lớn.
-Xây dựng nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp cao trong phục vụ du lịch của Trohbu.
- Đề xuất và thúc đẩy thành lập Chi hội du lịch huyện Buôn Đôn và Chi hội điểm du lịch trong Hiệp hội du lịch Đắk Lắk để giúp nhau cùng phát triển, bảo vệ bản quyền hạn chế việc sao chép sản phẩm du lịch và vấn nạn hạ giá, dành giựt khách.
- Tích cực tiếp cận các chính sách hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất thấp với các dự án du lịch sinh thái.

 

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Tin tức khác