Cây cẩm cù (Hoya carnosa) còn gọi là cây lan sáp, lan cầu lông, lan câu, lan anh đào. Nguyên sản ở nam Trung Quốc, Đông Nam Á v à châu Đại Dương, thuộc cây dây leo, cao 7m. Thân mềm, các đốt có rễ. Lá dày, hình bầu dục, đầu lá nhọn, gân bên không rõ, mọc đối. Hoa mọc nách, rủ, hoa tự hình cầu nên còn gọi là lan cầu.
Hoa màu trắng, nhụy màu đỏ nhạt, có mùi thơm, tràng hoa tựa như hoa anh đào, xếp thành hình tán, nên còn gọi là lan anh đào. Cùng chi còn có nhiều loài như cẩm cù lùn (H. belta) cẩm cù thơm (H. zyi) cẩm cù úc (H. australis), và rất nhiều biến loại như cẩm cù 3 màu, cẩm cù cuốn Cây cẩm cù ưa nhiệt độ cao, ẩm và nửa bóng, chịu rét và chịu hạn cao.
Nhân giống cây cẩm cù bằng cách giâm cành và chiết cây. Chọn cành có 2-3 đốt, hái hết lá trên mắt, phía dưới chỉ cắt 1/2 lá rồi cắm vào cát hoặc đất chậu, sau 20 ngày ra rễ. Sau khi cây sống thì trồng vào chậu. Đất chậu thường dùng là đất lá mục, than bùn và cát thô. Mỗi chậu trồng 3-4 cây. Cây lớn mỗi năm ta thay chậu 1 lần.
Khi nuôi trồng cây cẩm cù ta chú ý điều chỉnh ánh sáng, nên để nơi có bóng râm. Mùa hè nhiệt độ cao cần bảo đảm độ ẩm cao mới sin trưởng tốt, cần phun nước lên lá. Hai tháng tưới nước phân N 1 lần.
Cần hái ngọn để cho ra nhiều nhánh hái hoa héo để cho ra hoa mới. Hoa cẩm cù có lá và hoa rất đặc thù, màu thanh nhã; gần đây người ta treo trong nhà tạo nên cây cảnh đẹp. Cả cây có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Trên Cai Mon
Cẩm cù là một cây cảnh tuỵêt vời. Bên cạnh tuyệt vời ấy còn có một tuyệt vời khác mà đa số chúng ta chưa biết đến: Cẩm cù là một cây thuốc.
- Phải nói thuốc tiên!
Cách đây 10 năm, sức khỏe tôi và ba con tôi rất tốt. Từ khi sau hè nhà tôi mọc lên một xưởng làm đồ sắt, bốn mẹ con tôi bỗng dưng trở thành thân chủ triền miên của bác sĩ tai mũi họng giỏi bậc nhất thành phố.
Lúc đầu là dị ứng với môi trường do xưởng làm đồ sắt ấy gây ra. Sau thêm dị ứng với thời tiết. Mỗi khi trái gió trở trời, bốn mẹ con tôi đèo nhau đi thăm bác sĩ. Bác sĩ cười bảo: “ không phải mẹ con chị lây bệnh cho nhau đâu, mà bốn mẹ con chị là bốn cái ăng- ten, nên khi trái gió trở trời, bốn cái ăng- ten đều nhận được tín hiệu và phát bệnh cùng lúc.”
Nhiều năm liền chữa bệnh chỉ là chữa cháy. Thuốc tây đã quá lờn. Phải thay đổi thuốc liên tục, liều lượng thuốc cũng tăng cao. Tiền thuốc tuôn ra đến chóng mặt. Cái nặng nề nhất, đeo bám tôi thường xuyên nhất là những lo sợ cho tương lai: chẳng lẽ cứ uống thuốc tây mãi sao! Như vậy nào khác gì tự đầu độc mình. Rồi tiền làm sao có thể mua thuốc dài dài. Cái xưởng đồ sắt ấy của người khác tôi không thể bảo họ dẹp được. Mà tôi cũng không thể dời đi ở nơi khác được. Quả thật không có lối thoát.
Vài năm sau, con trai lớn của tôi phải đi cắt amydal. Bản thân tôi sau nhiều đợt viêm tai giữa. Sau lần bị bệnh rối loạn tiền đình. Tai phải tôi sau nhiều lần bị viêm tai giữa đã bị diếc đặc. Tôi chỉ còn nghe được ở tai bên trái. Rồi bốn mẹ con tôi vẫn tiếp tục đi thăm bác sĩ.
Cho đến một ngày, một người bạn trong hội hoa lan đến thăm vườn. Khi nhìn thấy cây cẩm cù, chị gọi là cây lưỡng tinh hoa, nói là cây thuốc, chữa viêm họng rất hay. Sau đó chị cho tôi một bản photo về cây cẩm cù do Bác sĩ Huỳnh Ngọc Tựng viết đăng trong tạp chí Thuốc và sức khõe.
Cầm tờ giấy đọc kỹ nhiều lần vẫn còn nhiều hoài nghi: thuốc tây mạnh như vậy còn chưa thấm gì, huống gì ba cái lá dài dài như cái lá mít này.
Một hôm, tôi phát bệnh. Sau ba tuần dùng thuốc tây không hết. Tôi chợt nhớ tới cây cẩm cù. “ cứ ăn thử xem sao.” Tôi tự nhủ. Tôi rửa sạch một lá cẩm cù lớn, nhấm nhấm từ từ vì tôi cảm thấy hơi ghê ghê khi ăn một chiếc lá lạ. Lá cẫm cù vị hơi đắng dễ nhai, dễ nuốt. Ba giờ sau tôi ăn thêm một lá nửa, cũng từ từ mà nhấm.
Thật bất ngờ, Sau hai lá được nhai, hai giờ sau, cảm giác bệnh thuyên giảm rõ rệt. Phấn chấn quá, tôi mong thời gian qua nhanh để tôi nhai tiếp vài lá nữa xem sao? Sau khi nhai bốn lá cẫm cù thì bệnh khỏi hẳn. Tôi bàng hoàng: Quả là thuốc tiên, quả là ngoài sự mong đợi của tôi.
Từ ngày ấy trở đi, bốn mẹ con tôi không đi thăm bác sĩ nữa. Hễ bị bệnh là ra vườn hái vài lá cẫm cù, rữa sạch, nhấm nhấm từ từ là coi như khỏi bệnh. Lá cẫm cù phải nhấm từ từ cho vị thuốc từ chiếc lá có thời gian tiếp xúc với cổ họng như ngậm kẹo. Nếu ta nhai và nuốt nhanh thì sẽ không có kết quả.
Có một lần, cổ họng tôi nhoi nhói đau, do làm việc này việc khác tôi không chú ý đến. Tối vào vườn ngủ, mới thấy cổ họng đau không nuốt được. Tôi phải xách đèn pin ra vườn, tìm hái một lá cẩm cù vào nhai. Sáng hôm sau tôi hết bệnh. Thật là thuốc quí.
Trước khi dùng lá cẩm cù, cổ họng tôi rất nhạy. Uống một ly nước đá hay ăn một chén cháo nóng là cổ họng bị viêm đỏ lên ngay, chỉ hai giờ sau là đau không nuốt được. Bây giờ tôi có thể uống nước đá từ sáng đến tối hay ăn đồ nóng bao nhiêu tùy thích. Họng tôi vẫn bình thường, không viêm đỏ. Tất nhiên nóng quá hay lạnh quá cho cơ thể là điều không tốt. Nhưng tôi muốn nói là cổ họng tôi bây giờ vẫn bình thường, không bị tác động nhạy cảm của nóng và lạnh nữa . Thỉnh thoảng tôi cũng bị đau cổ do nguyên nhân nào đó không rõ. Nhưng chỉ nhai vài lá, thậm chỉ một lá thôi là khỏi bệnh. Khi dùng thuốc tây thường phải sang ngày thừ hai mới thấy kết quả. Đặc biệt là cẩm cù chỉ sau 1 – 2 lá là biết liền.
Một hôm con trai lớn của tôi bị ngã khi đi xe máy. Cánh tay cà trên mặt đường. Từ cổ tay đến cùi chỏ, lớp da mặt bị bong ra. Lỗ chỗ nhìn đến chóng mặt. Tôi rữa sạch vết thương. Lấy ba lá cẩm cù giã nát đắp lên vết thương và băng lại. Ngày hôm sau tôi lập lại như vậy. Sau ba lần vết thương lành tốt, khô ran, không chút máu mủ, không phải băng bó nữa, thật là vui, không kể xiết. Từ ngày biết cái tuyệt vời của cẩm cù, lòng tôi nhẹ hẳn. Tôi hiểu giá trị của cây cỏ quanh mình và chú tâm tìm kiếm cây thuốc. Sau này tôi biết thêm giả hành của lan thạch hộc ( bạch câu) trị viêm họng cũng tốt như cẩm cù. Cũng ngậm nhai 3 giờ một giả hành. Nhưng thạch hộc ( bạch câu) mọc chậm không đủ dùng. Lá của cây trinh nữ hoàng cung cũng trị được viêm họng mãn.
Tôi rất cám ơn Bs Huỳnh Ngọc Tựng đã viết bài cây lưỡng tinh hoa đăng trong tạp chí Thuốc và Sức khõe. Tôi cám ơn chị Tám Hà đã cho tôi bản photo ấy. Các bạn nào đã từng bị viêm họng, viêm Amydal hành hạ hãy thử dùng lá cẩm cù sẽ thấy đời tươi vui trở lại.
Riêng tôi, mỗi khi thấy cổ họng hơi khác thường như nhoi nhói đau , húng hắng hòa thượng, nuốt vương vướng là tôi nhai ngay 1 lá cẩm cù để chận đứng bệnh, không cho bệnh nặng lên. Không phải là lạm dụng lá cẩm cù. Vì trong trường hợp bị viêm phế quản cần dùng đến 100g lá tươi. Thì nhai thường xuyên vài chiếc lá tươi không có hại gì cả giống như ta ăn rau sống vậy. Dùng lá cẩm cù không có tác dụng phụ.
Xin nói thêm. Ở Việt Nam hiện có 21 loài cẩm cù. Cẩm cù mà chúng ta dùng làm cây thuốc là Hoya carnosa. Cây có hoa hình ngôi sao có 5 cánh trắng. Bên trong có 5 cánh hoa nhỏ hơn. Chính giữa của hoa có màu đỏ.
Ghi chú: Dùng lá cẩm cù già. Lá non rất đắng, không nuốt nổi. (ST)
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook