Cẩm cù, lan sao

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 431
  • Tổng lượt truy cập 10,116,468

Fanpage facebook

Ngày đăng: 09/08/2013, 05:45 pm
Tên thường gọi: Cây cẩm cù, lan cẩm cù, cây lan sáp, lan cầu lông, lan câu, lan anh đào, lan sao.
Tên khoa học: Hoya carnosa
Hoa cẩm cù có lá và hoa rất đặc thù, màu thanh nhã, hoa thơm nên được ưa chuộng trang trí treo trong nhà tạo nên cây cảnh đẹp. Cả cây có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Cái ngộ của Cẩm cù là nó ra hoa đi, ra hoa lại trên chính cái cuống hoa. Tuy nhiên, để Cẩm cù ra hoa siêng, người ta thường ngắt đọt để cẩm cù đẻ nhánh vì các chồi hoa đều tập trung ở những dây lươn này.

Đặc điểm lan cẩm cù: lan cẩm cù là cây dây leo, cao 7m. Thân mềm, các đốt có rễ. Lá dày, hình bầu dục, đầu lá nhọn, gân bên không rõ, mọc đối. Hoa mọc nách, rủ, hoa tự hình cầu nên còn gọi là lan cầu.Hoa màu trắng, nhụy màu đỏ nhạt, có mùi thơm, tràng hoa tựa như hoa anh đào, xếp thành hình tán, nên còn gọi là lan anh đào.
Cách chăm sóc lan cẩm cù: Cây cẩm cù ưa nhiệt độ cao, ẩm và nửa bóng, chịu rét và chịu hạn cao.Khi trồng cây cẩm cù ta chú ý điều chỉnh ánh sáng, nên để nơi có bóng râm. Mùa hè nhiệt độ cao cần bảo đảm độ ẩm cao mới sin trưởng tốt, cần phun nước lên lá. Hai tháng tưới nước phân N 1 lần. Cây cẩm cù nhân giống  rất dễ dàng bằng cách giâm cành và chiết cây bằng cách nhúng cành dây lươn vào chậu chất trồng hay bọc xơ dừa quanh thân để nó ra rễ rồi cắt.

Có thể nói Cẩm cù (Hoya) là loại hoa dễ trồng, nếu không muốn nói là khá dễ. Cây không cần chăm sóc, bón phân kỹ lưỡng vẫn ra hoa đều đặn. Cây có thể trồng ngoài trời hoặc trong nhà kính. Một số loài thích ánh sáng mạnh và ít nước, số khác thì lại thích bóng râm và nhiều nước nhưng hầu hết các loài thích ánh sáng tán xạ khoảng 50-60% độ sáng trực tiếp của ánh nắng mặt trời cộng với môi trường ẩm độ cao nhưng không cần quá nhiều nước. Có thể lý do này nên Cẩm cù được gọi là Lan sao. Cẩm cù có rất nhiều đặc điểm sinh thái giống với phong lan từ nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ và chất trồng.

Chất trồng của Cẩm cù có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau nhưng phải đảm bảo độ xốp, thoáng khí và tất nhiên phải đủ dinh dưỡng. Một số chất trồng dễ kiếm như là tro trấu, xơ hay mùn dừa, gỗ mục, hỗn hợp đất trồng cây bán sẵn, gạch vụn, đá bọt, đá non, đá perlite, phân bò khô… trộn với tỷ lệ thích hợp sao cho chất trồng tơi xốp và thoáng khí. Ví dụ về hỗn hợp chất trồng có thể như sau: 50% tro trấu, 30% xơ dừa, 10% gạch vụn, 10% phân bò khô.

 

Trên đây là ảnh cái ban công Cẩm cù nhà mình nè, nó là cây lai nhập nội có sức sống rất khỏe và cho hoa bền. Rừng Dak Lak  và Buôn Đôn cũng có cơ man Cẩm cù  đẹp nhất là có những loại lá bé xíu như đồng xu hay lá hình trái tim nữa chỉ tội... hoa chóng tàn. Tuy nhiên, do có hình dáng cây đẹp và sức sống kiểu y như phong lan tức là ăn gió , uống sương nên mọi người  mê nó y như là lan vậy và lập hội nhóm yêu nó hoạt động tưng bừng. Vườn Troh Bư nhà mình giờ đã mang danh là Khu bảo tồn lan rừng nên Cẩm cù cũng thể nào thiếu được. Hihi!

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác