Trồng và chăm sóc hoa hồng

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4376
  • Tổng lượt truy cập 11,491,001

Fanpage facebook

Ngày đăng: 11/01/2017, 03:30 pm

Trồng và chăm sóc hoa hồng

Hoa hồng là một trong những loài hoa tươi được ưa chuộng nhất trên thế giới, với đặc tính hoa to vừa phải, màu sắc đẹp mắt, hương thơm dịu dàng, hoa hồng được coi là” Hoàng hậu của các loài hoa”. Hoa hồng biểu hiện cho hòa bình, tươi trẻ, là hoa của tình yêu, tình hữu nghị của niềm vui và sự tốt lành.

June 14 - 2013 (21)

Đa số giống hồng rất chịu nắng. Ánh nắng trong ngày chiếu càng nhiều giờ càng tốt. Do đó, trồng hồng nên trồng nơi thoáng đảng trong mùa nắng hồng ít bị sâu bệnh tấn công, cây rất sung sức, cho hoa nhiều và sắc hoa tươi tắn. Mùa nắng phải tưới nước đầy đủ nên tưới nhiều lần nếu không cây sẽ bị xuống sức, dẫn đến chết héo.

Hoa hồng cũng chịu mưa nhưng lượng mưa trung bình từ 1500mm-2000mm mới thích hợp. Mưa nhiều và mưa kéo dài, thì hồng càng bị nhiều loại nấm và sâu bệnh tấn công. Hoa hồng lại không chịu úng ngập, do đó trồng hồng phải khai thông mương rãnh giúp việc thoát nước hữu hiệu. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng tốt của cây hồng là từ 18-25oC. Trồng vào vùng có độ ẩm không khí cao, có mùa đông khá lạnh mới tốt.

Cây hồng cũng yếu ớt, chỉ đứng vững trước gió nhẹ (3m/s), vì vậy vào những tháng mưa to gió lớn cần phải có nhiều que chống đỡ mới được. Phải chuẩn bị giống trước khi trồng. Người ta có thể trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu. Trồng với mật độ 40-50cm/cây, trước khi trồng phải bỏ bớt lá.

May 29th. 2012 (12)

1.Đất trồng

Chọn đất bằng phẳng tơi xốp nhẹ pH 5,5-6,5 làm đất kỹ, lên luống rộng 1,2m. Phân bón lót trước khi lên luống khỏang 20-30 tấn/ chuồng mục + 400 supe lân + 500 vôi bột cho 1ha.

2.Phân bón

Sản lượng hoa càng nhiều nhu cầu phân bón càng lớn. Hoa hồng là loại cây cho hoa liên tục vì thế quá trình hút dinh dưỡng tương đối đều đặn, ít biến động đối với cả nguyên tố đa lượng và vi lượng. Mặt khác hoa hồng là cây cho hoa nhiều năm, hoa liên tục bị cắt đi nên tiêu hao một lượng lớn chất dinh dưỡng. Nếu không bổ sung kịp thời thì sinh trưỡng chậm, năng suất và chất lượng hoa kém. kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ N,P,K là 18,8,17 đối với hoa hồng có ảnh hưởng tốt tới việc tăng diện tích lá, số cành hoa, chiều dài hoa. Nhiều K có tác dụng rõ rệt:tăng số lượng và chất lượng hoa vì K tăng vận chuyển sản phẩm quang hợp, tăng khả năng tổng hợp Prôtêin và đường. Hoa hồng cần nguyên tố vi lượng, các nguyên tố này có tác dụng quan trọng trong việc duy trì sự sinh trưởng của cây mà chủ yếu xúc tác cho phản ứng của men.

Hoa hong 2013 (50)

Nhìn chung ít khi cây bị thiếu vi lượng. Nhưng nếu trồng trong chất nền không đất thì cần bón bổ sung vi lượng. Bón thêm N kích thích sự hút Zn, Fe, Ca và Mo. Ngoài ra có thể bón thêm phân hửu cơ: phân chuồng, bã đậu tương, phân bùn…kết hợp với phân vô cơ sẽ cho kết quả tốt. Đặc biệt có thể bón phân gà để tăng pH của đất.

Trồng hồng phải đảm bảo được nguồn nước tưới vì cây hồng rất cần nước, nhưng cũng từng trường hợp để việc tưới nước có hiệu quả hơn. Mùa nắng mỗi ngày nên tưới 2 lần: sáng sớm trước 9 giờ và buổi chiều trước 5 giờ. Nếu gặp ngày nắng gắt nên tưới thêm buổi trưa và phải tưới thật đẩm, nếu không đất sẽ nóng lên là cây chết. Ban đêm không nên tưới nước, vì nước đọng trên lá sẽ là cơ hội tốt cho các loài nấm mốc xâm nhập. Vào mùa mưa , chỉ tưới cho hồng trong những ngày nắng gắt, đồng thời phải có mương rảnh thoát nước tốt vì nếu để nước ngập gốc chỉ trong một buổi là cây hồng đã bị thối rễ rồi chết.

Đối với hồng trồng chậu, hàng ngày ta nên quan sát lổ thoát nước ở đáy chậu có thông hay không, nếu có sự bế tắc là phải khai thông ngay.

Summer 2013. (106)

Tuy hoa hồng không mẫn cảm với chu kỳ ánh sáng, có thể sản xuất quanh năm, nhưng trong năm có một chu kỳ ngủ nghỉ, có tác dụng tích cực đến sinh lý của cây. Bởi vì quá trình cắt hoa đối với bộ rễ cần có thời gian để bù lại dinh dưỡng, đồng thời cũng cần có thời gian để cân bằng kích tố giữa phần trên và phần dưới mặt đất. Tuy hoa được cắt quanh năm nhưng không chắc có hiệu quả kinh tế cao, căn cứ vào đặc điểm sinh lý của cây và hiệu qủa kinh tế mà người ta sản xuất. Kế hoạch sản xuất hoa hồng có thể chia làm 3 loại hình:

Phải sản xuất trong nhà kính có bảo ôn, đầu tư lớn, thiết bị phức tạp nhưng có hoa quanh năm, một năm có đến 4-5 đợt thích hợp với người chuyên trồng hoa. Sự điều tiết hoa được thực hiện bằng cách bấm ngọn và điều tiết nhiệt độ. Ngoài ra phải chú ý chọn giống thích hợp. Khi trồng trên nền đất cần chú ý cải tạo đất và phòng trừ sâu bệnh. Chi phí lao động chiếm 43,5%, chi phí quản lý 13% và chi phí phòng trừ sâu bệnh 9,8%.

Hoa hồng 2013 (2)

Giống và cây con: Cần chọn giống có tính thích ứng mạnh.

Chọn đất: đất có tầng canh tác sâu 50-100cm tơi xốp thoáng khí, pH:6-6,5. EC 0,5 đất phải được tiêu độc, trước khi trồng 2-3 ngày phải tưới đủ nước.

Chăm sóc trước khi thu hái: Vụ đông nhiệt độ không khí thấp <100C cần che nilong để tăng nhiệt độ, vụ hè cần che bớt ánh sáng, nhưng phải đảm bảo thông thoáng, pH đất 5,5-6,5; EC 0,5-1,2. Vịêc chăm sóc cần kết hợp các biện pháp bấm ngọn nhẹ, bấm ngọn đau, uốn cành, để thúc cây sinh trưởng và bồi dưởng cành mẹ, cành hoa. Thời gian bấm ngọn cuối cùng là cuối tháng 8 đầu tháng 9, mỗi cây để 5 cành mẹ, cành hoa độ cao từ 1-1,2m thì nên bấm ngọn đau.

Thích hợp với vùng vĩ độ cao và vùng đồi núi cao vĩ độ thấp, có thể dùng nhà ấm bằng cách che nilong.

Thời vụ trồng: Đối với cây ghép trồng trước tháng 3 sau khi trồng tưới nước đảm bảo nhiệt độ khỏang 150 để đảm bảo tỷ lệ sống cao sinh trưởng tốt.

Hoa hong 2013 (1)

Chăm sóc trước khi ra hoa: chủ yếu là chăm sóc bồi dưỡng cây con. Trong 4 tháng đầu không ngắt hoa, nếu cây sinh trưởng khỏe thì tháng 9 có thể hái một lần.

Sản xuất hoa vụ đông phù hợp với những nơi khí hậu ôn hòa, nhiệt độ bình quân 180C, ở những nơi này chỉ cần tăng nhiệt độ một chút là có thể có hoa chất lượng cao.

Thiết kế: Tốt nhất là trồng trong nhà kính hoặc là che phủ nilong cứng.

Chọn giống : Giống có hoa đẹp, chịu được nhiệt độ thấp, ít cành mù.

Thời vụ trồng: Trồng trước 15 tháng 3, chú ý tưới nước phân đầy đủ để cho rễ phát triển tốt, đạt tỷ lệ sống cao.

Chăm sóc trước khi hái: bảo đảm nhiệt độ 16-17oC,nhiệt độ ban ngày 25-28oC , không bấm ngọn trong quá trình sinh trưởng. Có thể dùng cách uốn cành để tăng số lá và diện tích quang hợp, chú ý cuối tháng 8 là thời gian bấm hoa cuối cùng.

Chăm sóc sau khi hái: khống chế nghiêm ngặt nhiệt độ vụ đông, ban ngày từ 13-20oC, ban đêm 16-17oC , kết hợp bón phân NO2 với nồng độ 0.1%.

Summer 2013. (97)

Tưới nước: Mùa đông mỗi tuần tưới một lần, mỗi lần 100mm3/1ha, mùa hè mỗi tuần 1-2 lần, mỗi lần 100-150mm3/1ha

Bón phân: Chủ yếu là phân nước một lần bón 45kg NPK pha với 1000m2 nước cho 1 ha

Sửa cành cắt nụ xong nên dùng hóa chất để kích cành gốc phát triển.

II. Nhân giống

1.Giâm cành

Ưu điểm: hệ số nhân giống cao cây sinh trưởng phát triển tốt, giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ, thời gian nhân giống ngắn (25-35 ngày), cây lâu bị già cỗi và thoái hóa đồng thời hòan tòan có thể sản xuất theo quy mô công nghiệp.

Hoa hong 2013 (2)

Nhân giống bằng cành giâm có thể áp dụng ở mọi thời vụ trong năm(với điều kiện đảm bảo đúng theo quy trình nhân giống), nhưng tốt nhất vẫn là ở 2 thời vụ chính: vụ xuân( từ tháng 2-4) và vụ thu ( từ tháng 8-10)

Nhà giâm hồng được thiết kế theo kiểu nhà kính, nhà lưới, dạng nhà này vừa có tác dụng che chắn (mưa, nắng, cách ly sâu bệnh), vừa có để áp dụng điều kiện mang tính chất công nghiệp cao (hệ thống phun tưới, hệ thống điều khiển ánh sáng…) Trong điều kiện chưa có khả năng làm kiểu nhà này có thể thiết kế theo kiểu nhà giâm đơn giản, nhưng là nhà có mái che và phải đảm bảo được yêu cầu về ánh sáng. Có thể sử dụng nylon hoặc tấm nhựa PE lám mái.

Lọai giá thể tốt nhất cho việc nhân giống hồng ở Việt Nam là: 2/3 trấu hun+1/3 đất đồi, nếu không có thể thay thế bằng đất phù sa hoặc cát, cát vàng.

Tất cả các lọai giá thể trên phải được sàng lọc để bỏ tạp chất, phơi khô và phải được khử trùng bằng Viben 1% trước khi đưa vào giâm. Giá thể sau khi xử lý đem đóng váo khai nhựa chuyên dụng dùng cho hồng giâm.

Dùng lọai cành bánh tẻ không quá già hoặc quá non, nhưng tốt nhất là chọn lọai cành đang mang hoa ở giai đọan sử dụng, cành có các mắt bằng hạt gạo, không nên lấy những cành có mắt mù hoặc mắt đã bật lộc. Chiều dài của đọan cành dùng để giâm từ 8-10cm trên đó có từ 2-3 mắt. Khi cắt cành cắt vát khỏang 30. Dùng dao (kéo) sắc cắt, không để vết cắt bị dập nát. Mỗi đọan cành giâm giữ lại từ 1-2 lá chét ở cuống lá phía trên.

Nếu cây nhà của nhà, nhân ít thì có thể làm cành bị thương. Kiểu như làm bị gập. Rồi để 1 vài tuần chỗ gập sẽ thành sẹo. Lúc ấy cắt ra dâm thì chỗ sẹo tỉ lệ bật rễ là rất cao. Hoặc
khoanh vỏ cây hồng như chuẩn bị chiết để tầm 1 tuần mới cắt giâm

 

Summer 2013. (77)

Xử lý thuốc thao tác giâm cành:

Hồng là lọai cây thân gỗ tương đối khó ra rễ khi giâm, vì vậy muốn kích thích cành giâm ra rễ nhanh ta dùng một trong hai lọai thuốc điều tiết sinh trưởng là IAA và NAA nồng độ từ 500-700 ppm, sau khi cắt cành xong đem nhúng vào dung dịch đã pha sẵn trong khoảng thời gian từ 3-5 giây rồi cắm vào giá thể. Cắm cành thẳng đứng vào trong khay đã được chuẩn bị sẵn (khay này được thiết kế chuyên dùng cho hồng giâm), cắm sâu 1.5-2cm.

Kỹ thuật phun tưới nước và chăm sóc cành giâm:

Phải luôn đảm bảo độ ẩm cho cây, điều kiện độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể trong 3 ngày giâm đầu đạt ở mức 95% là tốt nhất. Sau 3 ngày giâm có thể giảm độ ẩm giá thể xuống 85-90%.

Thường xuyên nhặt bỏ những cành lá úa vì những cành lá này là môi trường truyền nhiễm bệnh.

Sau khi giâm 5-10 ngày cần phun lên cành giâm một số lọai thuốc kích thích sinh trưởng và phân bón qua lá, 10 ngày sau phun lại một lần (mỗi lúc giâm phun khỏang 2 lần). Các lọai chế phẩm thường sử dụng cho cây hồng giâm là Atonik 1.8%DD-10ml/bình 8 lít, phân bón lá Thiên Nông.

Trong thời gian giâm phải theo dõi sâu bệnh trên cành giâm, có thể là tàn dư sâu bệnh từ cây mẹ hoặc có thể là sâu bệnh hại mới xuất hiện.

Bứng cây đi trồng :

Sau thời gian giâm từ 25-35 ngày cây ra rễ thì có thể mang đi trồng ngoài ruộng sản xuất. Cây giống đạt tiêu chuẩn trồng là cây có rễ ra điều xung quanh, chiều dài rễ từ 3-4cm còn giữ nguyên lá, mầm bật từ 2-4cm không có vết sâu bệnh. Khi vận chuyển cây đi trồng nên để cả khay hoặc cả nylon sao cho còn giữ nguyên bầu (bao gồm cả rễ và giá thể) đặt cây xuống và trồng.

Summer 2013. (81)

Giâm cành là cách dể làm nhất, có hệ số nhân giống cao, nhưng cần thời vụ khắc khe. Để giâm cành tốt ta chọn những cành bánh tẻ dài 20-25 cm vào mùa thu (tháng 10) hay mùa xuân (tháng 2-tháng 3). Ta sử dụng chất kích thích quá trình ra rễ NAA nồng độ 1000-2000ppm.Trước khi giâm cắt bỏ bớt lá, xử lý vào dung dịch ra rễ, sau đó giâm.

Đặc điểm của cây con loại này là không phát sinh biến dị và sức sống khỏe tạo được nhiều “mầm măng”. Mặt khác nên giâm cành vào nơi thóang mát có độ ẩm không khí cao, phải che kỹ nắng gió.

2.Chiết cành

Chiết cành có thể làm quanh năm nhưng tách vụ hoa vào mùa thu hoạch phải chiết cành làm cây chóng cỗi, ít hoa và rất dể bị nhiễm bệnh. Người ta có thể phơi nỏ đất bùn ao, ruộng hẩu, rồi tán nhỏ, trộn với nước chất kích thích ra rễ, rồi bó vào vết chiết, bọc ngoài bằng túi nilong rồi buộc chặt, hằng ngày ta nên tưới nước để giữ ẩm cho bầu đất. Khỏang vài ba tuần, chung quanh bầu đất sẽ có nhiều rễ non bắn ra. Chờ khi rễ có màu trắng ngà thì dùng dao bén cắt tiện cành này ra khỏi cây hồng mẹ để đem trồng nơi khác.

Nên tiến hành việc chiết cành khi cây hồng mẹ sung sức và nên chiết một cành mà thôi, để tránh cây mẹ khỏi mất sức.

Đây là phương pháp ưu việt nhất, thường tiến hành đối                                                             với các giống quí như hồng Đà Lạt. Đễ tiến hành ta phải sản xuất gốc ghép. Gốc ghép ta nên chọn cây có khả năng thích nghi tốt đối với điều kiện sinh thái của từng vùng.

1.Diệt cỏ dại

Môi trường sống của cây Hồng rất thích hợp với sự nảy nở của cỏ dại. Đất vừa ẩm vừa nhiều chất bổ dưỡng đã làm cho cỏ sẽ tranh dành thức ăn với cây trồng, sự tốn kém không sao tránh được .

Nếu trồng Hồng đại trà thì nên làm cỏ đúng định kì. Còn trồng trong giỏ, trong chậu thì nên nhổ hàng ngày hoặc hàng tuần. Nên lợi dụng lúc tưới nước cho hồng, tiện tay, nếu gặp cỏ dại ta nên nhổ luôn. Nếu tập được thói quen này thì công việc diệt cỏ dại trở nên nhẹ nhàng.

Summer 2013. (138)

2. Cắt tỉa:

Trồng hoa Hồng không phải chỉ để thưởng thức hoa không thôi, mà còn để ngắm vẻ đẹp của cây nữa. Cây hồng gọi là đẹp klhi thân và nhánh mập mạnh, tán lá xum xuê…

Tùy theo giống mà hoa tàn mau hay lâu.Trung bình hoa Hồng nở 4-5 ngày thi tàn. Khi hoa tàn nên dùng dao bén hay kéo để cắt bỏ. Nên cắt một đoạn dài từ hoa xuống đến 3-4 đốt lá. Khoảng 10 ngày sau khi cắt cành, nhiều tược non sẽ nhú ra và hầu hết những tược này khi trưởng thành sẽ đơm hoa. Thường mỗi cành đơm 1 đóa hoa tươi, nhưng cũng có cành trổ đến 3 hoa. Tất nhiên, trong trường hợp này đóa hoa trên cùng lớn nhất và 2 hoa phát ra từ nách lá kế dưới là hoa phụ, nhỏ hơn. Để cho điện hoa trên cùng phát triển hết mức thì ta phải hy sinh ngắt bỏ 2 hoa phụ, chất bổ dưỡng của cây sẽ dồn vào nuôi hoa chính. Khi cây Hồng ra hoa được 5-7 đợt, tức cây đã già, ta nên cắt bỏ hết các cành, chỉ chừa đoạn gốc khoảng 1 tất để cây phát ra những chồi to mới, mọc mạnh như một cây Hồng mới vậy.

II.Thu hoạch và bảo quản hoa Hồng

Muốn cắt cành Hồng để chưng hay để bán ta nên cắt vào buổi sáng tinh sương hoặc sau 5h chiều, đó là lúc khí trời mát mẻ, cành hoa đang căng tràn nhựa sống. Nhờ đó mà hoa sẽ lâu tàn. Nếu cắt hoa để bán vào buổi chợ sớm mai, thì nên cắt lúc về chiều. Cắt xong xếp hoa lại thành từng bó nhỏ, đặt thẳng đứng vào thùng nước sạch để hoa được tươi lâu. Cắt hoa để bán nên cắt khi hoa còn búp. Những hoa đã nở bung cánh sẽ bán không được giá vì hoa đó sớm tàn.

Hoa hồng 2013 (6)

Nghệ thuật cắt cành Hồng là giữ vết cắt khỏi bị giập nát. Muốn vậy phải sử dụng dao hay kéo bén và vết cắt nên vát xéo, tạo được bề mặt hút nước của cuống hoa rộng hơn, giúp hoa tươi lâu hơn.

Hoa hồng 2013 (8)

Hoa Hồng có nhiều bệnh hại do nấm, vi khuẩn, côn trùng… tác hại xuất hiện quanh năm, từ mùa mưa sang cả mùa nắng. Cũng như các giống hoa kiểng khác, cây Hồng khi đã bị sâu bệnh tấn công thì xuống sức rất nhanh và rất dễ chết. Muốn phòng ngừa sâu bệnh thì một là chọn những giống có sức kháng bệnh cao, hai là phải cải tạo đất thật kĩ trước khi trồng để tiêu diệt hết mầm mống dịch hại, ba là xịt thuốc ngừa sâu rầy theo đúng định kì, như vậy mới hy vọng ngăn ngừa được nạn sâu bệnh phá hại.

Sâu đục thân là giống sâu nhỏ nhưng khỏe, phá hại cây Hồng bằng cách đục một lổ nhỏ ở cành hay thân cây để từ lổ đó chui vào đục khoét sâu vào lõi gỗ khiến cành hay thân bị héo và chết khô. Những cành hay thân bị sâu đục thân tấn công, nếu phát giác kịp thời thì bơm xịt thuốc trừ sâu vào để giết chết, may ra cứu được cành bị hại. Nếu cành nào bị chết thì nên cắt bỏ và đem ra khỏi vùng trồng Hồng đốt bỏ.

Sâu xanh: Sâu xanh sống bám vào đọt non và nụ hoa của cây Hồng để gặm nhấm, đồng thời đẻ trứng lên đọt khiến đọt bị quăn queo, nụ hoa phát triển kém. Nên ngắt bỏ ngay những đọt non hay nụ hoa bị sâu xanh tấn công để chúng khỏi lây lan sang những cành còn lại và cả các cây chung quanh. Nếu chúng xuất hiện nhiều thì chỉ còn cách dùng những loại thuốc trừ sâu như SuprasideND hay thuốc Karate 2.5 EC để phun kắp các khu vực trồng Hồng nghi ngờ bị sâu này tấn công.

Rầy mềm: Rầy mềm hay còn gọi là rầy mềm đen vì thân nó màu đen. Lúc đầu chúng chỉ xuất hiện trên mặt lá hoa Hồng với một đốm nhỏ màu vàng sậm, nhưng sau đó lại ăn lan rộng ra khiến lá bị héo do bị hút hết nhựa. Dùng thuốc trừ rầy Kasuran để trị.

Bệnh gỉ sắt: Bệnh này thường gặp, do lọai nấm Phragmidium mucronatum gây ra cho tất cả mọi giống Hồng. Khi cây Hồng bị bệnh gỉ sắt trông chẳn khác nào cây sắp bị chết khô, vì các lá bị khô cháy ở viền lá, phần còn lại thì vàng úa, thân cũng bị mất sức nên lớn không nổi.

Sưu tầm

Summer 2013. (111)

(ST trên internet)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác