Lịch sử phát triển của giống hoa hồng
Hoa hồng là một trong những loài hoa được ưa chuộng nhất trên thế giới, với đặc tính hoa to vừa phải, màu sắc đẹp mắt, hương thơm dịu dàng, hoa hồng được coi là “Hoàng hậu của các loài hoa”. Hoa hồng biểu hiện cho hoà bình, tươi trẻ, là hoa của tình yêu, tình hữu nghị của niềm vui và sự tốt lành. Các nước sản xuất hoa hồng chính là: Hà Lan, Mỹ, Colombia, Nhật, Isarel”. Trong đó, Hà Lan là nước trồng và xuất khẩu hoa hồng lớn nhất trên thế giới. Mỹ là nước trồng hoa hồng nhiều nhưng nhập khẩu cũng nhiều. Năm 1996, Mỹ sản xuất 3,5 tỷ cành và nhập khẩu 8,3 tỷ bông. Trung Quốc là bắt đầu sản xuất hoa hồng từ những năm 50 của thế kỷ XX, Hiện nay, Quảng Đông là tỉnh trồng nhiều hoa hồng nhất, diện tích 4.320ha, sản xuất 2,96 tỷ bông; tiếp đó là các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc. Hoa chất lượng cao nhất là ở Vân Nam, đây cũng là vùng thích hợp với hoa hồng vì vùng này có vĩ độ thấp, độ cao lớn, bốn mùa mát mẻ biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm nhỏ, ánh sáng đầy đủ (tương tự Đà Lạt của Việt Nam). Lịch sử phát triển của giống hoa hồng Người ta cho rằng loài tầm xuân có từ kỷ Đệ Tam cách đây 3,5 – 7 triệu năm, chủ yếu phân bố ở các vùng đại lục ôn đới Bắc bán cầu, riêng loại ra hoa 4 mùa có khởi nguyên ở vùng á nhiệt đới. Trải qua sự biến đổi lâu dài trong tự nhiên và sự chọn lọc của con người Tầm xuân đã biến thành hoa hồng cổ đại. Theo ông Từ Thục Quyên (1992), tầm xuân có ý nghĩa quan trọng nhất trong lịch sử phát triển hoa hồng của Trung Quốc. Các tỉnh Hồ Bắc, Vân Nam, Tứ Xuyên… đều có hoa hồng dại. Các giống hoa hồng cổ đại chủ yếu là: Nguyệt nguyệt hồng (C.V. Semperflorens) Hoa hồng Tiền Nguyệt (C.V. minina) Nguyệt nguyệt phấn (C.V. Parsons Pink China) Hoa hồng xanh (C. V. Viridilora) Hoa hồng biến màu (C.v. Mutabilin) Người ta cho rằng sự lai tạp giữa tầm xuân hoa to và hoa hồng bốn mùa tạo ra giống hoa hồng thơm. Loại này có nhiều ở Vân Nam, hoa hồng thơm cũng có rất nhiều giống trong đó có những giống nổi tiếng như: Hoa hồng thơm màu phấn hồng (C. V. erubencens) Hoa hồng thơm màu vàng cam (C,v. Perdoindica) Hoa hồng thơm màu nhạt (C. V. Vohroleuca) Ở châu Âu tầm xuân chủ yếu có 2 giống: Tầm xuân Pháp và R. Canina. Cho đến thế kỷ XVIII, sản sinh ra tầm xuân bành điệp, tầm xuân trắng (Rosa alba) và trên 100 giống cổ đại. Hầu hết các loại hoa này chỉ ra hoa 1 lần trong năm và màu hoa nhạt. Năm 1768, một số giống hồng của Trung Quốc như: Nguyệt nguyệt hồng, hồng thơm vàng nhạt, hồng màu phấn hồng và hồng thơm tím mới được đưa sang Châu Âu, từ đó lai với các giống tầm xuân châu Âu sinh ra các giống Rosa Portlands, Bourbons. Khoảng năm 1837 Laffav lai giữa hoa hồng Trung Quốc với Portlands tạo ra một số giống lai (Hybird Perpetuais) có sức sinh trưởng khoẻ, cây cao to, hoa thơm, màu đỏ và phấn hồng. Nhưng các giống này chỉ ra hoa 1-2 lần trong năm. Mãi đến sau này mới tạo ra được giống ra hoa nhiều lần và tạo thành giống hoa hồng thơm. Vì vậy, người ta lấy năm 1867 là mốc để phân chia hoa hồng cổ đại và hiện đại. Poulson (Đan Mạch) tiến hành lai giữa hoa hồng thơm và Hybrid Polyanthas tạo ra giống Else Poulson rose,Miniature rose, Grandi Flora rose vào năm 1920. Năm 1958, ở Mỹ người ta đã lai tạo thành công nhiều giống tốt, cây to, tính chống chịu cao, hoa to như Queen Elizabeth. Việc tạo ra các giống chống bệnh, chống rét, đồng thời hoa to, màu đẹp, tươi lâu có mùi thơm và hoa nở tập trung…là khuynh hướng chọn tạo giống hoa hồng hiện nay. Việt Nam là một trong những vùng nguyên sản của hoa hồng nhưng phát triển chậm. Gần đây công tác giống mối được quan tâm chú ý nhưng chủ yếu vẫn là theo con đường nhập nội. Hiện nay, các giống trồng ở Việt Nam hầu hết là giống nhập từ Hà Lan, Mỹ, Pháp, Ý,Trung Quố. .. Do điều kiện đất đai, khí hậu và trình độ thâm canh khác nhau nên các giống này chưa phát huy được hết ưu thế của chúng. (ST)
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook