Trồng nắp ấm (Nepenthes) dễ hay khó?

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 1957
  • Tổng lượt truy cập 11,593,626

Fanpage facebook

Ngày đăng: 10/08/2015, 02:34 pm

Trồng nắp ấm (Nepenthes) dễ hay khó?

Cây ăn thịt là 1 loại cây kì lạ chúng biết cách thích nghi với môi trường sống ! Cây rất dễ chăm sóc ko cầu kỳ ko cần phân bón chỉ cần tưới nước mỗi ngày là cây phát triển tốt.

Sau đây là 1 số thông tin cơ bản cần biết trước khi trồng cây ăn thịt.




1. Độ ẩm:
Nắp ấm không đòi hỏi độ ẩm cao để sống, khi ẩm độ xuống rất thấp thì cây vẫn có thể sống được, nhưng lại đòi hỏi độ ẩm cao để tạo ấm. Những cái ấm của nắp ấm rất nhạy cảm với ẩm độ, nếu độ ẩm thay đổi đột ngột thì sẽ gây ra hiện tượng héo ấm hàng loạt. Ẩm độ thích hợp cho nắp ấm tạo ấm đẹp là vào khoảng 70%, nhưng nếu tập cho cây quen với môi trường, thì ẩm độ thấp cây vẫn tạo ấm but… nhỏ hon.

2. Ánh sáng:
Tuyệt đại đa số nắp ấm đều rất háo nắng, càng nhiều ánh nắng thì màu sắc của ấm càng đẹp. Cây có thể chịu được nắng chiều, thậm chí nắng gay gắt giữa trưa nếu được tập luyện cho thích nghi dần. Tuy nhiên nếu muốn giữ cho ấm đẹp được lâu thì song song với việc giữ ẩm thật tốt, ta cũng nên che bớt nắng vào giữa trưa, 70% đến 90% nắng là đủ cho cây sống khỏe và cho màu sắc đẹp.

3. Nước tưới:
Nắp ấm không đòi hỏi cao về nước tưới, có thể dùng bất cứ nước nào miễn sao ít khoáng và nghèo chất hữu cơ là được. Mình dùng nước máy tưới trực tiếp cho các cây nắp ấm trong nhà thì cây vẫn sống khỏe.

4. Tưới nước:
Vì lá cây nắp ấm rất nhiều, nên đòi hỏi khá nhiều nước. Tùy vào thời tiết, có thể tưới ngày 1 đến 2 lần. Việc ngưng tưới nước 1 vài ngày có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng là lá và ấm sẽ héo hàng loạt, tuy nhiên cây vẫn có thể phát triển trở lại khi cung cấp đủ nước trở lại.
Đối với các cây trưởng thành có thân ngầm lớn, mặc dù phần thân cành ở trên héo rụng hết, nhưng vì có thân ngầm dự trữ ở dưới, nên khi tưới nước trở lại thì phần thâm ngầm vẫn có thể đâm chồi nẩy lộc trở lại. Đó là phép màu hồi sinh thần kỳ của nắp ấm.

5. Nhiệt độ:
Khí hậu ở Sì Gòn quanh năm nóng ẩm (>30 oC), lại không có mùa đông, là điều kiện rất tốt để phát triển các cây nắp ấm vùng thấp và vùng chung gian. (Như là mirablis và thorelii)
Đối với cây nắp ấm vùng cao, mình chưa có kinh nghiệm. (Mong bạn nào có kinh nghiệm về nắp ấm vùng cao chia sẻ lại ý kiến)

6. Chất trồng:
Sơ dừa trộn với cát theo tỉ lệ 1:1 hoặc 2:1, cho kết quả rất tốt. Nhưng vì sơ dừa rất hay bị mục rã, nên các bạn phải thay đổi chất trồng hàng năm.
Chú ý: với chất trồng là sơ dừa thì tuyệt đối không được dùng phương pháp ngâm chậu trong khay nước được, vì làm như vậy sơ dừa sẽ thối rữa và bốc mùi hôi rất kinh khủng.

7. Phân bón:
Nắp ấm theo bản năng sẽ tiết mật ngọt dẫn dụ côn trùng đến, chủ yếu là kiến. Cho nên không cần thiết phải bón phân. Và đặc biệt không bao giờ được bón phân bón gốc, vì rễ cây rất nhạy cảm với phân bón, nếu bạn làm như vậy thì bạn sẽ trở thành 1 “sát thủ” thực sự đó.

Tóm lại: nắp ấm rất dễ trồng nếu chăm sóc đúng cách, cây sống hầu như hoàn toàn tự lập, việc bạn làm chỉ là tưới nước, và thưởng thức vẻ đẹp quyến rủ của những cái ấm treo lủng lẳng trong gió mỗi ngày.

Vài điều cần chú ý khi trồng cây:


Có 1 số nguyên nhân làm cho cây ko ra ấm và ấm mau héo các bạn cần chú ý:


Thứ nhất thiếu ánh sáng: cây thiếu ánh sáng sẽ ngưng ra ấm. Ta nên đem cây ra nắng.


Thứ hai chất trồng: nếu chất trồng có phân bón vào hoặc có chất dinh dương thì cây vẫn phát triển tươi tốt nhưng sẽ ko ra ấm. Ta nên thay chất trồng mới.


Thứ ba độ ẩm: nếu thiếu đổ ấm thấp ấm sẽ mau tàn. Nếu thời tiết quá nóng ta nên xịt nước phun sương vào cây và môi trường xung quanh để duy trì độ ẩm. Nhưng thường độ ẩm ở nước ta giao động từ 50-80% cho nên ko đáng lo lắm. Chú ý nước trong ấm luôn luôn phải có nước nếu không ấm sẽ mau tàn, ta nên châm thêm nước vào trong ấm khi thấy trong ấm ko có nước ( dùng nước sạch, nước mưa, nước suối)

CÁC CÂU HỎI VỀ CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

Cây bắt mồi sinh trưởng ở nơi râm mát?

Chúng không sinh sống ở nơi râm mát, âm u như ta tưởng, mà ngược lại, cây bắt mồi là loại cây ưa nhiều ánh sáng. Như các loại nắp ấm, gọng vó, cây bắt ruồi đều cần nhiều ánh sáng. Cũng có một số ít không ưa nắng gắt và sinh trưởng ở nơi râm mát, tuy nhiên chỉ chiếm một phần nhỏ.

Cần mốm ăn cho chúng không?

Cây bắt mồi có khả năng tự bắt côn trùng để lấy dinh dưỡng, thông thường ta không cần mốm ăn cho chúng. Khi trồng ngoài trời ta không cần lo về thức ăn của chúng, côn trùng thường sẽ tự tìm đến, nhưng nếu xung quanh quá ít côn trùng, ta có thể rãi một ít vỏ trái cây hoặc thức ăn có vị tanh để thu hút thêm sâu bọ. Nếu trồng trong nhà thì không nên mốm mồi vì thức ăn khi phân hủy không hết sẽ có mùi hơi tanh, ta có thể thay thế bằng việc bón phân, vừa nhanh chóng lại sạch sẽ. Không nên tự ý bón phân cho chúng vì phân bón là dao hai lưỡi nếu sử dụng không đúng liều lượng! Sẽ trình bày vấn đề này sau.

Nhân giống cây bắt mồi như thế nào?

Cũng như các loại thực vật khác, ta có thể nhân giống bằng cách gieo hạt, nhưng thông thường là nhân giống bằng cách giâm và chiết cành.

Cây bắt mồi cần lượng nắng ra sao?

Về cơ bản thì cây bắt mồi cần ánh nắng cả ngày, ta có thể để dưới ánh nắng trực tiếp, nhưng do một số loài không chịu được nóng, nên khi trồng nên che bớt ánh nắng để tránh cây bị tổn thương. Nếu trồng cây trong nhà, nên chú ý số lượng đèn và khoảng cách để đảm bảo lượng ánh sáng đủ cho chúng.

Tại sao cây bắt mồi phải “ăn” côn trùng?

Cây bắt mồi thường sống ở các vùng nghèo dinh dưỡng, chúng chỉ lấy nguồn carbon từ CO2, ngoài ra việc hấp thụ các chất dinh dưỡng là điều rất khó khăn. Để thích nghi và sinh tồn ở điều kiện như thế, chúng dần tiến hóa và phát triển các bộ phận, mà ta gọi là “bẩy” để bắt côn trùng, mục đích để lấy dinh dưỡng cung cấp cho cây.

Giá thể (chất trồng) cây bắt mồi là gì? Có đặc điểm gì?

Giá thể thích hợp trồng cây bắt mồi có các yêu cầu sau: thành phần dinh dưỡng thấp, pH thấp (5-6) và khả năng giữ ẩm cao. Giá thể thường dùng là dớn trắng, vì đạt được những yêu cầu trên, tuy nhiên giá thành lại quá cao, nên ở nước ta ít được sử dụng rộng rãi. Thay thế cho dớn trắng đó là cám dừa – một loại giá thể phổ biến ở Việt Nam, dễ tìm và rất rẻ. Nhưng tùy vào từng loại ta pha trộn giá thể có sự khác nhau. Có nhiều loại không thể trồng bằng cám dừa, cũng có nhiều loại không nên trồng bằng dớn. Đây được coi là vấn đề được tranh cãi nhiều nhất đối với dân chơi cây bắt mồi!

Giá thể trồng lâu bị mùi hôi có ảnh hưởng đến cây không?

Do điều kiện nuôi trồng ẩm ướt liên tục, nên các vi sinh vật ở điều kiện thiếu oxi sẽ sinh ra mùi hôi. Mùi hôi này có thể có hại đối với một số loại thực vật, song do môi trường sinh trưởng của cây bắt mồi bản thân là như vậy nên chúng có thể tự thích nghi, chúng ta không cần lo lắng về điều này, cũng không cần xử lí gì. Vả lại mùi hôi sẽ không thoát ra nếu ta không đào xới lên.

Tại sao phải thay chậu cho cây?

Sau một thời gian giá thể sẽ bị hoai mục, không còn thông thoáng khiến bộ rễ kém phát triển, do đó ta nên thay chậu và giá thể hàng năm để đảm bảo cho cây phát triển tốt.

Thay chậu như thế nào?

Vì rễ cây bắt mồi thường rất yếu, lúc thao tác phải nhẹ nhàng cẩn thận, tránh làm bể bầu rễ. Ta cũng không cần thiết phải gạc bỏ hết giá thể cũ mà chỉ cần cạo bỏ 1 phần ở ngoài rồi chuyển sang chậu mới (sử dụng chậu lớn hơn), sau đó bổ sung giá thể mới và dưỡng cây trong vài tuần, cây sẽ hồi sức nhanh chóng.

Cây bắt mồi cần cắt tỉa thường xuyên không?

Việc cắt tỉa rất cần thiết. Lá của các loài cây bắt mồi đều có tuổi thọ nhất định, lá cũ héo đi lá mới ra tiếp. Những lá héo úa nếu không cắt tỉa sẽ mọc lộn xộn làm mất thẩm mỹ. Do môi trường nuôi trồng cây bắt mồi luôn ẩm ướt nên càng dễ sinh ra nấm bệnh. Với cây nắp ấm, khi các ấm héo đi ta nên cắt ngay, vì ấm khô không thể phân hủy côn trùng và ngược lại, nó sẽ là nơi ứ nước và sinh ra ruồi muỗi.

Khi cây ra hoa phải làm sao?

Túy vào mục đích của bạn. Nếu muốn thụ phấn để lấy hạt thì không có gì để bàn; Còn nếu không có ý định đó, thì nên cắt hoa đi, vì mỗi lần cây ra hoa sẽ rất mất sức, khiến cây kém phát triển.

Tôi có thể tự thụ phấn và thu hoạch hạt không?

Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm trồng cây bắt mồi, tôi khuyên bạn không nên làm điều này! Đại đa số người mới chơi cây bắt mồi đều muốn nhân giống ra thật nhiều để thỏa mãn “niềm đam mê”, thực ra đó là quyết định sai lầm. Ta nên nhớ rằng các loại cây bắt mồi đều sống ở môi trường kém dinh dưỡng. Mỗi khi ra hoa, toàn cây sẽ dồn sức để nuôi vòi hoa; Khi hoa đậu trái, cây mẹ lại càng tốn hơi sức hơn để cung cấp dưỡng chất cho hạt! Nếu cây được nuôi trồng ở điều kiện tốt thì cây sẽ ra hoa kết trái. Hoặc ngược lại, có thể cây mẹ sẽ kiệt sức vì nuôi hạt, nhẹ thì có thể khựng phát triển, nặng thì có thể chết cây, lợi bất cập hại!

Nguồn : ST

 

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác