Phong thủy vườn rừng

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 440
  • Tổng lượt truy cập 10,978,582

Fanpage facebook

Ngày đăng: 22/08/2024, 11:19 am

 

Bàn về phong thủy vườn rừng
Hôm nay rảnh mình viết 1 chút về phong thủy vườn rừng, các bác có thể góp ý thêm cho mình nhé
Sau 1 t/g lăn lộn ở các nhóm thì dễ thấy là vườn của chúng ta đa số trước đây nguyên bản nó là rừng rậm tự nhiên, người ta chặt phá, đốt, tạo ra đất trống để canh tác,. Còn bây giờ chúng ta cố gắng phục hồi nó trở về trạng thái nguyên thủy theo hướng có lợi cho con người về các loại cây có thể cung cấp thực phẩm, cây chắn gió và cây tạo sinh khối.
Nhiều người nói rằng làm vườn rừng thì không cần thiết kế, cứ bỏ đấy cho các loài cây tự tái sinh và lắng nghe khu vườn phát triển 1 cách tự nhiên. Nhưng mình không cho là như vậy, nguyên việc đặt 1 ngôi nhà vào trong khu vườn rừng nó đã không còn là tự nhiên tuyệt đối nữa rồi. Và bản thân 1 khu rừng nguyên sinh, con người cũng không thể sống được ở trong đó.
Nói về ngôi nhà, bạn đã bao giờ nghĩ đến cảm giác an trú và mong muốn được ở lại, điều này rất quan trọng, nếu không có được sự an trú và khỏe mạnh, bạn sẽ không thể sống lâu trong đó được.
Mình thấy nhiều khu vườn rừng nó âm u ám chướng và ở đó lâu chắc bạn sẽ lạnh vì thừa độ ẩm, lúc nào cũng run cầm cập như sốt rét. Cây trái thì chẳng có bao nhiêu vì tầng canopy lấn át hết các tầng dưới.
Muốn sống được an yên với vườn rừng thì bạn phải để ý tới phong thủy, ngoài yếu tố phong thủy có sẵn thì bạn phải tạo ra phong thủy nữa.
Về vị trí đặt nhà, nhiều người ưa đặt ngôi nhà ở ngay lối bắt đầu vào vườn. Nhưng mình chọn vị trí trung tâm của khu vướn, như vậy việc hưởng thụ sự cân bằng âm dương sẽ được trọn vẹn hơn
Một ngôi nhà lý tưởng là phía trước mặt có lưu thủy (có nước lưu thông như sông, suối) nhưng nhất thiết nên có khoảng lùi từ 50m-100m tùy theo sông suối lớn nhỏ. Sau lưng tựa sơn, nhưng đồi núi không nên quá cao và cũng nhất định phải có khoảng lùi như đối với suối kẻo mang họa.
Bây giờ bạn tạm chia khu đất của mình thành những phần mang tính âm và những phần mang tính dương, và lý tưởng nhất là 2 phần âm dương này luôn được cân bằng. Trên mảnh đất của bạn thì bên hướng Tây nắng nhiều bạn cho nó là bên dương, ở đây bạn để cho nó phát triển đúng theo 1 khu rừng điển hình gồm tầng vượt tán (canopy) >30m , tầng dưới tán (understory) 10m-30m và tầng cây bụi (shrub) <10m ưa râm. Ta trồng nhiều cây đa tầng che ánh sáng gọi là lấy âm khắc dương
Bên hướng Đông, hướng mặt trời mọc nhưng ánh sáng vào buổi sớm mai không mạnh nên ta cho nó là hướng âm. Sau 1 đêm sương giá lạnh lẽo, để khởi động cho 1 ngày mới đầy năng lượng, bạn cần ánh sáng chiếu thẳng vào nhà nên hướng này bạn không nên trồng cây um tùm che chắn
Như vậy Ngoài khu rừng rậm Ta sẽ có một bên nữa tạm gọi là vườn sản xuất, chính nơi đây sẽ nuôi sống bạn và con cái bạn tha hồ chạy nhảy thở hít khí trời vào mỗi buổi sáng.
Bên vườn sản xuất bạn hãy chia ra các khoảng trồng rau màu, dây leo, ngô khoai sắn, lúa gạo ....để có lương thực tự túc, các loại cây ăn trái thân thấp có độ cao dưới 10m (mà thực ra đa số các cây ăn trái được con người thuần dưỡng đều chỉ nằm trong độ cao này) như vậy khu vườn của bạn có một sinh thái cân bằng và tràn ngập năng lượng tốt.
Đặc biệt trong khu vườn của bạn nên chừa 1 khoảng trống không trồng gì cả, khoảng trống này có thể là đất trống, có thể là cái ao hoặc có thể là đầm lầy. Tại sao ư? Bạn có thể gọi nó là nơi sinh hoạt chung cho tất cả các sinh vật trong khu vườn rừng của bạn đấy (Sưu tầm).

 

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác