Làm kem chống muỗi từ cây sả

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 1119
  • Tổng lượt truy cập 10,243,770

Fanpage facebook

Ngày đăng: 15/07/2015, 02:12 pm

Làm kem chống muỗi từ cây sả

Thứ Sáu, 13/06/2014 06:50 (GMT+7)


Doanh nhân Sài Gòn

Chiết xuất tinh dầu từ cây sả dùng để diệt muỗi thay cho các loại bình xịt hóa học đang bán trên thị trường, ý tưởng này của Trương Ngọc Bảo Trân (Đại học Công nghệ TP.HCM) đã đoạt giải nhì Eureka 2013. Không dừng lại ở đó, tác giả tiếp tục phát triển đề tài với ý tưởng chưng cất tinh dầu sả bằng phương pháp vi sóng để bào chế kem bôi chống muỗi.

"Hiện nay hóa học xanh đang trở thành xu hướng mới, hạn chế hóa chất, thay bằng các chất có trong tự nhiên. Xu hướng này sẽ góp phần giảm thiểu tác hại của các chất hóa học đối với môi trường. Đó cũng là quan điểm xuyên suốt trong quá trình mình thực hiện đề tài này", Trân cho biết.

Phương pháp dùng cây sả để đuổi muỗi đã được sử dụng từ lâu nhưng hiệu quả chưa cao vì người dân chưa biết cách để cây sả "phát huy nội lực". Theo Trân, các loại bình xịt đang được bày bán rất nhiều trên thị trường với đủ chủng loại, được tạo từ các hợp chất hóa học mang hương liệu. Các loại hóa chất này có tác dụng diệt muỗi trực tiếp và nhanh, dễ mua, dễ sử dụng nhưng mặt trái của nó lại ít người để ý.

Các hóa chất trong bình rất độc hại, nhất là với trẻ em, về lâu dài ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, giá thành lại cao. Cây sả rất quen thuộc với đời sống, từ xa xưa đã được người dân trồng như một cách đuổi muỗi tự nhiên. Lượng cây sả được trồng tại Việt Nam có nhiều chủng loại nhưng nhiều nhất và có nhiều tinh dầu nhất là sả Java và sả xòe.

Sả sau khi rửa sạch được cắt nhỏ, ngâm nước một ngày trước khi đem chưng cất. Cứ 300g nguyên liệu gồm thân, rễ, lá sả bỏ vào 400ml nước để chưng cất theo phương pháp lôi cuốn hơi nước. Phải dùng hơi nước không quá 100 độ C để tránh phân hủy tinh dầu. Đun hỗn hợp bằng lửa hoặc hơi nước dẫn từ nồi hơi.

Nâng dần nhiệt độ cho đến khi dung dịch sôi, tinh dầu ngưng tụ và chảy xuống bình hứng có lẫn nước. Do nhẹ hơn nước (tỷ trọng 0,9) nên tinh dầu nổi lên trên, rất dễ tách. Chỉ sau một giờ pha tinh dầu sả vào bình chứa lăng quăng, chúng kiệt sức và chết. Kết quả thử nghiệm trong "chuồng muỗi" cũng tương tự như vậy.

Đề tài của Trân thành công trước hết ở phương diện chứng minh khả năng diệt muỗi của tinh dầu sả, mở ra khả năng điều chế thuốc diệt muỗi sinh học. Nghiên cứu của Trân cũng sát với nhu cầu thực tế hiện nay trong việc ứng dụng các phương pháp sinh học trong đời sống.

Trân cho biết: "Việc sử dụng sả để diệt muỗi trong người dân mới chỉ dừng lại ở việc hun, xông hơi..., trong khi muốn chiết xuất tinh dầu sả bằng hơi nước phải có thiết bị. Lượng tinh dầu thu được vẫn còn ít nên chưa thể áp dụng rộng khắp ở các huyện, thị. Muốn chiết xuất với lượng lớn phải có quy mô công nghiệp.

Đề tài của mình chỉ là nghiên cứu để tạo tiền đề cho các nghiên cứu về sau, hướng đến sản xuất một loại chế phẩm diệt muỗi từ tinh dầu sả”. Cũng chính vì chưa hài lòng, thay vì xếp lại sau khi nghiên cứu và tham dự Eureka như phần lớn các đề tài khác, Trân tiếp tục mày mò trong phòng thí nghiệm của trường để nghiên cứu tiếp.

"Hướng mới của mình là chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp vi sóng thay vì bằng lôi cuốn hơi nước. Phương pháp này hiện đại và có nhiều ưu điểm hơn, hiệu quả thu được tốt hơn. Tinh dầu thu được sẽ không chỉ dùng diệt muỗi bằng cách như trước mà còn được nghiên cứu để bào chế thành loại kem bôi ngoài da chống muỗi".

LẠC LÂM

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác