May 24, 2016
Nhiều người hẳn giật mình và e ngại với những ý nghĩ đầu tiên khi nhắc đến loài cây này, bởi cái tên gợi ám ảnh về một loài cây dại. Tuy nhiên, hôm nay gia đình Bio sẽ khiến bạn phải bất ngờ với những thông tin lí thú sau đây về loài cây này.
LOÀI CÂY KIÊN CƯỜNG MẠNH MẼ
Loài cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này được du nhập vào các nước Châu Âu, Châu Phi vào cuối thế kỉ XVI. Ở Việt Nam, người ta thấy loài cây này ở mọi nơi, từ bờ mương bờ ruộng đến bãi đá đường tầu, bất chấp đất cằn cỗi hay tươi tốt. Do đặc tính mạnh mẽ của mình, loài cây này thường mọc theo nhóm, bám chặt chẽ với nhau, sinh trưởng nhờ sự phân tán hạt trong nhụy hoa. Nếu người làm vườn không để ý, chỉ một thời gian ngắn thôi, cây này có thể cao và phát triển che lấp các loài cây khác. Nếu bạn tinh ý trong vườn, sẽ thấy xuyến chi không bao giờ bị côn trùng xâm nhập, từ khi còn non tơ cho tới khi già cỗi vẫn nguyên hình hài như thế, Một đặc điểm thú vị nữa, thời điểm chưa đến mùa gieo hạt, cây xuyến chi giúp đất bề mặt còn lại nguyên màu, là loài cây bảo vệ cho các loại cây khác khỏi sâu bệnh.
MÓN ĂN QUEN THUỘC CỦA NGƯỜI DÂN MIỀN TRUNG
Người miền Trung thường dùng rau xuyến chi cho bữa ăn hàng ngày của mình. Bạn có thể dùng làm rau ăn, nấu canh, xào tỏi thịt bò, lợn, thịt giác bếp,...Tuy nhiên, do lúc chế biến sẽ có vị hơi nồng, nên khi nấu sẽ dùng ngọn và lá non là chính, vò qua, luộc rồi rửa lại bằng nước lã, sau đó làm các món ăn tùy thích.
TRÊN HẾT, ĐÓ LÀ BÀI THUỐC ĐẶC BIỆT TỪ THIÊN NHIÊN
Xuyến Chi thuộc họ hoa cúc (Asteraceae), trong thành phần gồm nhiều chất như Sắt, Canxi, Mg, Đồng,..Trong Y học cổ truyền xác định: Toàn cây sử dụng làm thuốc có vị đắng, nhạt, hơi the, tính mát, vào 2 kinh: can, thận, có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, tiêu độc, sát trùng.
Dưới đây là một số bài thuốc từ Cây hoa Xuyến Chi mà bạn có thể tham khảo:
- Chữa rắn cắn, mề đay nổi mẩn, bị thương, trĩ lở: Dùng lá xuyến chi 20g giã nhỏ xát và đắp vào chỗ đau, kết hợp uống thuốc sắc( cây khô 15g).
- Trị mẩn ngứa : Xuyến chi thường dùng ngoài nấu nước tắm (100–200g nấu với 4–5 lít nước) bã xát kỹ để trị mẩn ngứa. Thường chỉ dùng 1–2 lần thấy kết quả.
- Trị đau mắt đỏ : Lá tươi giã nát dùng đắp lên mi mắt khi bị đau.
- Dùng ngâm rượu trị đau răng :Hoa xuyến chi 15g ngâm với 200ml rượu ( ngâm 1 đêm ). Ngày ngậm 2 lần vào sáng tối.
- Trị bệnh đường ruột : Dùng toàn cây phơi khô chặt thành khúc, sắc uống thay trà.
Ngoài ra, trẻ con cũng thường dùng loại này để cầm máu khi bị thương, hoặc chữa viêm họng, họng sưng phát sốt.
Hẳn là bất ngờ, đúng không? Một loài cây vốn ai cũng nghĩ rằng vô dụng, thật ra lại rất hữu ích cho cuộc sống. Thiên nhiên vốn dĩ luôn công bằng như vậy. Mọi sinh vật trên thế giới này đều có những giá trị và vẻ đẹp riêng, vấn đề chỉ là cách chúng ta tìm ra những vẻ đẹp tiềm ẩn của chúng như thế nào mà thôi.(ST)
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook