Hoa Ngũ sắc có phải ...hoa Cứt lợn?

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 5015
  • Tổng lượt truy cập 11,293,830

Fanpage facebook

Ngày đăng: 11/01/2013, 10:43 am
Hoa Ngũ sắc có phải ...hoa Cứt lợn?

22:20 8 thg 9 2012

HOA  CỨT LỢN:
Là tên gọi của một loài cây dại, cây hoa Cứt lợn. Tuy nhiên nó cũng là cái tên dân dã đả gọi chung cho MỘT SỐ loài cây mọc dại, có mùi hôi. Thường gặp là:
1) Cây hoa Cứt lợn, tên khoa học là Ageratum conyzoides còn có tên gọi khác là hoắc hương kế, bạch hoa thảo, cây ngũ vị, bạch hoa hương thảo, cỏ hôi, tiêu viêm thảo nhưng cũng có khi gọi là hoa ngũ sắc.
Starr 040209-0126 Ageratum conyzoides.jpg
Là dạng cây thảo họ Cúc (Asteraceae) sống hàng năm, cao 30-50 cm, thân thẳng, phân nhánh; lá mọc đối, có lông trắng; hoa màu tím hoặc trắng. Cây thường mọc hoang ở nhiều nơi, được dùng toàn cây làm thuốc chữa viêm, điều kinh, chữa viêm mũi, viêm xoang dị ứng.
2) Cây hoa Ngũ sắc tên khoa học là Lantana camara còn có tên gọi khác là hoa tứ thời, bông ổi, thơm ổi,trâm ổi...
Loài cây bụi, họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), cành cây có gai, hoa không cuống họp thành cụm hình cầu, nhiều màu (da cam, đỏ, trắng vàng) nở quanh năm, có mùi ổi chín. Cây nhập nội nhưng do có sức sống mãnh liệt nên giờ mọc ven đường, nơi đất hoang rất nhiều như  1 loài cây hoang dại bản địa. Hiện người ta đã nhập rất nhiều giống mới có màu sắc rực rỡ nên được ưa chuộng trồng làm cảnh. Tuy nhiên, nó bị xếp vào số 100 loài cây nguy hại với môi trường vì sức lan tràn của nó có thể lấn át cây bản địa.
3) Cây Hi Thiêm tên khoa học là Siegesbeckia orientalis, còn có tên gọi khác là cỏ đĩ, cây chó đẻ.

Loài cỏ hàng năm, họ Cúc (Asteraceae), lá mọc đối. Hoa tự hình đầu, có 5 lá bắc có lông dính. Dùng nấu cao chữa tê thấp.
4) Cỏ Thiên thảo, tên khoa học là Anisomeles indica, loài cỏ hằng năm, thân vuông, lá mọc đối khía răng cưa, hoa hồng tía không cuống mọc sít nhau ở kẽ lá.

Hihi! Mình mới bị chỉnh vì gọi hoa Ngũ sắc là ...hoa Cứt lợn nên tra thử, thấy ra tùm lum bài. Cũng may là mình không đúng lắm nhưng cũng...không  sai lắm, đúng là có rất nhiều loài cây bị gọi chung bằng cái tên hoa Cứt lợn. Có bài này giải thích nghe chừng hợp lý nhất nên copy lại có chỉnh thêm 1 tí từ các bài khác đưa lên cho mọi người xem. Cơ mà, từ giờ...xin đừng ai gọi hoa Ngũ sắc là hoa Cứt lợn nhé. Thương lắm cơ!

Bình luận

  • Bạch Minh Tâm

    24/09/2014, 03:42 pm
    Hoa cứt lợn có phải là cây mố hôi ko ?
  • vu nguyen ha chi

    21/05/2017, 06:30 pm
    làm tên vậy
  • Văn Hiệp

    23/09/2017, 04:24 pm
    Cây này có trồng chuyên canh chưa bạn? mô hình trồng nó như thế nào???

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác