Hoa Dâm bụt

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 2027
  • Tổng lượt truy cập 11,593,696

Fanpage facebook

Ngày đăng: 23/01/2017, 03:14 pm

Dâm bụt (vùng ven biển Bắc Bộ gọi râm bụt; phương ngữ Nam bộ gọi là bông bụpbông lồng đèn, còn có các tên gọi khác mộc cậnchu cậnđại hồng hoaphù tangphật tang) (danh pháp hai phầnHibiscus rosa-sinensis), là loài cây bụi thường xanh thuộc họ Bông hoặc Cẩm quỳ (Malvaceae), có nguồn gốc Đông Á. Nó thường được trồng làm cây cảnh tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hoa lớn, màu đỏ sậm nhưng ít có hương. Nhiều giống, thứ, lai được tạo ra, với màu hoa khác nhau từ trắng tới vàng và cam, hồng, đỏ tươi, với cánh đơn hay cánh đôi.

Hibiscus rosa-sinensis là quốc hoa của Malaysia, với tên gọi Bunga Raya trong tiếng Mã LaiSembaruthi trong tiếng Tamil và mamdaram trong tiếng Telugu (మందారం).

Nguồn gốc tên gọi

Có một số cho rằng loài hoa này vốn có tên gốc là hoa dâng bụt (hoa để dâng lên cho Bụt, tức Phật), về sau do đọc trại mà thành dâm bụt.

Có ý kiến khác, dâm bụt nguyên tên là râm bụt, râm: che bóng, Bụt: Phật. Râm Bụt là cái lọng che Phật (vì hoa có hình dạng giống cái lọng)[1]. Nhà văn Sơn Tùng có viết tác phẩm văn học với tựa đề Hoa Râm Bụt[2].

Tên dâm bụt cũng có thể bắt đầu từ tác dụng của hoa dùng làm xổ và trụy thai.[3]

Sử dụng

Tại một số vùng của Ấn Độ, hoa dâm bụt được dùng để đánh giày, cũng như được dùng trong thờ phụng các nữthần Devi trong Ấn Độ Giáo

Tại Việt Nam, lá và hoa dâm bụt được giã nhỏ trộn với muối đắp trên mụn nhọt đang mưng mủ. Ngoài ra, vỏ rễ dâm bụt dùng để chữa xích, bạch lỵ, bạch đới khí. Dâm bụt là loài cây cảnh rất thông dụng tại Việt nam được trồng nhiều tại các khu vực ven biển do cây có biên độ sinh thái rất lớn, có khả năng chịu đựng được các điều kiện khí hậu khắc nghiệt rất cao: nắng nóng, mưa bão, đát cát...

Tại Trung Quốc, vỏ rễ cây đước dùng làm thuốc điều kinh, tẩy máu.

Tại Malaysia, cây được pha nước uống để thông tiểu tiện và chữa mẩn ngứa.

Sự tích hoa Dâm bụt:
"Truyền thuyết kể rằng, ngày xửa ngày xưa hai chị em Nađi và Naban sống với nhau trong một ngôi làng nhỏ của một vùng quê thuộc nông thôn Ấn Độ. Naban bị liệt cả hai chân. Bố mẹ mất sớm nên hai chị em thương nhau lắm. Ngày ngày Nađi bày trò chơi với em. Naban rất thích nhìn chị chạy nhảy vui đùa và ước ao có đôi chân khỏe mạnh để chơi đùa với chị. Một ngày kia, Nađi quyết định rời khỏi làng đến miền đất của những ước mơ để xin các thần ban cho Naban đôi chân. Em đi mãi, đi mãi. Đôi chân bé bỏng phồng rộp cả lên. Nhưng nghĩ tới đôi chân bị liệt của Naban, Nađi lại cố gắng nén đau đi tiếp. Đói khát đã làm em kiệt sức. Em thiếp đi dưới một gốc cây bên đường.
Sự tích hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt đỏ thắm
Lúc tỉnh dậy, em thấy một cụ già râu tóc bạc phơ ngồi cạnh. Ông cụ mặc một chiếc áo đỏ rực như mặt trời sắp lặn sau dãy núi. Nađi kể câu chuyện của mình cho cụ già nghe. Nghe xong, ông cụ đặt một bàn tay lên đầu Nađi và nói: “Ông có thể chữa lành chân cho em cháu. Nhưng khi chân Naban khỏi bệnh thì chính đôi chân của cháu sẽ không còn đi lại được nữa”. Vì thương em, Nađi gật đầu chấp nhận. Chiếc áo đỏ đã biến thành chiếc dù biết bay đưa hai ông cháu về nhà. Ông cụ chữa lành chân cho Naban, cảm động trước tình cảm của hai chị em ông không nỡ lấy mất đôi chân khỏe mạnh của Nađi. Quá vui sướng, hai chị em ôm chầm lấy nhau và nhảy múa. Ông lão mỉm cười rồi biến mất chỉ để lại chỗ mình đứng một hàng cây mát xanh. Từ những kẽ lá xanh mướt nở ra những bông hoa 5 cánh đỏ thắm. Mỗi bông hoa giống như một chiếc ô nhỏ. Hàng cây xòa cành che bóng mát cho hai em nô đùa.
Các em đặt cho cây là Dâm bụt (ví như bóng râm của bụt che chở cho hai em) vì tin rằng Bụt đã hiện lên cứu giúp các em."
Ngày nay, hoa Dâm bụt đã có mặt ở rất nhiều nơi, và trở thành một loài hoa tô điểm cho cuộc sống. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta đã lai tạo được nhiều loại hoa dâm bụt với nhiều màu sắc khác nhau.
Ở nhiều miền quê trên đất nước ta, dâm bụt được trồng thành từng dãy để làm bờ rào. nó được trồng trước cổng trường hay các bờ rào xung quanh trường,... Ờ đó ta chỉ bắt gặp được loài hoa dâm bụt màu đỏ. Xưa kia tôi thường hay cùng lũ bạn trong xóm ngắt những bông hoa này và chơi lồng đèn, nhiều khi còn hái hoa để trang trí, làm đồ hàng,...rất nhiều trò ở đó!
Sự tích hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt được trồng làm hàng rào
Hoa Dâm bụt thường nở rộ vào khoảng tháng 5-7 hàng năm. Thế nhưng ở Nghệ An, những ngày Tết, nắng ấm xua tan những ngày đông giá lạnh, sắc hoa dâm bụt đã khoe sắc trong nắng.
Và những bông hoa dâm bụt đủ màu sắc:
Sự tích hoa dâm bụt
Sự tích hoa dâm bụt
Sự tích hoa dâm bụt
Theo Wiki và Sài gòn hoa
Ghi chú: Vì dễ trồng và kiếm giống, chắc là Hoa Dâm bụt sẽ có 1 chỗ đứng vững chắc trong vườn muôn hoa Trohbu. Rồi sẽ có ngày có cả 1 bộ sưu tập các màu hoa này ở đây.

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác