“Hái nụ tầm xuân” – cách trồng tầm xuân tại nhà

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4662
  • Tổng lượt truy cập 11,293,477

Fanpage facebook

Ngày đăng: 12/01/2017, 09:26 am

 

“Hái nụ tầm xuân” – cách trồng tầm xuân tại nhà

 

Hoa tầm xuân thường được nhắc nhiều trong những ngày đầu xuân, khi mọi người ư a câu hát “bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân“, giờ đây bạn không còn phải chờ đến ngày xuân mới được trông thấy loại hoa ngát hương thơm ấy, mà bạn có thể trồng nụ tầm xuân ngay tại nhà, để nhà mình ngày nào cũng là một ngày xuân. Hãy cùng nhau tìm hiểu cách trồng tầm xuân tại nhà nhé

cách trồng tầm xuân
cách trồng tầm xuân

Cách trồng tầm xuân tại nhà

– Nhân giống bằng quả hoặc bằng cách chiết ghép thân.
– Tầm xuân thích hợp nhất với đất thịt, đất cát pha, những loại đất giàu mùn và dễ thoát nước. Có thể trồng cây nơi đất trung tính hoặc hơi chua.
– Cây ưa sáng và ưa khí hậu mát mẻ, cũng có khả năng chịu lạnh, nên trồng vào mùa xuân, nơi rộng rãi thông thoáng.
– Trồng cây gần cột trụ, cổng, hàng rào hoặc cạnh những cây thân gỗ để tầm xuân có chỗ leo bám.
– Cây không chịu được ngập úng, khi trồng thì không tưới nước, chỉ tưới cho cây ít nước vào mùa khô. Nếu tưới nhiều nước có thể khiến cây mắc bệnh thối gốc.

Thời vụ cây tầm xuân

Trồng vào tháng 2, tháng 3 âm lịch (sau Tết Nguyên đán, khi trời ấm lên là tốt nhất). Cách trồng: Chọn những cành khoẻ mạnh, tròn đều, mầm ngủ nổi rõ, cắt bỏ đoạn ngọn non và đoạn gốc già vì mầm sẽ mọc yếu. Mỗi cành chặt làm nhiều hom dài khoảng 25cm bằng dao sắc để tránh xơ xước dễ làm hom mất nước và dễ nhiễm khuẩn khi trồng. Cắm hom nghiêng 450, sâu 5cm theo hàng ngang cách nhau 50cm, cây cách cây 30cm trên mặt luống. Nén chặt gốc, ủ cỏ khô, rơm rạ và tưới đủ ẩm.

Trồng tầm xuân vào tháng 2 -3 âm lịch
Trồng tầm xuân vào tháng 2 -3 âm lịch

Cách chăm sóc cây tầm xuân

Thường xuyên làm sạch cỏ, xới xáo nhẹ bằng bay nhỏ. Hoa tầm xuân không cần bón nhiều phân, nếu bón lót đầy đủ (khoảng 100 kg/sào phân hữu cơ vi sinh) thì sau 3 tháng bón thúc cũng bằng phân hữu cơ vi sinh bằng cách rạch hàng giữa các hàng rắc phân và tưới nước. Tỉa bỏ bớt những mầm, chồi nhỏ, mỗi khóm chỉ nên giữ lại 7-8 cành dài, khoẻ nhằm nâng cao chất lượng cành hoa. Hàng tháng nên làm sạch cỏ, xới xáo và tưới thêm nước phân chuồng pha loãng cùng với kali vào tháng 9, tháng 10 giúp cho cây phân hoá mầm hoa được tốt, mầm hoa to, khoẻ. Chú ý phòng trừ sâu cuốn lá, rệp muội khi cây còn non và tránh bệnh thối gốc cho cây bằng cách không để ruộng bị úng ngập. (ST)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác