Cây trôm
Công dụng của mủ trôm:
Thành phần dinh dưỡng trong 100g mủ trôm gồm có: Kali(297,01mg), Caxi(101,06mg), Gluco(64,06mg), Magiê(43,01mg), Natri(5,27mg), Sắt(0,91mg), Kẽm(0,29mg ) và nó chứa một hàm lượng cao chất sơ hoà tan trong nước.
Công dụng: Mủ trôm chứa những thành phần tuy rất nhỏ nhưng không thể thiếu được đối với cơ thể con người và gọi là cái gì tốt nhất, đây là yếu tố khoáng chất, yếu tố vi lượng rất nhỏ nhưng nó có tác động rất lớn đến chuyển hoá toàn bộ cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, Mủ Trôm có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc gan, giảm mỡ trong gan, hỗ trợ điều trị đối với những bệnh về gan mật, mụn nhọt. Về mặc y học mủ trôm có tính chất hút nước mạnh nên có tác dụng làm trương nở, gây kích thích nhu động ruột giúp đẩy phân ra nhanh vì vậy mủ trôm được xem là một vị thuốc nhuận tràng chữa trị các bệnh về đường tiêu hoá rất hiệu quả, đặc biệt là chứng táo bón, kiết lỵ. Do có giàu chất sơ mà mủ trôm có khả năng cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì, điều hoà đường huyết ở người tiểu đường, chống vữa xơ động mạch, ổn định huyết áp, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh thiếu máu cơ tim, giãn tĩnh mạch, thuyên tắc tĩnh mạch sâu.
Ngoài ra mủ trôm còn có tác dụng làm nước giải khác giúp thanh nhiệt cơ thể, hạ sốt, trị suyễn.. Mặc khác cực kỳ hiệu quả của mủ trôm là có tác dụng định mức chuẩn tỷ lệ chất bã nhờn, giúp mau lành vết thương và liền sẹo nhanh, dùng để chữa trị các loại da nhờn và có mụn. Chống oxy hoá giúp bảo vệ tế bào thoát khỏi sự tấn công của các góc tự do của một số chất độc, làm chậm tiến trình lão hoá da, giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn da, làm săn da, cho làn da tươi sáng, khoẻ mạnh và mịn màng.
Quả cây Trôm nở bung vỏ, để lộ ra những hạt đen nhánh. Trông xa xa, người ta có thể lầm tưởng nó là con bướm.
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook