5 loài cây đuổi rắn nên trồng trong vườn nhà bạn

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4310
  • Tổng lượt truy cập 11,293,125

Fanpage facebook

Ngày đăng: 03/07/2015, 11:07 pm

5 loài cây đuổi rắn nên trồng trong vườn nhà bạn

Côn trùng và các động vật bò sát đôi khi thường gây ra những phiền phức trong ngôi nhà của bạn, ở bài trước chúng tôi đã giới thiệu 8 loại cây hoa tác dụng đuổi muỗi nên trồng trong vườn nhà bạn có nhiều tác dùng đuổi muỗi và côn trùng, hôm nay sài gon hoa xin giới thiệu 5 loài cây đuổi rắn nên trồng trong vườn nhà bạn để các bạn tham khảo

Trồng cây xanh quanh nhà vốn là việc rất tốt vì vừa mang lại bóng mát vừa có tác dụng trang trí và ý nghĩa phong thủy. Hơn nữa, nếu biết lựa chọn loại cây xanh thích hợp, bạn có thể giúp rắn tránh xa nhà mình.
Nói đến lợi ích của cây xanh, nhiều người lại nhắc về khả năng dụ hoặc xua đuổi rắn. Hầu như, vùng miền nào cũng có “lời đồn” về các thực vật có khả năng trên. Dù vậy, theo lương y Công Đức, chỉ một số loại cây mới có thể dụ hoặc xua đuổi rắn. Cây xua rắn đương nhiên sẽ rất có lợi, thế nhưng, nếu thiếu hiểu biết, trồng phải những cây có khả năng dụ rắn vào nhà thì rất nguy hiểm.

“Khắc tinh” của rắn
Việt Nam có khoảng 145 loài rắn. Trong đó có 31 loài rắn độc (18 loài trên cạn, 13 loài ở biển). Khi cắn, Nọc độc sẽ theo ống rỗng trong răng độc truyền sang người. Răng độc có thể bị gãy nhưng sẽ mọc lại sau một khoảng thời gian.

1. Cây nén

Thuộc họ hành, thường được gọi là hành tăm, hành trắng. Đây là một loại gia vị đặc biệt vì tinh dầu trong củ, lá của cây có mùi thanh và cay hơn so với hành hoặc tỏi nên khi ngửi được mùi từ xa là các loài rắn đã tìm cách lẩn tránh và không dám đến gần.

2014-11-21_165435

Vì vậy, người dân miền Trung thường trồng cây nén xung quanh nhà để “trừ” rắn, ngăn chúng bò vào nhà. Theo lương y Nguyễn Công Đức, nếu muốn dùng nén “đuổi” rắn thì nên trồng thành hàng liên tục bao quanh nhà, hàng rào hay trồng trong các chậu cây đặt trước nhà. Khi ngửi được mùi của cây nén, rắn sẽ chuyển hướng bò sang nơi khác.
2. Hoa lan tỏi

Hoa lan tỏi còn được gọi với những cái tên quen thuộc là hoa thiên lý tỏi, hoa ánh hồng, hoa bâng khuâng…

hoa-anh-hong-3

Đây là một loại cây có thân leo, hoa màu tím, thường được trồng trên cổng nhà. Chúng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, chống rôm sảy… nên là một vị thuốc an thần tốt, giúp bổ thận, bớt đi tiểu đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng… Vì lá cây này có mùi tỏi rất nồng, thậm chí nồng hơn cả tỏi nên mới được đặt tên là lan tỏi. Và cũng nhờ có mùi cay nồng khó chịu đó mà lũ rắn mới tránh xa những khu vực có trồng cây này.
3. Sắn dây
pueraria-montana-20121107071218
Sắn dây cũng là một trong số những loại thực vật có tác dụng xua đuổi rắn. Nó còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát… Nhựa tiết ra từ cây sắn dây có thể khiến rắn sợ và tránh xa.
4. Cây sả

2014-11-21_170020

Cây sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Sả được trông khắp cả nước, trong các gia đình.
5. Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ còn có tên thường gọi là lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt. là loài cây mọng nước có sức sống bền bỉ. cây chịu nóng, chịu khô hạn tốt, cũng như có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng trong thời gian dài.
2014-11-21_170258
Cây lưỡi hổ được ưa chuộng trồng nội thất vì dễ chăm sóc và bộ lá của nó rất bền, và quan trọng hơn hết là vẻ đẹp của nó.

Cây lưỡi hỗ có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, là một loài của chi Sansevieria.

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tây Phi từ Nigeria phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, bao gồm cả Nam Phi và Tanzania.

Cây Lưỡi Hổ có khả năng làm sạch không khí, cải thiện tâm trạng rất tốt. Cây Lưỡi Hổ có nhiều loại: Lưỡi Hổ vàng, Lưỡi Hổ  đỏ, Lưỡi Hổ vằn.

Cây Lưỡi Hổ  phát triển như loài cây lâu năm, không có thân, cây mọng nước dày từ 1,3-2,5 cm, lá mọc từ rễ đứng thẳng hướng lên trời. Các phiến lá đơn giản, phẳng, dài từ 30-160 cm và rộng từ 2,5-8 cm. Lá thon nhỏ ở hai đầu, có màu xanh, viền vàng, sọc ngang màu trắng. Bề mặt lá trơn tru, không có gân lá. Lưỡi hổ có hoa nhỏ, mọc thành chum màu trắng ngà.

Thuốc đuổi rắn

Ngoài việc sử dụng cây xanh, nếu muốn xua đuổi rắn ra khỏi khu vực sinh sống, hoặc để rắn không lại gần mình, người dân có thể chế thuốc để đuổi rắn bằng cách lấy 10 củ nén giã nhỏ trộn với 5g hùng hoàng hoặc dùng 1 củ tỏi, 10 nhánh hành hương và một ít thuốc lá sợi, giã nhỏ, đựng vào một túi vải, đeo bên mình. Mùi dược liệu bốc ra sẽ làm rắn tránh xa. (ST)

 

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác