Đặc điểm kiến trúc truyền thống trong buôn làng xứ Thượng

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4682
  • Tổng lượt truy cập 11,491,307

Fanpage facebook

Ngày đăng: 21/02/2013, 04:00 pm

Đặc điểm kiến trúc truyền thống trong buôn làng xứ Thượng

Ðược coi là miền đất của “các cao nguyên xếp tầng”, Tây Nguyên chất chứa trong lòng mình khối di sản, di tích văn hóa phong phú và độc đáo. Ðó là mảnh đất của văn hóa rừng, văn hóa nương rẫy, văn hóa cồng chiêng, văn hóa trường ca và các chiến binh người Thượng; vùng đất của văn hóa cafe và hạt tiêu , vùng đất của nghệ thuật điêu khắc gỗ thấm đẫm tính nhân bản và triết lý cuộc đời… và cũng là vùng đất có nhiều biến động to lớn về chính trị, nhưng ít ai biết tới.

Tây Nguyên được coi là “mái nhà”, có vị trí khống chế đối với cả vùng Nam Ðông Dương “với dòng chảy con người tạo nên một khu vực nhân văn rất phong phú, là nơi sinh tụ lâu đời của nhiều dân tộc thiểu số thuộc hai ngữ hệ Môn-Khơme và Malayo-Pôlinêdiêng, chủ nhân của những nền văn hóa độc đáo và đặc sắc” -Tây Nguyên là vùng đất có nhiều biến động ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị xã hội, nhưng không mấy ai biết đến. Trong những năm gần đây, nhiều dân cư đổ về Tây Nguyên, vì thế vùng đất này được coi là “vùng giãn dân của cả nước”.

Trong phạm vi của bài viết này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá kiến trúc nhà ở truyền thống đồng bào dân tộc Tây Nguyên tại 4 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, ÐăkLăk, Lâm Ðồng) với các dân tộc Êđê, Xơđăng, Mnông, Mạ, Cơho, Churu, Giẻ triêng, Bana, Giarai. Từ đó rút ra một vài đặc điểm trong kiến trúc Tây Nguyên.

Kết cấu gầm sàn

Tên gọi và phân bố cư trú

Buôn, bon là từ dùng phổ thông để chỉ một địa điểm cư trú như làng của người Việt (buôn làng, bon làng); ngoài ra mỗi dân tộc còn có tên gọi theo thổ ngữ: pley, plơi, palây, đê, sruk. Tơ ring/Kring là tên gọi chung của đồng bào Thượng để chỉ một khu vực cư trú rộng. Buôn làng người Thượng bao giờ cũng được định vị hợp lý theo tập quán cổ truyền đều có nguyên tắc chung là gần nguồn nước sạch, cao ráo, thoáng đãng. Nước – yếu tố “âm”-  biểu tượng cho người phụ nữ (mẫu hệ). Phân bố cư trú của các tộc người theo đặc điểm địa hình, chủ yếu là 2 dạng:

* Khu vực cư trú ở những nơi có nhiều rừng, tập trung ở vùng cao, vùng xa và hẻo lánh: bắc Tây Nguyên (Giẻ triêng, Xơ đăng); tây nam Ðăk Lăk: nhóm Mnông, Mạ, Chil (Lâm Ðồng)..
* Khu cư trú ở vùng thấp: gồm các địa hình cao nguyên, thung lũng, các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải nơi cư trú của đồng bào Gia rai, Êđê, Bana, Cơho.

Các thành phần kiến trúc truyền thống trong buôn làng

Làng có chiều hướng bố cục thoi dần về phía nguồn nước: Ðường vào > cổng làng > đường làng nhà Rông > nhà sàn > nhà kho >ruộng > sông và một số thành phần kiến trúc phụ trợ khác.

* Nhà Rông, nhà cộng đồng được coi là sản phẩm kiến trúc truyền thống biểu tượng cho giá trị của làng, còn kỹ thuật cất dựng đến trang trí đều thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ dân gian. Ngày nay, đồng bào gọi ngôi nhà công cộng, nhà Rông là nhà cộng đồng (community house) bởi các bon đã trở thành các làng văn hóa.
* Nhà ở: nhà sàn dài, nhà sàn ngắn, nhà trệt (nhà đất). Có dân tộc sống ở cả 3 dạng nhà này, cũng có dân tộc chỉ ở 1 hoặc 2 dạng. Cách sinh sống này còn phụ thuộc vào các nhóm khác nhau của mỗi tộc người. Mỗi làng có từ 10 đến vài chục nóc nhà. Xu hướng ngày nay, các tộc người ưa sinh sống trong những nhà sàn ngắn/nhỏ (gia đình nhỏ), một số vẫn thích ở nhà đất. Dạng nhà nửa sàn nửa đất (X đăng) ít gặp ở Tây Nguyên.

Nhà Rông Giẻ triêng (làng Nú Vai, h.ĐăkKley, t.Kon Tum)

Bến nước người Gia rai

Làng bố cục tự do (Bana)

Liên kết cột, đà dọc và đà ngang

Không thể thiếu các thành phần phụ trợ làm phong phú, sinh động và hài hòa cảnh quan buôn làng xứ Thượng như: cổng làng, hàng rào, nhà mồ, nhà cúng, nghĩa địa, kho thóc, lều, chòi trên rẫy, bến nước, suối, rừng, đất canh tác

Các dạng bố cục buôn làng

Tùy từng vùng, từng tộc người, với tập quán khác nhau tạo nên bố cục làng truyền thống người Thượng.

Các dạng mô hình làng mới : Làng phòng thủ; làng kháng chiến (phát huy tác dụng trong kháng chiến); làng kinh tế mới, làng tái định cư, làng văn hóa (thời kỳ đổi mới và hội nhập).

Hướng làng : hướng Nam được lựa chọn để xây dựng nhiều; hướng Ðông có ý nghĩa tốt cho sự sống; hướng Tây không tốt nên là vị trí đặt nghĩa địa. Nếu ở những khu vực sông suối nhà phân bố dọc theo chiều của dòng chảy; nếu ở sườn đồi thì nhà phân bố hàng ngang triền dốc và quay mặt xuống phía dưới; những chỗ bằng phẳng thì những căn nhà rìa ngoài thường mở cửa chính hướng vào trong làng…vv. Có những làng chỉ gồm 1 hay 2-3 nóc cạnh nhau (Mạ, Giẻ chiêng)

TT Không gian Chức năng Kỹ thuật tạo liên kết
1 Gầm sàn Chăn nuôi, chứa củi, đồ đạc Cao 0,40-1,5m.Chân cột hoặc kê chân tảng
(đá, bê tông)
2 Thân nhà  (Từ mặt sàn đến lưng chừng mái) sàn hiên vách hệ cột bộ khung Sàn: ở, sinh họat
Hiên: có mái che, lối vào chính
Vách/bao che: bao toàn bộ phần kết cấu bên trong thên nhà
Sàn: dầm ngang (gỗ) > dầm dọc (gỗ,tre) > phên
lót (tre,lồ ô) >  ván sàn
Hiên/sân trước/sàn ngoài: làm b”ng ván gỗ ghép lại. Cột hiên.
Vách/bao che (tre, nứa, lồ ô): thượng thách hạ thu. Ðược định vị bởi 4 thành giếng ở góc. 4 góc có mộng khớp với nhau, có tác dụng liên kết khung sàn, khung nhà, định vị các thanh dầm
ngang, dọc. Các phên trê có nẹp ngang, nẹp dọc bằng ống tre.
3 Mái (từ lưng chừng mái trở lên) Không gian thần linh, nơi định vị bàn thờ.
Bao che toàn bộ phần kết cấu và thân nhà.
Lợp tranh, ngói
Kết cấu tam giác gồm: đà ngang > cột hiên > xà dọc (giằng mái). Không cách giữa các kèo 1m, rui 0,60m.
Ðộ dốc: 450.. Thanh chống chéo định vị độ rộng và dốc của mái.
Nóc mái (xà nóc) và các kèo có liên kết ngàm hoặc ngoàm.
Nẹp gỗ ở đầu hồi mái

 

Bố cục, cấu trúc không gian và vật liệu

Nhà sàn là đặc trưng văn hoá, kiến trúc của đồng bào xứ Thượng. Ngôi nhà sàn có những đặc trưng riêng của từng dân tộc, từng vùng nhưng cũng mang đặc trưng chung của cả vùng/khu vực. Những điểm chung và riêng này được thể hiện từ hình thức nhà, tập tục liên quan, kỹ thuật xây dựng, kết cấu. Ðiểm chung trong phân chia chức năng không gian ngôi nhà ở chỗ đó là ngôi nhà đa chức năng, sử dụng không gian sinh hoạt nhiều tầng.

Kết cấu mái khum vòm

Trang trí “sừng trâu” nội thất nhà Rông Bana

Trang trí “mặt trời” đầu hồi nhà sàn Êđê

Trang trí “rau rớn”, “sừng trâu”, “quả trám” trên nóc nhà Rông Bana

Thảo mộc là thứ vật liệu được sử dụng nhiều nhất bởi nó dễ tìm thấy ở trong rừng: gỗ (cà chít, cẩm lai, cămxe), tre, nứa, lồ ô, gianh và các loại; dây buộc, cỏ tranh hoặc một số loại lá khác để lợp nhà. Ðồng bào hạn chế sử dụng gỗ, sử dụng tối đa tre và lồ ô vì nhu cầu “tạm” của ngôi nhà trong điều kiện du canh, du cư.

Ngày nay, ngôi nhà của đồngbào đã chuyển từ nhà sàn xuống nhà đất (theo kiến trúc của người Kinh): loại nhà trệt bình dân và nhà biệt thự mái bằng vật liệu hiện đại.

Nghệ thuật trang trí chạm khắc và các biểu tượng

Ðiêu khắc gỗ là một nghệ thuật độc đáo và nổi bật của các vùng Tây Nguyên được hâm mộ và ca ngợi nhất. Ðó là sự kết hợp giữa trang trí và hội hoạ… đều phản ánh tinh thần mẫu hệ. Tộc người ở mỗi vùng Tây Nguyên có phong cách trang trí khác nhau, có thể chia thành 2 nhánh: trang trí ở các dân tộc bắc Tây Nguyên và trang trí ở các dân tộc nam Tây Nguyên. Nhưng nhìn chung, các trang trí này từ dạng đơn giản (khắc chìm trên thân nỏ, cán rìu, chuôi dao, ống đựng tên, tẩu thuốc) đến phức tạp hơn là trên cột nhà, cầu thang, mái nhà, hiên, quá giang, nhà mồ).

Tạ Hoàng Vân, Vũ Ðình Thành, Nguyễn Minh Ðức và các cộng sự

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác